New Zealand hôm nay thông báo Hiệp định Đối
tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) sẽ bắt đầu có hiệu lực
vào cuối tháng 12 sau khi được 6/11 quốc gia thành viên thông qua
Australia thông báo
với New Zealand, quốc gia tập hợp hồ sơ, rằng họ đã trở thành quốc gia thứ 6
thông qua CPTPP,
sau Canada, Nhật Bản, Mexico, New Zealand và Singapore.
“Động thái này kích
hoạt 60 ngày đếm ngược tới thời điểm CPTPP có hiệu lực và đợt giảm thuế đầu
tiên được triển khai”, Bộ trưởng Thương mại và Tăng trưởng xuất khẩu New
Zealand David Parker nói.
11 quốc gia thành viên
tại lễ ký thiết lập CPTPP ởSantiago, Chile. Ảnh: EPA.
CPTPP có nguồn gốc từ
Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP), bao gồm cả Mỹ. Tuy nhiên, sau
khi nhậm chức năm 2017, Tổng thống Donald Trump đã quyết định rút Mỹ khỏi thỏa
thuận này. 11 nước còn lại, do Nhật Bản dẫn đầu, hồi tháng 1 điều chỉnh lại TPP
và CPTPP ra đời sau đó.
Thỏa thuận sẽ giảm
thuế giữa các nền kinh tế chiếm 13% tổng GDP thế giới. Nếu Mỹ tham gia, các
thành viên CPTPP sẽ chiếm tổng cộng 40% tổng GDP thế giới.
Ngoài hạ rào cản
thương mại, thỏa thuận còn giúp bảo vệ tốt hơn quyền sở hữu trí tuệ và điều
chỉnh những tiêu chuẩn lao động tối thiểu đối với các công nhân tại các nước
thành viên.
Sự thành công của
CPTPP được giới chức Nhật Bản cùng các quốc gia thành viên khác ca ngợi là
“liều thuốc giải” đối phó với chủ nghĩa bảo hộ gia tăng từ Mỹ và hy vọng
Washington sẽ quay lại.
Australia cho biết
thỏa thuận sẽ giúp thúc đẩy xuất khẩu hàng nông nghiệp, dự kiến trị giá hơn 52
tỷ AUD (36,91 tỷ USD) trong năm nay, dù phần lớn miền đông nước này đang bị hạn
hán.
5 quốc gia thành viên
vẫn đang trong thời gian thông qua CPTPP là Brunei, Chile, Malaysia, Peru và
Việt Nam.