Tháng: Tháng Một 2019
Thị trường rộng mở với doanh nghiệp dệt may
Thị trường rộng mở với doanh nghiệp dệt may
Với việc Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) có hiệu lực vào tháng 1/2019, giới chuyên gia kỳ vọng, đơn hàng từ các quốc gia thành viên CPTPP như Canada, Australia, New Zealand sẽ gia tăng tại Việt Nam nhằm hưởng lợi từ các ưu đãi thuế quan, cũng như tránh các rủi ro xuất phát từ căng thẳng thương mại Mỹ – Trung.
Bên cạnh CPTPP, Việt Nam cũng sắp ký kết Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA). Hiện tại, EU là thị trường lớn thứ 2 của dệt may Việt Nam, chỉ sau Mỹ và có mức tăng trưởng ổn định (7 – 10%/năm). Khi EVFTA có hiệu lực, thuế xuất nhập khẩu hàng may mặc xuất xứ Việt Nam sẽ giảm từ 12% xuống 0%. Với lợi thế này, ngành dệt may kỳ vọng có thể gia tăng thị phần so với mức khiêm tốn hiện tại chỉ 2 – 3%.
Theo báo cáo tổng kết của Hiệp hội Dệt may Việt Nam, năm 2018, tổng kim ngạch xuất khẩu toàn ngành đạt hơn 36 tỷ USD, tăng hơn 16% so với năm 2017 và được đánh giá là năm xuất khẩu thành công nhất của ngành dệt may trong nhiều năm trở lại đây. Bên cạnh đó, đối với các dự án đầu tư, theo thống kê sơ bộ, năm 2018 có khoảng 146 dự án nước ngoài đầu tư vào ngành dệt may Việt Nam với số vốn đăng ký đạt hơn 17 tỷ USD.
Tại buổi tổng kết hoạt động sản xuất kinh doanh toàn ngành, ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp hội cho biết, tình hình đơn hàng cho năm 2019 có tín hiệu khả quan, nhiều doanh nghiệp đã có đơn hàng cho 6 tháng đầu năm, thậm chí cả năm 2019. Sản phẩm có khả năng cạnh tranh cao và dần hoàn chỉnh chuỗi cung ứng dệt may (do dòng vốn đầu tư vào công nghiệp dệt nhuộm và nguyên phụ liệu đang tăng lên), thời điểm thực thi các hiệp định thương mại thế hệ mới sắp đến là những yếu tố tích cực cho hoạt động sản xuất – kinh doanh của ngành dệt may Việt Nam năm 2019.
Trong bối cảnh này, CTCP Sợi Thế Kỷ (STK) cho biết, Công ty sẽ đưa giai đoạn mở rộng Nhà máy Trảng Bảng 5 đi vào hoạt động, nâng công suất thêm 5%. Đồng thời chuẩn bị kế hoạch cho dự án đầu tư nhà máy mới với công suất dự kiến gấp 2 – 3 lần công suất hiện tại, có thể tự cung ứng hạt nhựa.
Về cơ cấu sản phẩm, nhằm bắt kịp xu hướng thời “thời trang xanh” của các thương hiệu lớn như Adidas, Puma…, STK sẽ tăng tỷ trọng các mặt hàng có giá trị gia tăng như sợi tái chế, các sợi có tính năng đặc biệt khác. Hiện đơn hàng đã đặt đến tháng 4/2019 và Công ty vẫn giữ lại số lượng hàng nhất định để bán hàng tháng, bởi tập quán kinh doanh trong ngành sợi là điều chỉnh giá hàng tháng theo giá nguyên vật liệu.
Trong khi đó, ông Bùi Việt Quang, Tổng giám đốc CTCP May Sông Hồng (MSH) cho biết, MSH sẽ mở rộng năng lực sản xuất thông qua việc đầu tư thêm cơ sở sản xuất quy mô 3.000 lao động theo “tiêu chuẩn Xanh” tại Nam Định, qua đó nâng tổng công suất toàn Công ty thêm 30% từ năm 2020 và hướng đến mục tiêu 5.000 tỷ đồng doanh thu. Hiện tại, MSH đang có 160 chuyền may, sản lượng xuất khẩu trung bình hàng năm đạt 60 triệu sản phẩm.
Tương tự, tại CTCP Đầu tư và phát triển TDT (TDT), ông Nguyễn Việt Thắng, Phó chủ tịch Hội đồng quản trị TDT cho biết, tháng 11/2018, Công ty đã ký kết hợp đồng cung ứng sản phẩm may mặc theo hình thức FOB (mảng có tỷ suất sinh lời cao) xuất đi thị trường Hoa Kỳ với trị giá xấp xỉ 1,2 triệu USD. Hợp đồng được ký kết với đối tác mới của TDT là Premier Exim USA Inc – nhà nhập khẩu sản phẩm may mặc cho các thương hiệu lớn của Mỹ như: Walmart, Kohl’s, Target, Costco. Dự kiến, trong năm 2019, khách hàng này mong muốn đặt các đơn hàng với TDT có tổng giá trị từ 5 – 10 triệu USD.
Bên cạnh đó, Công ty cũng đang trong quá trình đàm phán và ký kết thỏa thuận hợp tác với Tập đoàn SAE-A, một trong các tập đoàn lớn nhất của Hàn Quốc về may mặc. Việc phát triển thêm các khách hàng lớn đã giúp Công ty có đủ đơn hàng cho các dự án mới khi đi vào hoạt động từ quý III/2019.
Với CTCP Sản xuất thương mại May Sài Gòn (GMC), năm 2018, điều đặc biệt là đơn đặt hàng của Công ty đã tăng lên nhiều, nhà máy gần như chạy hết công suất ngay từ những quý đầu năm, không nhận thêm đơn hàng mới. Thậm chí, có khách hàng lâu năm muốn gia tăng đơn hàng khoảng 20% nhưng GMC phải cân nhắc về yếu tố nguồn lực trong ngắn và dài hạn.
https://tinnhanhchungkhoan.vn/thuong-truong/thi-truong-rong-mo-voi-doanh-nghiep-det-may-253612.html
Doanh nghiệp phía Nam nắm bắt cơ hội từ CPTPP
Doanh nghiệp phía Nam nắm bắt cơ hội từ CPTPP
Chia sẻ với phóng viên Báo Công Thương, ông Vũ Đức Giang – Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam khẳng định, CPTPP có hiệu lực sẽ có cơ hội ở nhiều thị trường mới. Diễn biến gần nhất trong quý III và quý IV/2018 cho thấy nhiều nhà nhập khẩu Úc, Canada, New Zealand đã đến với Việt Nam. Hay với thị trường Nhật Bản dù chúng ta đã thuận lợi khi ký VJFTA nhưng chúng ta đang có giải pháp nhằm chiếm lĩnh thị trường này khi CPTPP có hiệu lực.
Từ cơ hội này, theo Hội dệt May thêu đan TP. Hồ Chí Minh, các DN của thành phố đã có sự chuẩn bị và phấn khởi thực hiện kế hoạch sản xuất xuất khẩu ngay từ đầu năm 2019… Cụ thể, Tổng công ty 28 đã đàm phán và ký xong đơn hàng cho 6 tháng đầu năm 2019 thậm chí cả năm 2019. Hay Tổng công ty CP Phong Phú đã có sự chuẩn bị kỹ cho việc mở rộng thị phần tại thị trường Nhật Bản còn Công ty CP Sợi Thế Kỷ cũng đang tiếp tục với kế hoạch đẩy mạnh các mặt hàng sợi sang thị trường này…
Cùng với dệt may, các DN ngành thủy sản như Vĩnh Hoàn, Minh Phú, Hùng Vương… đều đã chuẩn bị từ rất lâu cho việc chinh phục các thị trường trong khối CPTPP. Ông Trương Đình Hòe – Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) – cho biết, xác định khi thuế xuất giảm sẽ giúp sản phẩm thủy sản tăng cơ hội nhưng cũng đồng nghĩa với việc phải cạnh tranh gay gắt hơn với các nước xuất khẩu khác, do đó VASEP đang khuyến cáo các DN phải đáp ứng nghiêm ngặt các tiêu chuẩn từ an toàn vệ sinh thực phẩm, nâng cao chất lượng hàng hóa cho tới việc đánh bắt hải sản hợp pháp.
Ông Chu Tiến Dũng – Chủ tịch Hiệp hội DN TP. Hồ Chí Minh – cho hay, cộng đồng DN tham gia CPTPP đồng nghĩa với việc cạnh tranh sẽ diễn ra quyết liệt không chỉ ở thị trường các nước tham gia hiệp định mà ngay tại thị trường trong nước trên cả ba cấp độ sản phẩm, DN và quốc gia. Điều này đang tạo ra sức ép trong bối cảnh năng lực cạnh tranh quốc gia và của DN còn nhiều hạn chế, đó là trình độ phát triển của nước ta được xem là thấp nhất trong khối CPTPP…
Theo ông Phạm Bình An, Giám đốc Trung tâm hỗ trợ hội nhập quốc tế – TP. Hồ Chí Minh, để tận dụng các cơ hội DN rất cần nắm bắt được các thông tin cụ thể từ hiệp định. Cụ thể, DN muốn được hưởng các ưu đãi về thuế khi xuất khẩu vào 10 nước tham gia CPTPP thì ngay từ bây giờ phải nhanh chóng chuẩn bị những điều kiện để có thể đáp ứng các yêu cầu về xuất xứ hàng hóa. Cụ thể như hàng dệt may phải đảm bảo tỷ lệ nội địa hóa từ khâu sợi, còn nếu nhập khẩu nguyên liệu thì phải từ các nước trong khối…
Còn ông Võ Tân Thành – Phó Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam – nêu ý kiến, cộng đồng DN cần phải chủ động thay đổi tư duy quản lý và kinh doanh, xây dựng chiến lược bài bản. Đẩy mạnh việc nâng cấp các yêu cầu bảo vệ sở hữu trí tuệ, cũng như năng lực thể chế để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của Việt Nam trong quá trình tham gia CPTPP. Việc cải cách môi trường kinh doanh tại Việt Nam càng phải nỗ lực mạnh mẽ hơn nữa để tạo sức bật cho phát triển.
Có thể thấy trong suốt 10 năm qua, Chính phủ, cộng đồng DN đã chuẩn bị cho việc tham gia vào hiệp định thương mại quan trọng này. Sự chuẩn bị về mặt thể chế, cải thiện môi trường đầu tư để khai thác tốt nhất lợi thế so sánh cũng đã và đang được thực hiện tích cực.
Một số thị trường lớn của Việt Nam trong CPTPP sẽ xóa bỏ thuế ngay khi hiệp định có hiệu lực là Canada gần 95% các dòng thuế, Nhật Bản 86%, Úc 93%, Chile 95,1%.
Thảo – Dương
https://baomoi.com/doanh-nghiep-phia-nam-nam-bat-co-hoi-tu-cptpp/c/29276774.epi
Nghị quyết HĐQT thông qua ngày đăng ký cuối cùng số 04-2019 ngày 07/01/2019
Nghị quyết HĐQT thông qua ngày đăng ký cuối cùng số 04-2019 ngày 07/01/2019
Thông báo phát hành cổ phiếu ra công chúng số 03-19 ngày 07/01/2019
Thông báo phát hành cổ phiếu ra công chúng số 03-19 ngày 07/01/2019
Nghị quyết HĐQT thông qua ngày đăng ký cuối cùng số 04-2019 ngày 07/01/2019
Nghị quyết HĐQT thông qua ngày đăng ký cuối cùng số 04-2019 ngày 07/01/2019
Doanh nghiệp dệt may lạc quan về triển vọng 2019
(NDH) Nhận định cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung và các FTA sẽ đem lại nhiều cơ hội cho ngành dệt may, các doanh nghiệp đề ra chiến lược mở rộng và kế hoạch kinh doanh 2019 tăng trưởng so với kế hoạch 2018.
Ông Đặng Triệu Hòa, Chủ tịch HĐQT CTCP Sợi Thế Kỷ (HoSE: STK) nhận định ngành dệt may Việt Nam nói chung sẽ có nhiều thuận lợi trong năm 2019 nhờ vào việc CPTPP chính thức có hiệu lực từ ngày 30/12/2018. Các đơn hàng từ các quốc gia thành viên CPTPP như Canada, Australia, New Zealand đổ vào Việt Nam sẽ tăng lên nhằm hưởng các ưu đãi thuế quan. Đồng thời, do lo ngại chiến tranh thương mại giữa Mỹ-Trung nên các nhà nhập khẩu Mỹ cũng đang và sẽ chuyển bớt đơn hàng từ Trung Quốc sang Việt Nam.
Ngoài ra, ngành dệt may còn có cơ hội từ thị trường EU nếu EVFTA được chính thức ký kết và thông qua vào năm 2019. Khi EVFTA có hiệu lực, EU sẽ cắt giảm thuế xuất nhập khẩu hàng may mặc xuất xứ Việt Nam từ 12% xuống 0%. Nhờ vậy, các doanh nghiệp may mặc của Việt Nam có thể mong đợi tăng thị phần (hiện đang ở mức khiêm tốn 2%-3%) lên mức cao hơn khi EVFTA có hiệu lực.
Ông Đặng Triệu Hòa, Chủ tịch STK (ảnh: Báo Đầu tư)
Các doanh nghiệp sản xuất sợi như Sợi Thế Kỷ sẽ được hưởng lợi gián tiếp từ nhu cầu sợi trong nước tăng để cung ứng nguyên liệu cho hàng may mặc xuất khẩu (do yêu cầu về nguyên tắc xuất xứ để hưởng ưu đãi thuế quan theo CPTPP là từ sợi trở đi và đối với EVFTA là từ vải trở đi). Ngoài ra, các doanh nghiệp Việt Nam còn có thể xuất khẩu sợi trực tiếp sang Mexico (hưởng ưu đãi thuế quan theo CPTPP), sang Mỹ (mặt hàng cùng loại của Trung Quốc phải chịu mức thuế 25% áp bổ sung do chiến tranh thương mại và đang có nguy cơ bị đánh thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp) và sang một số quốc gia châu Âu như Tây Ban Nha, Ba Lan, Séc (hưởng ưu đãi thuế quan theo EVFTA).
Tuy nhiên, ngành dệt may sẽ phải đối mặt với khó khăn là phụ thuộc quá lớn vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu (vải và phụ liệu), đặc biệt là từ Trung Quốc, đây là khó khăn lớn nhất. Điều này sẽ cản trở việc đáp ứng các yêu cầu về xuất xứ để được hưởng ưu đãi thuế theo CPTPP và EVFTA. Ngoài ra, việc phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu từ Trung Quốc cũng có thể khiến Chính phủ Mỹ chú ý và có động thái bất lợi đối với hàng hóa có nguồn gốc từ Việt nam.
Mặt khác, theo dự báo của quỹ tiền tệ thế giới IMF, tỷ giá USD/VND sẽ tiếp tục tăng lên trong năm 2019. Với bản thân STK nhờ nguồn doanh thu bằng USD dồi dào mà có đủ nguồn ngoại tệ để nhập khẩu nguyên vật liệu và trả nợ vay có gốc ngoại tệ. Để hạn chế tác động của tỷ giá đối với việc trích lập dự phòng lỗ tỷ giá chưa thực hiện do đánh giá các khoản vay ngoại tệ cuối kỳ, công ty sẽ giám sát chặt chẽ các biến động tỷ giá và dòng tiền để chủ động trả bớt nợ vay trước hạn.
Trước những dự báo đó, ông Hòa cho biết trong năm 2019, công ty sẽ đẩy mạnh khai thác thị trường nội địa, tận dụng cơ hội từ xu hướng dịch chuyển chuỗi cung ứng dệt-may vào Việt Nam và những lợi ích từ các FTA mang lại. Bên cạnh đó, công ty cũng tiếp tục phát triển các thị trường như Nhật Bản, Mexico, Indonesia… để tận dụng những ưu đãi thuế suất. Có thể nói năm 2019 sẽ là thời gian công ty tập trung nâng cao chất lượng và tối đa hóa biên lợi nhuận dựa trên công suất nhà máy hiện hữu. Ngoài ra, công ty cũng đang chuẩn bị kế hoạch cho dự án đầu tư một nhà máy mới với công suất dự kiến gấp 2-3 lần công suất hiện tại và có thể tự cung ứng hạt nhựa cho nhà máy hiện tại.
Về sản phẩm, công ty vẫn hướng mũi nhọn vào sản phẩm sợi tái chế từ đó giúp cải thiện biên lợi nhuận. Tỷ lệ sợi tái chế trên doanh thu năm 2018 của công ty đạt trên 14% và đặt mục tiêu nâng tỷ trọng lên 20% cho năm 2019 và 30% cho năm 2020 nhằm đáp ứng xu hướng tiêu dùng xanh (green fashion) và sản xuất bền vững của các nhãn hàng thời trang lớn như Nike, Adidas, H&M, Puma.
Với CTCP May Sông Hồng (HoSE: MSH), ông Bùi Việt Quang – Tổng giám đốc chia sẻ qua cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung, May Sông Hồng nhận được nhiều đơn hàng mới từ cuộc dịch chuyển khỏi thị trường Trung Quốc và đơn vị sẽ cân nhắc lựa chọn đối tác tốt. Thị trường xuất khẩu lớn của May Sông Hồng vẫn là Mỹ (chiếm 70% tỷ trọng hàng FOB – pv), trong khi các thị trường như EU hoặc trong CPTPP (Nhật Bản, Canada) không quá lớn. Trong năm 2019, May Sông Hồng cũng sẽ mở rộng thêm quy mô, tăng nhân công, cải tạo nhà xưởng cũ để gia tăng công suất.
Ông Bùi Việt Quang – Báo Công Thương
Theo bản cáo bạch niêm yết, định hướng cho năm 2019 và các năm tiếp theo, công ty xác định may mặc vẫn chiếm vai trò chủ đạo, đồng thời cũng đẩy mạnh mảng phụ trợ như giặt, in, thêu – chần; thị trường xuất khẩu vẫn là chính với sự dịch chuyển doanh thu từ CMT (gia công gồm cắt, may, hoàn thiện) sang hàng FOB (chủ động từ nguyên liệu đến thành phẩm), tìm cách cân bằng giữa các thị trường để tránh phụ thuộc vào thị trường Mỹ; tăng năng lực sản xuất của khu vực hàng nội địa để phục vụ thị trường trong nước với hơn 90 triệu dân.
Về kế hoạch kinh doanh, May Sông Hồng dự kiến doanh thu thuần tăng trưởng 5% so với mức kế hoạch năm 2018 đạt 3.669 tỷ đồng và lãi sau thuế 324 tỷ, tăng 41%. Nền tảng cho kế hoạch này là dịch chuyển đơn hàng từ CMT sang FOB, công ty dự kiến tỷ lệ doanh thu hàng FOB tính đến hết năm 2018 đạt mức 72% và sẽ đạt mức 75% vào năm 2019.
Nhiều doanh nghiệp dệt may cũng bắt đầu đề ra kế hoạch kinh doanh năm 2019. CTCP Đầu tư và Phát triển TDT (HNX: TDT) lên kế hoạch sản xuất 2019 gồm doanh thu tiêu thụ 356,5 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 27,9 tỷ đồng; lần lượt tăng 19,3% và 42% so với kế hoạch 2018. CTCP Giày da và May mặc Xuất khẩu (Legamex) đề ra kế hoạch kinh doanh cho năm tới gồm doanh thu thuần đạt 135,6 tỷ đồng, lãi trước thuế 12,3 tỷ đồng; lần lượt tăng trưởng 33% và 17% so với ước thực hiện năm 2018.