SỢI THẾ KỶ: VƯỢT QUA THÁCH THỨC NGẮN HẠN, KIÊN ĐỊNH CON ĐƯỜNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
(ĐTCK) Với thông điệp chủ đạo và xuyên suốt “giảm carbon footprint, chống biến đổi khí hậu” Sợi Thế Kỷ (STK) đã lần đầu tiên giành giải nhất Báo cáo Phát triển Bền vững (PTBV).
Trong 6 năm gần đây, STK luôn lọt vào danh sách Top 10 Báo cáo PTBV tốt nhất và lần lượt đoạt giải 3 và giải 2 vào năm 2020 và 2021, cạnh tranh trực tiếp và sòng phẳng với các doanh nghiệp vốn hóa lớn.
Không dừng ở đó, Sợi Thế Kỷ tiếp tục gây ấn tượng mạnh với Hội đồng bình chọn Báo cáo Quản trị công ty (QTCT) tốt nhất, vượt lên nhiều doanh nghiệp để được xướng tên trong Top 5 Báo cáo QTCT nhóm midcap.
Cả 2 hạng mục giải thưởng đều có “sức nặng” trong hệ thống giải của cuộc Bình chọn doanh nghiệp niêm yết 2022, với các tiêu chí chấm liên tục được cải thiện qua các năm theo hướng khắt khe hơn, áp dụng nhiều thông lệ tốt trên thế giới hơn.
Theo ý kiến của thành viên Hội đồng bình chọn, đây là một phần thưởng rất xứng đáng cho một tầm nhìn dài hạn, những nỗ lực không mệt mỏi, sự kiên định trong chiến lược thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ bền vững của Sợi Thế Kỷ.
Từ năm 2016, để đón đầu làn sóng tiêu dùng xanh, STK đã sớm dự báo nhu cầu sợi tái chế sẽ bùng nổ trong tương lai, khi mà hàng trăm thương hiệu thời trang, giày dép như Nike, Adidas, Puma, H&M, Hugo Boss… cùng cam kết tăng thị phần polyster tái chế lên 45% vào năm 2025. Sợi Thế Kỷ đã quyết định đưa loại sợi này thành sản phẩm trọng tâm, động lực tăng trưởng cho Công ty trong trung và dài hạn. Song song đó, Công ty liên tục triển khai hàng loạt sáng kiến bảo vệ môi trường như tái sử dụng ống giấy, tái chế sợi phế thành hạt nhựa để tái sử dụng, tái sử dụng nước thải của hệ thống điều không, sử dụng điện mặt trời.
Cần nói thêm, ngành may mặc và da giày giầy chiếm khoảng 8,1% tác động đến tổng lượng phát thải khí nhà kính toàn cầu, trong đó tất cả công đoạn làm ra sản phẩm sợi nhân tạo chịu trách nhiệm đến 68% lượng phát thải của toàn ngành.Việc Sợi Thế Kỷ tăng tỷ lệ sử dụng nguồn nguyên liệu tái chế, tăng tỷ trọng sợi Recycle trong tổng doanh thu lên hơn 50%; sợi nhuộm dope dyed, sử dụng năng lượng tái tạo… có một ý nghĩa rất lớn. Những thành tựu của Công ty trong lĩnh vực phát triển bền vững đã được các thương hiệu thời trang hàng đầu như Nike, Adidas, Decathlon, Uniqlo… đánh giá cao và góp phần củng cố vị trí của công ty trong chuỗi cung ứng dệt may của các thương hiệu này.
Nắm bắt cơ hội phát triển và gắn kết với xu hướng phát triển bền vững, Sợi Thế Kỷ ngày càng tăng dần tỷ trọng cơ cấu sợi thân thiện với môi trường như sợi Recycle. Năm 2021, tỷ trọng sợi recycle trong tổng doanh thu đã đạt hơn 50% và hướng tới mục tiêu 100% năm 2025 (đối với nhà máy hiện hữu ở Củ Chi và Trảng Bàng). Công ty đã gián tiếp tái chế 3,04 tỷ chai nhựa đã qua sử dụng, góp phần giảm rác thải nhựa trên Trái đất.
Trên hết, chiến lược này về lâu dài sẽ thúc đẩy nhu cầu sợi trong nước lên cao do lợi thế quy tắc xuất xứ theo các FTA thân thiện với môi trường giúp hoạt động kinh doanh của Sợi Thế Kỷ hưởng lợi.
Đánh giá của Hội đồng bình chọn Báo cáo PTBV, với một báo cáo PTBV được trình bày sáng tạo, Sợi Thế Kỷ đã rất thành công trong việc cung cấp cho cổ đông, nhà đầu tư và các bên liên quan một bức tranh toàn diện về cuộc chiến “giảm carbon footprint,chống biến đổi khí hậu”. Kỳ vọng, Sợi Thế Kỷ tiếp tục vượt qua các thách thức trước mắt, kiên định trên con đường tiến đến mục tiêu NetZero của Việt Nam và thế giới vào năm 2050.
Sợi Thế Kỷ là doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất – kinh doanh các loại sợi xơ dài polyester chất lượng cao – sản phẩm sợi được sử dụng để sản xuất quần áo thể thao, dã ngoại, giày thể thao, túi vải polyester, đồ bơi, rèm – màn cửa, đệm bọc xe hơi, băng quấn y tế…
Đến nay, Sợi Thế Kỷ đã định vị thành công hình ảnh doanh nghiệp kiên định đi theo xu hướng phát triển bền vững, qua đó cũng nắm bắt được cơ hội từ xu hướng “tiêu dùng xanh”. Lịch sử kết quả kinh doanh của Sợi Thế Kỷ cũng cho thấy, trải qua những thăng trầm, đối diện với nhiều thách thức trong ngắn hạn nhưng với chiến lược phát triển bền vững, cải thiện liên tục quản trị công ty thì bức tranh dài hạn, Sợi Thế Kỷ là doanh nghiệp có tăng trưởng ổn định.
Đặt trong bối cảnh nhiều thách thức sau khi toàn thế giới trải qua 2 năm chống chọi với đại dịch covid và hiện đang đối diện với cuộc chiến chống lạm phát, câu chuyện tỷ giá, sức tiêu thụ đang bị ảnh hưởng…, Sợi Thế Kỷ cũng không nằm ngoài tác động, nhưng dài hạn, Công ty đang cho thấy khả năng hồi phục khi thị trường chung ổn định lại.
Kết quả kinh doanh quý III/2022 của Công ty ghi nhận doanh thuần đạt 515 tỷ đồng, tăng 10%, nhờ doanh thu sợi tái chế tăng 21%; kết quả lợi nhuận sau thuế đạt 50 tỷ đồng, giảm so với cùng kỳ, chủ yếu do hàng tồn kho tăng cao của các khách hàng trong chuỗi giá trị nên lượng đơn hàng giảm.
Ghi nhận trong buổi chia sẻ thông tin với nhà đầu tư trong tháng 11, Ban lãnh đạo dự kiến nhu cầu về sợi nguyên sinh vẫn sẽ yếu, trong khi nhu cầu về sợi tái chế sẽ ổn định trong quý IV/2022. Công ty cũng đối mặt với việc tỷ giá USD/VND tiếp tục giảm trong quý IV/2022, điều này sẽ gây bất lợi lớn cho lợi nhuận. Riêng tỷ giá USD/VND đã mất giá 4% trong ngày 22/10.
“Để vượt qua giai đoạn khó khăn này, Sợi Thế Kỷ sẽ tập trung vào các đơn hàng có giá trị gia tăng cao hơn. Mặc dù cách tiếp cận như vậy có thể dẫn đến các đơn đặt hàng có khối lượng nhỏ hơn, nhưng những đơn đặt hàng này cũng đi kèm với tỷ suất lợi nhuận gộp cao hơn nhiều”, Ban lãnh đạo Công ty cho biết.
Hiện STK có 2 nhà máy đặt tại Củ Chi, TP.HCM và Trảng Bàng, Tây Ninh với tổng công suất thiết kế là 63.300 tấn sợi/năm, hệ thống máy móc có thể sản xuất cả sợi nguyên sinh và sợi tái chế.
Công ty đang triển khai xây dựng nhà máy sợi tổng hợp Unitex, và đang chờ giấy phép xây dựng. Dự án này có thể mở rộng năng lực sản xuất của STK thêm 60% khi đi vào hoạt động, dự kiến vào cuối năm 2023. Công ty đang nộp hồ sơ để tiến hành phát hành riêng lẻ nhằm tài trợ cho dự án này, đang chờ phê duyệt.
VINH DANH 40 DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT XUẤT SẮC NHẤT NĂM 2022
(TBTCO) – Ngày 2/12/2022, 40 doanh nghiệp niêm yết xuất sắc nhất trong minh bạch thông tin năm 2022 đã được vinh danh tại Lễ trao giải Cuộc bình chọn Doanh nghiệp niêm yết lần thứ 15 – năm 2022 vừa diễn ra tại Đà Nẵng.
Sự kiện được tổ chức kết hợp với Hội nghị Doanh nghiệp niêm yết thường niên năm 2022, với sự tham dự của lãnh đạo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước; lãnh đạo các Sở Giao dịch chứng khoán, Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam và đại diện gần 300 công ty niêm yết, công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ và các định chế tài chính khác trên thị trường.
Vượt qua gần 600 doanh nghiệp niêm yết trên cả hai sàn, 40 doanh nghiệp được vinh danh ở 3 hạng mục Báo cáo thường niên, Báo cáo quản trị công ty và Báo cáo phát triển bền vững. Ngoài ra, ở mỗi hạng mục, Ban Tổ chức chọn 01 doanh nghiệp có sự tiến bộ vượt bậc để trao giải “Tiến bộ vượt trội” nhằm ghi nhận nỗ lực của các doanh nghiệp trong việc minh bạch thông tin.
Top 10 doanh nghiệp có báo cáo thường niên tốt nhất nhóm vốn hóa lớn được vinh danh.
Năm 2022 là năm thứ 15 Cuộc bình chọn đồng hành cùng thị trường chứng khoán Việt Nam và cộng đồng doanh nghiệp niêm yết với sứ mệnh hỗ trợ, khích lệ các doanh nghiệp niêm yết nâng cao tính chuyên nghiệp, minh bạch, tăng cường khả năng truyền tải thông tin đến các nhà đầu tư, hướng đến quản trị hiệu quả và phát triển ngày càng bền vững.
Đặc biệt, năm 2022, lần đầu tiên Ban Tổ chức bổ sung thêm 1 giải thưởng dành cho doanh nghiệp quản lý tốt phát thải khí nhà kính. Đây là giải thưởng nhằm khuyến khích các doanh nghiệp niêm yết nâng cao nhận thức và quan tâm hơn đến các vấn đề về môi trường và tác động của biến đổi khí hậu, chung tay vì mục tiêu chung của Việt Nam trong cam kết giảm phát thải khí nhà kính ròng về mức bằng 0 vào năm 2050.
Doanh nghiệp có báo cáo phát triển bền vững tốt nhất được vinh danh.
Bà Trần Anh Đào – Phó Tổng giám đốc phụ trách Sở Giao dịch Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (HOSE), Trưởng Ban Tổ chức Cuộc bình chọn VLCA 2022 cho biết, với những nỗ lực không ngừng của Ban Tổ chức, những hoạt động xung quanh cuộc bình chọn không những đã có tác động tích cực đến sự thay đổi tư duy của doanh nghiệp trong vấn đề quan hệ với nhà đầu tư, minh bạch hóa thông tin, đặc biệt là các thông tin phi tài chính, mà còn là tiền đề để HOSE xây dựng và cho ra mắt chỉ bộ chỉ số phát triển bền vững VN Sustainability Index (VNSI) từ năm 2017.
“Cuộc Bình chọn trong tương lai vẫn luôn đổi mới nhấn mạnh đến chất lượng quản trị doanh nghiệp và những xu hướng đang được quan tâm dẫn dắt thị trường trong vấn đề giảm tác động của biến đổi khí hậu, mong muốn tác động tốt hơn nữa, tạo hiệu ứng lan tỏa rộng rãi hơn nữa trong cộng đồng doanh nghiệp. Những vấn đề đặt ra giúp nâng hạng thị trường như lập báo cáo tài chính theo chuẩn quốc tế IFRS, lập báo cáo thường niên bằng tiếng Anh, công bố thông tin bằng tiếng Anh… sẽ được Ban Tổ chức xem xét tích hợp vào cuộc bình chọn để tạo động lực cho doanh nghiệp cải thiện. Trong bối cảnh nền kinh tế – môi trường – xã hội có nhiều biến động không chỉ trong nước mà cả thế giới, mục tiêu phát triển doanh nghiệp bền vững và hội nhập với cộng đồng thế giới luôn được đặt lên hàng đầu” – bà Đào nói.
Được biết, Cuộc bình chọn Doanh nghiệp niêm yết 2022 (Vietnam Listed Company Awards – VLCA) là sự mở rộng từ Cuộc bình chọn Báo cáo thường niên (Vietnam Annual Report Awards), do Sở GDCK TP. Hồ Chí Minh (HOSE), Sở GDCK Hà Nội (HNX) và Báo Đầu tư phối hợp tổ chức với sự tài trợ thường niên và duy nhất của Công ty Quản lý Quỹ Dragon Capital.
Cuộc Bình chọn trong tương lai vẫn luôn đổi mới nhấn mạnh đến chất lượng quản trị doanh nghiệp và những xu hướng đang được quan tâm dẫn dắt thị trường trong vấn đề giảm tác động của biến đổi khí hậu, mong muốn tác động tốt hơn nữa, tạo hiệu ứng lan tỏa rộng rãi hơn nữa trong cộng đồng doanh nghiệp.
DANH SÁCH CÁC DOANH NGHIỆP ĐOẠT GIẢICUỘC BÌNH CHỌN DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT 2022
I. HẠNG MỤC BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN
STT
Mã CK
Tên DN
Sàn
TOP 10 DNNY NHÓM VỐN HÓA LỚN CÓ BCTN TỐT NHẤT
1
ACB
Ngân hàng TMCP Á Châu
HOSE
2
BVH
Tập Đoàn Bảo Việt
HOSE
3
CTG
Ngân Hàng TMCP Công Thương Việt Nam
HOSE
4
HDB
Ngân hàng TMCP Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh
HOSE
5
MBB
Ngân hàng TMCP Quân Đội
HOSE
6
PLX
Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam
HOSE
7
POW
Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam – CTCP
HOSE
8
SSI
CTCP Chứng Khoán SSI
HOSE
9
VIC
Tập Đoàn Vingroup – CTCP
HOSE
10
VNM
CTCP Sữa Việt Nam
HOSE
TOP 10 DNNY NHÓM VỐN HÓA VỪA CÓ BCTN TỐT NHẤT
1
BMP
CTCP Nhựa Bình Minh
HOSE
2
BVS
CTCP Chứng khoán Bảo Việt
HNX
3
IMP
CTCP Dược Phẩm Imexpharm
HOSE
4
KSB
CTCP Khoáng Sản và Xây Dựng Bình Dương
HOSE
5
MSH
CTCP May Sông Hồng
HOSE
6
PAN
CTCP Tập Đoàn PAN
HOSE
7
SHS
CTCP chứng khoán Sài Gòn – Hà Nội
HNX
8
TNG
CTCP Đầu tư và Thương mại TNG
HNX
9
VCS
CTCP VICOSTONE
HNX
10
VNR
Tổng CTCP Tái Bảo hiểm Quốc gia Việt Nam
HNX
TOP 5 DNNY NHÓM VỐN HÓA NHỎ CÓ BCTN TỐT NHẤT
1
AAV
CTCP AAV Group
HNX
2
CNG
CTCP CNG Việt Nam
HOSE
3
LGL
CTCP Đầu Tư và Phát Triển Đô Thị Long Giang
HOSE
4
PGS
CTCP Kinh doanh Khí miền Nam
HNX
5
SRF
CTCP Searefico
HOSE
DN CÓ SỰ TIẾN BỘ VƯỢT TRỘI
GMD
CTCP Gemadept
HOSE
II. HẠNG MỤC QUẢN TRỊ CÔNG TY
STT
Mã CK
Tên DN
Sàn
TOP 5 DNNY NHÓM VỐN HÓA LỚN CÓ BÁO CÁO QTCT TỐT NHẤT
1
FPT
CTCP FPT
HOSE
2
PNJ
CTCP Vàng Bạc Đá Quý Phú Nhuận
HOSE
3
PVD
Tổng CTCP Khoan và Dịch Vụ Khoan Dầu Khí
HOSE
4
SBT
CTCP Thành Thành Công – Biên Hòa
HOSE
5
VNM
CTCP Sữa Việt Nam
HOSE
TOP 5 DNNY NHÓM VỐN HÓA VỪA CÓ BÁO CÁO QTCT TỐT NHẤT
1
DGW
CTCP Thế Giới Số
HOSE
2
DHG
CTCP Dược Hậu Giang
HOSE
3
GEG
CTCP Điện Gia Lai
HOSE
4
STK
CTCP Sợi Thế Kỷ
HOSE
5
TRA
CTCP Traphaco
HOSE
TOP 5 DNNY NHÓM VỐN HÓA NHỎ CÓ BÁO CÁO QTCT TỐT NHẤT
1
C32
CTCP CIC39
HOSE
2
EVE
CTCP Everpia
HOSE
3
KHP
CTCP Điện Lực Khánh Hòa
HOSE
4
SZB
CTCP Sonadezi Long Bình
HNX
5
VNG
CTCP Du Lịch Thành Thành Công
HOSE
DN CÓ SỰ TIẾN BỘ VƯỢT TRỘI
PVS
Tổng CTCP Dịch Vụ Kỹ Thuật Dầu Khí Việt Nam
HNX
III. HẠNG MỤC BÁO CÁO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
STT
Mã CK
Tên doanh nghiệp
Sàn
Giải
1
STK
CTCP Sợi Thế Kỷ
HOSE
Giải Nhất
2
VNM
CTCP Sữa Việt Nam
HOSE
Giải Nhì
3
GEG
CTCP Điện Gia Lai
HOSE
Giải Báo cáo đầy đủ nhất
4
BVH
Tập Đoàn Bảo Việt
HOSE
Giải Báo cáo tin cậy nhất
5
SBT
CTCP Thành Thành Công- Biên Hòa
HOSE
Giải Báo cáo trình bày tốt nhất
6
GEG
CTCP Điện Gia Lai
HOSE
Giải Báo cáo có sự tiến bộ vượt trội
7
VNM
CTCP Sữa Việt Nam
HOSE
Giải DN quản lý tốt phát thải khí nhà kính
(*) Hạng mục Báo cáo thường niên và Quản trị công ty, thứ tự các DN đoạt giải xếp theo ABC của mã chứng khoán.
IR Awards 2022: 385 Doanh nghiệp niêm yết đạt Chuẩn Công bố thông tin trên thị trường chứng khoán năm 2022
Trong hai năm gần nhất là 2021 và 2022, số lượng doanh nghiệp niêm yết vượt qua được vòng khảo sát toàn diện về hoạt động công bố thông tin (CBTT) đều lớn hơn 50%. Điều này cho thấy sự chuyển biến tích cực trong việc chấp hành đúng quy định của cơ quan chức năng về CBTT.
Công bố thông tin trên thị trường chứng khoán là hoạt động bắt buộc đối với doanh nghiệp niêm yết căn cứ theo các văn bản pháp luật hiện hành. Đây không chỉ là nghĩa vụ mà còn là trách nhiệm của các doanh nghiệp với cổ đông nói riêng và cộng đồng nhà đầu tư nói chung. Kết quả khảo sát toàn diện về hoạt động công bố thông tin trên thị trường chứng khoán năm 2022 cho thấy, số lượng doanh nghiệp niêm yết đáp ứng đầy đủ và kịp thời nghĩa vụ công bố thông tin trên cả hai sàn chứng khoán (HOSE và HNX) là 385/736 đơn vị, chiếm hơn 52% tổng số doanh nghiệp được khảo sát.
Qua 12 năm thực hiện khảo sát, chương trình IR Awards ghi nhận tỷ lệ doanh nghiệp niêm yết (DNNY) đạt Chuẩn Công bố thông tin có chuyển biến rất tích cực theo thời gian, từ mức chỉ 3% (2011) nay đã ghi nhận thành tích vượt trội với 52% (2022). Trong hai năm gần nhất là 2021 và 2022, số lượng doanh nghiệp niêm yết vượt qua được vòng khảo sát toàn diện về hoạt động CBTT đều lớn hơn 50%. Điều này cho thấy sự chuyển biến tích cực trong việc chấp hành đúng quy định của cơ quan chức năng về CBTT.
TÓM TẮT BÁO CÁO KHẢO SÁT
· Khảo sát toàn diện về hoạt động công bố thông tin là hoạt động thuộc Chương trình IR Awards 2022 nhằm vinh danh những Doanh nghiệp niêm yết đạt Chuẩn Công bố thông tin trên thị trường chứng khoán năm 2022.
· Khảo sát được thực hiện đối với 736 doanh nghiệp niêm yết trên HOSE và HNX trước ngày 01/05/2021. Kỳ khảo sát kéo dài 12 tháng, từ ngày 01/05/2021 đến 30/04/2022. Các quy định của Thông tư 96/2020/TT-BTC do Bộ Tài chính ban hành ngày 16/11/2020 và các quy định khác từ các cơ quan Nhà nước liên quan được sử dụng làm chuẩn mực cho Bộ tiêu chí khảo sát của Chương trình.
· Danh sách Doanh nghiệp niêm yết đạt Chuẩn Công bố thông tin trên thị trường chứng khoán năm 2022 gồm có 385/736 đơn vị, chiếm hơn 52% tổng số doanh nghiệp được khảo sát.
· Tỷ lệ DNNY đạt Chuẩn Công bố thông tin có chuyển biến rất tích cực theo thời gian qua 12 kỳ khảo sát (2011-2022), từ mức chỉ 3% (2011) nay đã ghi nhận thành tích vượt trội với 52% (2022). Trong hai năm gần nhất là 2021 và 2022, số lượng doanh nghiệp niêm yết vượt qua được vòng khảo sát toàn diện về hoạt động CBTT đều lớn hơn 50%. Điều này cho thấy sự chuyển biến tích cực trong việc chấp hành đúng quy định của cơ quan chức năng về CBTT của doanh nghiệp và sự gia tăng tính minh bạch thông tin trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
· Large Cap đạt Chuẩn Công bố thông tin năm 2022 gồm có 47/74 doanh nghiệp (tương ứng tỷ lệ gần 64% trong tổng số đơn vị cùng nhóm); Mid Cap có 122/229 doanh nghiệp (hơn 53%); Small & Micro Cap gồm 216/433 doanh nghiệp (gần 50%). Large Cap tiếp tục là nhóm quản trị công bố thông tin trên thị trường chứng khoán tốt nhất. Cả ba nhóm vốn hóa đều ghi nhận tỷ lệ đạt Chuẩn Công bố thông tin quá bán nhưng doanh nghiệp vẫn cần chú trọng nâng cao chất lượng công bố thông tin hơn. Bởi công bố thông tin là tiêu chuẩn minh bạch nền tảng mà bất kỳ cổ đông hay nhà đầu tư nào rót vốn vào công ty cần được đảm bảo.
· Ngân hàng là ngành có hoạt động công bố thông tin tốt nhất trên thị trường chứng khoán năm 2022. Cụ thể, ngành này có 13/19 Doanh nghiệp đạt Chuẩn Công bố thông tin năm 2022, tương đương tỷ lệ 68%. Thể hiện thành tích về tính minh bạch đối với một ngành được xem là trụ cột chính của thị trường chứng khoán Việt Nam trong suốt nhiều năm qua.
STK được báo Forbes Việt nam vinh danh top 50 công ty niêm yết tốt nhất 2022
(Forbes Việt Nam là trang thông tin đại chúng cung cấp những thông tin và góc nhìn sâu sắc về doanh nghiệp và môi trường kinh doanh, hướng tới đối tượng lãnh đạo doanh nghiệp và cộng đồng doanh nhân.)
Năm 2021 là năm thách thức với Sợi Thế Kỷ. Đợt bùng phát COVID-19 lần thứ tư ở khu vực phía Nam khiến hai nhà máy tại Củ Chi (TPHCM) và Trảng Bàng (Tây Ninh) phải thực hiện sản xuất ba tại chỗ trong giai đoạn từ tháng 7 – 10.2021, giảm công suất hoạt động 40-45%. Bên cạnh đó, giá nguyên vật liệu cho sản xuất sợi tăng khá mạnh: giá PET chip trung bình đã tăng 26,8%; giá dầu tẩm sợi tăng và ống giấy tăng 10% và tình trạng rối loại chuỗi cung ứng đẩy chi phí vận chuyển tăng hơn 50%.
Những tác động của Covid đã khiến doanh thu thuần chỉ đạt 86,6% kế hoạch. Tuy nhiên, nhờ cơ cấu sản phẩm chú trọng vào mặt hàng có giá trị gia tăng cao, áp dụng các biện pháp quản lý linh hoạt lợi nhuận sau thuế của công ty vẫn tăng 93% so với cùng kỳ, cao nhất trong lịch sử 21 năm hoạt động.
Sợi tái chế, sản phẩm chủ lực của Sợi Thế Kỷ làm từ chai nhựa hiện đạt tỷ trọng 50% tổng doanh thu. Năm 2022, Sợi Thế Kỷ đặt mục tiêu tăng tỷ lệ đóng góp của sợi tái chế lên 54% trên cơ sở phát triển thêm các tính năng đặc biệt cũng như nhu cầu cao về các sản phẩm thân thiện với môi trường của các hãng thời trang. Công ty cũng khởi công xây dựng nhà máy sợi Unitex sản xuất sợi tổng hợp và dệt kim vốn đã có kế hoạch từ 2021 nhưng phải trì hoãn vì dịch, nhằm đáp ứng nhu cầu đang tăng lên của các khách hàng hiện hữu.
Đây là lần đầu tiên STK được đưa vào danh sách TOP50 Công ty niêm yết tốt nhất do Forbes Việt Nam bình chọn dựa trên các tiêu chí về doanh thu, mức vốn hóa trên thị trường, tốc độ tăng trưởng kép về doanh thu, ROE, ROC, EPS cũng như các yếu tố về tính bền vững trong hoạt động kinh doanh và tình hình quản trị của doanh nghiệp.
Thông tin chính thức vui lòng tham khảo ở địa chỉ:
CEO Sợi Thế Kỷ: Phát Triển Chuỗi Cung Ứng Sợi – Vải – May Mặc Nội Địa Để Dệt May Vươn Xa
Khi mới thành lập, tỷ trọng hàng xuất khẩu của Sợi Thế Kỷ không cao, nhưng con số này dần tăng qua các năm, đến giai đoạn 2014-2015 từng chiếm khoảng 70%.Ông Đặng Triệu Hòa, CEO của Sợi Thế Kỷ, cho rằng guồn cung vải nội địa sẽ tăng lên để đáp ứng nhu cầu khi kim ngạch xuất khẩu tăng.Tăng giá phụ liệu, dịch vụ vận chuyển nội địa làm tăng chi phí đầu vào và đến một ngưỡng công ty sẽ cần tăng giá bán.
Năm 2021, CTCP Sợi Thế Kỷ (HOSE: STK) ghi nhận doanh thu đạt 2.042 tỷ đồng, tăng 16%. Lợi nhuận sau thuế 278 tỷ đồng, tăng 93%. Doanh thu thị trường nội địa chiếm hơn 60% và xuất khẩu gần 40% với các thị trường chủ yếu là Mỹ, Nhật Bản, Thái Lan, Hàn Quốc. Năm nay, doanh nghiệp này đặt mục tiêu doanh thu là 2.606 tỷ đồng, tăng 28%; lợi nhuận sau thuế 300 tỷ đồng, tăng 8%.
Ông Đặng Triệu Hòa, CEO Sợi Thế Kỷ, chia sẻ với Người Đồng Hành về con đường kinh doanh, những tác động của tình hình thế giới và bước đi mà công ty sẽ thực hiện để đạt được mục tiêu đề ra.
Bước chuyển từ nhân viên kinh doanh sợi sang khởi nghiệp sản xuất, xuất khẩu
Từng làm kỹ thuật, sale trước khi thành lập doanh nghiệp sợi. Cơ duyên nào đưa ông đến với quyết định thành lập Sợi Thế Kỷ?
Vào khoảng năm 2000, khi tôi đang kinh doanh thương mại mặt hàng sợi polyester nhập khẩu thì được một người bạn giới thiệu cơ hội mua lại máy móc cũ của một nhà máy sản xuất sợi ở Đài loan. Người bán lúc đó đang có kế hoạch thanh lý máy móc để chuyển đất nhà máy cho Đài Loan xây đường cao tốc và nhận tiền đền bù giá cao.
Do trước đó tôi cũng từng suy nghĩ là nếu chỉ làm thương mại thì khả năng cạnh tranh sẽ dần giảm sút. Nếu có năng lực sản xuất thì mới có thế mạnh cạnh tranh, cung ứng các sản phẩm có giá trị gia tăng hơn và xây dựng được thương hiệu của riêng mình. Tôi cũng đắn đo khi đó vì chưa bao giờ làm sản xuất cả nên có đặt điều kiện với bên bán là họ phải hỗ trợ kỹ thuật trong thời gian đầu và họ đồng ý. Và thế là Sợi Thế kỷ ra đời vào tháng 6/2000.
Ông Đặng Triệu Hòa, CEO Sợi Thế Kỷ. Ảnh: Sợi Thế kỷ
Ban đầu, thị trường mục tiêu của Sợi Thế Kỷ là gì?
Ngay từ khi mới thành lập, chúng tôi đã nhắm tới làm hàng chất lượng cao vì nhà máy công suất nhỏ khó có thể cạnh tranh được với các nhà máy có công suất lớn nếu làm mặt hàng đại trà. Trong khi đó, các nhà máy công suất lớn thường khó làm các đơn hàng quy mô nhỏ với yêu cầu chất lượng cao do phải tối ưu hóa công suất. Thị trường trong nước giai đoạn đó cũng chưa có nhiều các doanh nghiệp dệt nhuộm có vốn đầu tư nước ngoài và nhu cầu sản phẩm chất lượng cao cũng chưa nhiều.
Vì thế, để phù hợp với chiến lược sản phẩm ngách thì thị trường mục tiêu lúc đó của Sợi Thế Kỷ là thị trường xuất khẩu. Khi mới thành lập thì tỷ trọng doanh thu từ xuất khẩu chưa cao, nhưng dần dần tăng qua các năm, đạt 30% năm 2007, 40% năm 2008, 60% năm 2009 và khoảng trên 70% giai đoạn 2014-2015. Tuy nhiên, tỷ trọng xuất khẩu đã giảm dần trong những năm gần đây khi nhu cầu sợi chất lượng cao tại Việt Nam tăng lên nhờ làn sóng đầu tư FDI vào lĩnh vực dệt nhuộm nhằm đón đầu cơ hội từ các hiệp định thương mại như CPTPP, EVFTA.
Khẩu vị các các nhà nhập khẩu tại Hàn Quốc, Mỹ, Thái Lan, Nhật Bản khác nhau như thế nào? Làm sao để ông xây dựng được niềm tin của các đối tác?
Sợi Thế Kỷ chủ yếu bán hàng trực tiếp cho các nhà máy dệt vải phục vụ ngành thời trang và 2 năm gần đây là cho nhà máy dệt vải phục vụ công nghiệp ôtô. Do công ty nhắm vào phân khúc hàng chất lượng cao nên yêu cầu về chất lượng của các khách hàng đều rất nghiêm ngặt và thời gian giao hàng cũng rất khắt khe. Các khách hàng thường bắt đầu từ việc đặt thử mẫu, đạt được rồi họ mới lên đơn với khối lượng nhỏ. Dần dần khi họ yên tâm là chất lượng của mình tốt và ổn định, đáp ứng thời gian giao hàng thì quy mô đơn hàng mới tăng lên và họ mới đặt thêm các sản phẩm khác. Thời gian thử mẫu nhiều khi cũng kéo dài, làm đi làm lại nhiều lần và khách hàng có rất nhiều yêu cầu dễ làm mình nản lòng. Để họ tin mình thì phải kiên trì.
Trong suốt hơn 20 năm qua, Sợi Thế Kỷ có lần nào bị trả hàng về? Nếu có thì doanh nghiệp đã xử lý như thế nào để giữ uy tín với khách hàng?
Khi khách hàng có khiếu nại về chất lượng sản phẩm (như lỗi đứt sợi hoặc nhuộm không đồng mầu) thì bước đầu tiên là bộ phận quản lý chất lượng của Sợi Thế Kỷ sẽ phối hợp với khách hàng để xem xét khiếu nại đó là do lỗi sản phẩm thực sự hay là do khách hàng chưa sử dụng đúng cách. Phần lớn các khiếu nại thường được giải quyết kịp thời nên việc trả lại hàng rất hạn hữu.
Trong những năm gần đây, mỗi năm chỉ có 1-2 trường hợp khách hàng trả lại hàng. Năm 2021, tỷ lệ trả hàng chỉ chiếm khoảng 0,05% trên tổng doanh thu. Do công ty cũng thẳng thắn và công bằng khi nhận lỗi trong những trường hợp này nên khách hàng cũng hài lòng và tiếp tục mua hàng.
Trong hành trình xuất khẩu, có kỷ niệm nào khiến ông ghi nhớ không?
Đầu năm 2015 khi công ty đang kinh doanh thuận lợi thì chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ tiến hành điều tra chống bán phá giá sợi nhập khẩu từ Việt Nam và Thái Lan. Trước khi có quyết định điều tra thì Thổ Nhĩ Kỳ đang là thị trường xuất khẩu chủ lực, chiếm khoảng hơn 40% tổng doanh thu của Sợi Thế Kỷ. Mặc dù công ty có thuê luật sư để kháng kiện vì khá tự tin là sẽ thắng do mình không bán phá giá vào thị trường này (giá bán xuất khẩu cao hơn giá bán tại thị trường Việt nam khoảng 3%) nhưng để phòng rủi ro, chúng tôi cũng bắt đầu phát triển thêm các thị trường mới là Hàn Quốc và Nhật bản để thay thế cho thị trường Thổ Nhĩ Kỳ.
Nhờ vậy khi chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ ra phán quyết áp thuế vào tháng 11/2016 thì tỷ trọng đóng góp doanh thu của thị trường Hàn Quốc đã đạt 15% và đến năm 2017, công ty có thêm thị trường Nhật Bản và tỷ lệ đóng góp của 2 thị trường mới này là 21%.
Nhiều tác động từ chiến sự tại Ukraine và Covid-19 tại Trung Quốc
Trong hành trình hơn 20 năm, ắt hẳn doanh nghiệp đã trải qua nhiều biến cố. Covid-19, chiến tranh tại Ukraine – có phải nằm trong số đó? Ông đánh giá thế nào về tác động của tình hình thế giới đến ngành sợi nói chung và Sợi Thế Kỷ nói riêng?
Năm 2020 và năm 2021 là những năm đáng nhớ đối với tôi. Quý II, quý III/2020 nhu cầu thị trường sụt giảm đột ngột do các thị trường nhập khẩu dệt may chính (Mỹ, EU, Nhật bản) giãn cách xã hội. Khi nhu cầu phục hồi ở các thị trường này thì Việt Nam lại giãn cách trong quý III/2021. Sau đó, công nhân bị nhiễm bệnh các tháng 11-12. Tôi nghĩ khi có rủi ro vĩ mô như dịch Covid-19 vừa qua làm cho nhu cầu hay chuỗi cung ứng bị tác động thì ngành nào cũng bị ảnh hưởng, không riêng ngành sợi và Sợi Thế Kỷ cũng không phải là ngoại lệ.
Tuy nhiên, điều quan trọng là vượt qua khó khăn như thế nào để doanh nghiệp không bị chết và có thể phục hồi được. Chiến tranh Ukraine hiện chưa có tác động nhiều đối với ngành thời trang nói chung và ngành sợi nói riêng nhưng tôi cũng mong chiến tranh sớm chấm dứt. Vì nếu chiến tranh kéo dài thì kinh tế thế giới suy thoái và nhu cầu hàng may mặc bị sụt giảm.
Xu thế dịch chuyển đơn hàng từ Trung quốc sang các nước Đông Nam Á vẫn tiếp diễn, việc dịch chuyển đơn hàng và chuỗi cung ứng là một xu hướng lớn tác động bởi nhiều nhân tố bao gồm giá thành, nhân công, thuế quan, địa chính trị. Tuy nhiên chính sách “zero Covid” của Trung Quốc dẫn đến phong tỏa cũng làm tổn thương nặng đối với chuỗi cung ứng.
Sợi Thế Kỷ đặt mục tiêu lợi nhuận tăng cán mốc 300 tỷ đồng năm 2022. Ảnh minh hoạ: BĐT
Giá nguyên liệu và giá cước tăng cao ảnh hưởng đến doanh nghiệp như thế nào?
Giá bán sợi của Sợi Thế Kỷ được xác định trên cơ sở nguyên tắc: giá nguyên liệu đầu vào (hạt PET chip) cộng thêm một mức lợi nhuận (price gap) nhất định. Với nguyên tắc đó, khi giá PET chip tăng thì giá bán sợi tăng và ngược lại khi giá PET chip giảm thì giá bán sợi giảm và do đó lợi nhuận của công ty không bị ảnh hưởng bởi biến động giá nguyên vật liệu.
Tuy nhiên, sự tăng giá của phụ liệu, dịch vụ vận chuyển nội địa cũng làm tăng chi phí đầu vào của công ty. Khi mức tăng này đến một ngưỡng nào đó thì doanh nghiệp cũng phải điều chỉnh giá bán để cân bằng lại.
Bên cạnh đó, Sợi Thế Kỷ bán hàng theo giá xuất xưởng và chi phí vận chuyển tàu biển là do người mua chịu. Giá cước vận chuyển tăng thì sẽ làm tăng giá nguyên liệu đầu vào và nếu mức tăng quá nhiều thì công ty cũng sẽ phải tăng giá bán sợi để bù đắp phần chi phí tăng thêm.
Tình hình thế giới biến động, công ty có bị hủy đơn hàng hay gặp những tình huống khó không? Và nếu có thì doanh nghiệp đã xử lý như thế nào?
Chính sách bán hàng của Sợi Thế Kỷ là khách hàng phải trả tiền cọc khi đặt hàng. Do đó, công ty không gặp phải trường hợp khách hàng hủy đơn hàng. Trong trường hợp khách hàng thực sự bị ảnh hưởng và khó khăn thì Sợi Thế Kỷ cũng tìm cách hỗ trợ khách hàng. Ví dụ, khách hàng được gia hạn nhận hàng một khoảng thời gian nhất định, vì đại đa số khách đều làm ăn lâu dài và là những nhà sản xuất vải nên nhu cầu nguyên liệu sợi để phục vụ cho sản xuất là mang tính thường xuyên liên tục. Ngoài ra, công ty luôn giữ lời hứa và uy tín khi giao dịch với khách hàng trong suốt hơn 20 năm qua, nên hầu như khách hàng đều không muốn hoặc không tùy tiện thất hứa và mất uy tín.
Tiềm năng thị trường nội địa nhờ các hiệp định thương mại
Trong thời gian tới, doanh nghiệp có điều chỉnh gì về tỷ trọng xuất khẩu – nội địa không?
Với xu hướng dịch chuyển đơn hàng may mặc từ Trung quốc và các quốc gia khác sang Việt nam để hưởng lợi từ các hiệp định FTA thì nhu cầu vải và sợi trong nước sẽ tăng lên. Do đó, chúng tôi cho rằng tỷ trọng bán nội địa có thể tăng lên.
Ông đánh giá thế nào về tiềm năng thị trường trong nước của ngành sợi Việt Nam? Và về mặt xuất khẩu, làm thế nào để sợi Việt Nam có thể đi xa hơn nữa?
Để được hưởng ưu đãi thuế quan theo các hiệp định thương mại như EVFTA thì hàng may mặc phải được làm từ vải sản xuất tại Việt Nam. Bên cạnh đó, do các thương hiệu đang có xu hướng giảm thời gian đặt hàng (lead time) nên chuỗi cung ứng sợi – vải – may mặc cần phải phát triển nội địa thì mới dễ dàng đáp ứng thời gian đặt hàng ngắn.
Do đó, tôi cho rằng nguồn cung vải nội địa sẽ tăng lên để đáp ứng nhu cầu khi kim ngạch xuất khẩu tăng (dự kiến đạt 55 tỷ USD năm 2025 và 110 tỷ năm 2030) cũng như các yêu cầu về xuất xứ của các hiệp định FTA và thời gian đặt hàng ngắn.
Hiện tại, Sợi Thế Kỷ có lợi thế và yếu điểm gì so với đối thủ cùng ngành?
Lợi thế lớn nhất là thương hiệu được khách hàng đánh giá cao về chất lượng sản phẩm, dịch vụ khách hàng và giá cả cạnh tranh. Lợi thế này có được là nhờ vào nền tảng công nghệ (máy móc hiện đại) cũng như năng lực kỹ thuật và quản lý sản xuất. Ngoài ra, công ty cũng có khả năng phát triển các sản phẩm mới có giá trị gia tăng cao, đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của khách hàng (bao gồm các loại sợi thân thiện với môi trường như sợi tái chế, sợi màu, sợi có các tính năng đặc biệt như sợi hút ẩm, chống tia cực tím, sợi co dãn cao).
Điểm yếu nhất của công ty là thiếu nguồn nhân lực cấp cao và cán bộ cấp trung còn thiếu kinh nghiệm quản lý và đào tạo cho cấp thấp hơn.
Những chiến lược cụ thể của doanh nghiệp để đạt mục tiêu 2.606 tỷ đồng, tăng 28% so với năm ngoái và lợi nhuận sau thuế 300 tỷ đồng, tăng 8% so với 2021?
Để đạt mục tiêu nói trên thì công ty đặt kế hoạch tăng doanh số bán sợi tái chế khoảng 29% và tỷ trọng sợi tái chế trên tổng doanh thu sẽ tăng lên 54%. Công ty cũng phát triển thêm các mặt hàng sợi tái chế có tính năng đặc biệt như sợi tái chế có khả năng hút ẩm, co dãn cao hay chống tia cực tím, thêm các sản phẩm sợi màu. Ngoài ra, công ty cũng chú trọng vào quản lý để kiểm soát chi phí và cải thiện hoạt động ESG để gắn kết chặt chẽ hơn với chuỗi cung ứng của các thương hiệu lớn.
Phiên họp cổ đông thường niên 2022 của Sợi Thế Kỷ. Ảnh: Đ.L
“Trân trọng quá khứ và làm tốt hơn mỗi ngày”
Ông đánh giá thế nào về con đường mình đã chọn, từ làm kỹ thuật, làm sale và thành lập Sợi Thế Kỷ?
Khi chuyển từ kỹ thuật sang làm sales tôi cũng phân vân vì công việc kỹ thuật lương cao, tôi đã biết việc nên không có rủi ro. Trong khi đó, công việc sales hoàn toàn mới mẻ với tôi. Nhưng vì thích khám phá và cũng có tự tin với bản thân nên tôi đã liều nhảy việc. Rồi đến khi tôi đang làm thương mại chuyển sang lập nhà máy sản xuất cũng là một lần chấp nhận rủi ro nữa. Khi tôi đánh giá khả năng thành công 70-80%, tôi sẽ quyết định hành động ngay. Những cuộc hành trình khám phá cái mới mang tính mao hiểm và có rủi ro nhất định như thế này luôn đem lại cho tôi nhiều thu hoạch như năng lực vượt khó khi gặp thách thức, giải quyết vấn đề nan giải, học hỏi biết thêm được cái mới và cuối cùng khi thành công thì niềm vui sẽ xóa đi hết những mệt mỏi, áp lực về tinh thần và thể lực, lúc ấy lại tiếp tục tràn đầy sức sống và niềm tin.
Ông Hòa của những ngày đầu thành lậpSợi Thế Kỷ và nay ra sao?
Hồi mới thành lập công ty cũng vất vả lắm, mấy năm đầu ăn ngủ ở nhà máy. Giờ thì đỡ hơn nhiều rồi, tôi có thời gian hơn cho bản thân và gia đình. Hồi trước là “anh thanh niên” còn bây giờ là “ông chú bụng phệ” rồi.
Nếu có điều gì đó cần thay đổi về sự nghiệp trong quá khứ, thì đó là gì?
Đối với tôi quá khứ là một hành trình quý báu và đầy kỷ niệm trong cuộc sống cũng như trong sự nghiệp, tôi không hối tiếc hoặc hối hận về quá khứ. Điều quan trọng là trân trọng ngày hôm nay và tập trung vào tương lai. Có quá khứ thì mới có tôi ngày hôm nay và hiện nay sẽ là quá khứ của tương lai. Tôi cũng thường xuyên nói với bạn bè và đồng nghiệp trong công ty “Ngày hôm nay làm tốt hơn ngày hôm qua”.
HỌP ĐHĐCĐ SỢI THẾ KỶ: HOÀN THÀNH NHÀ MÁY SỢI 120 TRIỆU USD NĂM 2023, NHÂN ĐÔI CÔNG SUẤT
Năm 2022, công ty đặt mục tiêu lợi nhuận sau thuế 300 tỷ đồng, tăng 8%.Vốn đầu tư cho dự án Unitex là 120 triệu USD, giai đoạn 1 là 75 triệu USD và giai đoạn 2 là 45 triệu USD.
ĐHĐCĐ Sợi Thế Kỷ sáng 31/3. Ảnh: Đỗ Lan
Sáng 31/3, CTCP Sợi Thế Kỷ (HOSE: STK) tổ chức ĐHĐCĐ thường niên năm 2022. Ông Đặng Triệu Hòa, Phó Chủ tịch HĐQT Sợi Thế Kỷ, cho biết năm 2022, doanh nghiệp này đặt mục tiêu doanh thu là 2.606 tỷ đồng, tăng 28%. Lợi nhuận sau thuế 300 tỷ đồng, tăng 8%.
Ông Hòa đánh giá nhu cầu sợi sẽ phục hồi trong năm nay vì rủi ro phong tỏa, hạn chế đi lại tại Việt Nam sẽ không như năm ngoái. Trong khi đó, Trung Quốc, quốc gia cung cấp nhiều sợi cho thế giới, đang đi theo chính sách “zero Covid” nên chuỗi cung ứng tại nước này sẽ bị ảnh hưởng. Một số khách hàng quốc tế sẽ tìm đến Việt Nam hoặc các thị trường ở Đông Nam Á khác để tìm nguồn cung thay thế vì họ không biết chắc tình hình phong tỏa ở Trung Quốc sẽ diễn biến ra sao trong thời gian tới.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp lên phương án chào bán riêng lẻ 13,5 triệu cổ phiếu, tương đương 19% số lượng cổ phiếu đang lưu hành tại thời điểm 31/12/2021. Giá chào bán ủy quyền cho HĐQT xác định giá bán cụ thể tại thời điểm chào bán. Lãnh đạo công ty cho biết giá chào bán sẽ chỉ chênh lệch với thị giá 7-10%.
Năm 2021, ông Hòa cho biết doanh thu đạt 2.042 tỷ đồng, tăng 16%; lợi nhuận sau thuế 278 tỷ đồng, tăng 93% so với 2020. Doanh nghiệp sợi thực hiện được 87% mục tiêu doanh thu đề ra và vượt 12% mục tiêu lợi nhuận năm. Ông Hòa lý giải doanh thu không đạt như dự kiến ban đầu do Covid-19 diễn biến căng thẳng trong quý III, khiến hoạt động bán hàng và sản xuất bị ảnh hưởng. Ngoài ra, các khách hàng nội địa cũng thu hẹp quy mô hoạt động trong quý III do việc áp dụng các biện pháp giãn cách xã hội.
Với kết quả đó, HĐQT đề xuất chia cổ tức tiền mặt tỷ lệ 15% và số tiền chi trả tối đa không vượt quá 102,3 tỷ đồng.
Kỳ vọng nâng công suất gấp đôi khi hoàn thành nhà máy Unitex
Năm 2021, công ty dự định xây dựng nhà máy Unitex để đáp ứng nhu cầu của thị trường. Tuy nhiên, Covid-19 khiến dự bán bị trễ 6 tháng. Phó Chủ tịch HĐQT Sợi Thế Kỷ cho biết doanh nghiệp sẽ xây nhà máy sợi Unitex từ tháng 3 năm nay. Dự kiến thời gian hoàn thành sẽ là tháng 3/2023. Thời gian lắp đặt máy móc nằm trong khoảng tháng 1-7/2023. Nhà máy sẽ hoạt động thử vào quý III/2023 và hoạt động chính thức vào quý III/2023 hoặc chậm nhất là quý IV/2023.
Nhà máy nằm tại Khu Công nghiệp Thành Thành Công, Xã An Hòa, Huyện Trảng Bàng, Tỉnh Tây Ninh và có diện tích 100.000 m2 sản phẩm là sợi DTY, sợi tái chế, các loại sợi đặc biệt có giá trị gia tăng cao.
Ông Hòa cho biết tổng vốn đầu tư cho Unitex là 120 triệu USD, trong đó giai đoạn 1 là 75 triệu USD và giai đoạn 2 là 45 triệu USD. Công ty đã mua máy móc thiết cho giai đoạn 1 từ năm ngoái nên ít bị ảnh hưởng bởi lạm phát.
Theo kế hoạch, 60% năng suất của nhà máy mới là sợi tái chế, 20% là loại đặc biệt còn lại và 20% loại phổ thông hơn nhưng vẫn chất lượng cao. Nhà máy này khi đi vào hoạt động sẽ có tổng công suất 60.000 tấn/năm, nâng công suất của doanh nghiệp lên gần gấp đôi. Doanh nghiệp hiện đã có nhà máy ở Củ Chi với 20.000 tấn/năm và Trảng Bàng với 43.000 tấn/năm.
Một vấn đề được cổ đông quan tâm là giá nguyên liệu và tình hình thế giới tác động đến công ty. Ông Hòa cho biết giá nguyên liệu tăng trong thời gian qua nhưng tập quán kinh doanh của Sợi Thế Kỷ là điều tiết lên xuống theo giá đầu vào. Do đó, khi giá lên hay giảm xuống, công ty sẽ điều chỉnh giá bán sản phẩm. Khi giá lên thì doanh nghiệp sẽ có lợi thêm vì luôn có hàng tồn kho, khi giá xuống thì công ty cũng phải chịu thiệt thòi tương ứng.
Về cuộc chiến tại Ukraine, ông Hòa cho biết hiện tại doanh nghiệp sợi không bị ảnh hưởng nhưng nếu tình hình diễn tiến trong thời gian dài thì sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến lạm phát khiến nhu cầu giảm xuống và suy thoái kinh tế.
Kết thúc đại hội, toàn bộ tờ trình đều được thông qua.