STK vinh dự tham gia Lễ Vinh danh “Top 50 Công ty Kinh doanh Hiệu quả nhất Việt Nam 2023”
TP.HCM, ngày 16.9.2023, tại Khách sạn Pullman Saigon Centre, Tạp chí Nhịp Cầu Đầu Tư (NCĐT) tổ chức sự kiện Lễ Vinh danh “Top 50 Công ty Kinh doanh Hiệu quả nhất Việt Nam 2023”.
Bảng xếp hạng “50 Công ty Kinh doanh Hiệu quả nhất Việt Nam” (TOP50) là một bảng xếp hạng giá trị và uy tín do Tạp chí NCĐT phối hợp cùng Công ty Chứng khoán Thiên Việt thực hiện thường niên, với sự tham vấn của các chuyên gia kinh tế, kinh doanh hàng đầu từ Trường Kinh doanh Harvard, nhằm tìm kiếm và vinh danh các công ty kinh doanh hiệu quả trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
TOP50 triển khai trên cơ sở đo lường kết quả kinh doanh các công ty liên tiếp 3 năm, dựa vào 3 chỉ số tăng trưởng: doanh thu, lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) và lợi nhuận trên cổ phiếu. Kết quả đo lường nhằm đánh giá khách quan năng lực quản trị của doanh nghiệp.
TOP50 đã trải qua 12 năm khảo sát và xếp hạng thành công các công ty (2010-2023). Trong 12 năm qua, NCĐT đã chứng kiến sự phát triển đầy tự hào của các doanh nghiệp Việt, bên cạnh sự lớn mạnh không ngừng của nền kinh tế. Vì thế, sự kiện TOP50 2023 sẽ đặc biệt tôn vinh nhiều công ty có quy mô lớn hơn, giá trị vốn hóa cao hơn, tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ, xứng đáng là niềm tự hào của đất nước.
Tính đến tháng 3.2023, giá trị vốn hóa TOP50 đạt khoảng 80 tỉ USD, chiếm 34% giá trị vốn hóa toàn thị trường. Có 16/50 công ty có giá trị vốn hóa tỉ USD xuất hiện trong bảng tổng sắp năm nay. 16 công ty này chiếm đến 29% giá trị vốn hóa toàn thị trường và đều là các doanh nghiệp đầu ngành trong lĩnh vực hoạt động. Xét về hiệu quả hoạt động thông qua tỉ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE), ROE TOP50 trung bình đạt 19%, cao hơn khoảng 1,8 lần ROE toàn thị trường niêm yết (11%).
Doanh thu TOP50 đạt gần 42 tỉ USD, tăng trưởng 3,4% so với năm 2021, chiếm 21,6% doanh thu toàn thị trường niêm yết. Lợi nhuận sau thuế đạt gần 7,8 tỉ USD, chiếm 40% lợi nhuận sau thuế toàn thị trường niêm yết và cao hơn 7,3 lần so với mức tăng 5,4% của thị trường.
Mặc dù bối cảnh kinh tế và thị trường những năm gần đây có nhiều biến động lớn, STK vinh dự đứng vị trí 35 trong “Top50 Công ty Kinh doanh Hiệu quả nhất Việt Nam 2023” do báo Nhịp cầu đầu tư tổ chức.
Phát biểu tại Lễ trao giải, ông Đặng Nhật Minh, Tổng Biên tập Tạp chí NCĐT, cho biết: “Nỗ lực của chúng tôi trong việc lựa chọn và vinh danh các doanh nghiệp TOP50 nhằm tiếp tục thúc đẩy vai trò quan trọng của nền kinh tế tư nhân. Thông qua hoạt động này, chúng ta tiếp tục gửi gắm niềm tin doanh nghiệp tư nhân có thể dẫn dắt thị trường và qua đó họ sẽ nhận được chính sách hỗ trợ hơn nữa. Điều này quyết định đến niềm tin của nhà đầu tư, cải thiện khả năng tiếp cận vốn, tác động đến định giá thị trường, mang lại lợi thế cạnh tranh và củng cố mối quan hệ với các bên liên quan”.
“Nha Trang được mệnh danh và biết đến với những bãi biển đẹp nhất Việt Nam có bãi cát vàng và làng nước xanh biếc rất thích hợp cho các chuyến đi du lịch mùa hè”
Vậy các bạn “Centuriers” đã sẵn sàng cho chuyến du lịch của Công ty vào tháng 07.2023 tới chưa?
Nhằm tạo điều kiện đi du lịch nghỉ dưỡng kết hợp các hoạt động vui chơi cho Cán bộ công nhân viên Công ty Cổ Phần Sợi Thế Kỷ sau những ngày làm việc căn thẳng, Ban Tổng Giám Đốc Công ty đã quyết định tổ chức “Company Trip 2023” cho toàn bộ nhân viên Công ty, góp phần khuyến khích tinh thần làm việc, tạo sự gắn bó và xây dựng tinh thần đoàn kết của tập thể Công ty. Ban lãnh đạo hy vọng qua chuyến đi này nhân viên Công ty có thể có nhiều thời gian quý báu thư giãn cùng gia đình/người thân cũng như là món quà của Công ty gửi đến người lao động để cùng cố gắng và phấn đấu trong công việc hơn.
“STK-COMPANY TRIP 2023”- Tập thể nhân viên Sợi Thế Kỷ”
IR Awards 2023: Hoạt động công bố thông tin của nhóm Mid Cap có sự cải thiện
Trong 364 Doanh nghiệp niêm yết đạt Chuẩn Công bố thông tin trên thị trường chứng khoán năm 2023, Large Cap tiếp tục là nhóm quản trị công bố thông tin (CBTT) tốt nhất. Trong khi đó, nhóm Mid Cap có sự cải thiện trong hoạt động công bố thông tin khi tỷ lệ doanh nghiệp niêm yết đạt Chuẩn CBTT tăng trở lại.
Nguồn: Báo cáo khảo sát về hoạt động CBTT trên thị trường chứng khoán năm 2023 thuộc Chương trình IR Awards 2023
Large Cap là nhóm quản trị CBTT tốt nhất
Trong tổng số 731 doanh nghiệp niêm yết (DNNY) được khảo sát, Large Cap có 72 doanh nghiệp, chiếm 9.8% số lượng khảo sát, chiếm 83% vốn hóa toàn thị trường; Mid Cap có 219 doanh nghiệp, chiếm 30% về số lượng, tương ứng với 14% vốn hóa toàn thị trường; Small & Micro Cap có 440 doanh nghiệp, chiếm đến 60% số lượng doanh nghiệp khảo sát nhưng chỉ chiếm vỏn vẹn 3% vốn hóa.
Trong đó, Large Cap tiếp tục là nhóm quản trị CBTT trên thị trường chứng khoán tốt nhất. Nhóm Mid Cap có sự cải thiện trong hoạt động công bố thông tin khi tỷ lệ doanh nghiệp niêm yết đạt Chuẩn CBTT tăng trở lại. Trong khi đó, nhóm Small & Micro Cap có sự sụt giảm về tỷ lệ đạt Chuẩn CBTT trong kỳ khảo sát năm 2023.
Cụ thể, kết quả khảo sát cho thấy, có 44 doanh nghiệp thuộc nhóm Large Cap đạt Chuẩn CBTT năm 2023, tương ứng tỷ lệ gần 61% toàn nhóm (năm 2022, Large Cap có 47 đơn vị đạt Chuẩn CBTT, chiếm tỷ lệ 64%); Mid Cap có 118/219 doanh nghiệp, đạt tỷ lệ 54% (năm 2022, Mid Cap có 122 đơn vị đạt Chuẩn CBTT, chiếm tỷ lệ 53%) và Small & Micro Cap gồm 202/440 doanh nghiệp, đạt tỷ lệ 46% (năm 2022, Small & Micro Cap có 216 đơn vị đạt Chuẩn CBTT, chiếm tỷ lệ 50%).
DNNY ĐẠT CHUẨN CBTT GIAI ĐOẠN 2021 – 2023 THEO NHÓM VỐN HÓA
Nguồn: Báo cáo khảo sát về hoạt động CBTT trên thị trường chứng khoán từ 2021 – 2023
DANH SÁCH 44 DOANH NGHIỆP LARGE CAP ĐẠT CHUẨN CBTT NĂM 2023
Sợi Thế Kỷ (STK) tiếp cận thành công 52,5 triệu USD khoản vay hợp vốn
(ĐTCK) CTCP Sợi Thế Kỷ (mã STK – sàn HOSE) (Bên bảo lãnh) công bố thông tin về Công ty TNHH Sợi, Dệt, Nhuộm Unitex – công ty con (Bên vay) đã ký kết thành công khoản vay hợp vốn với tổng giá trị 52,5 triệu USD, tương đương gần 1.233 tỷ đồng.
Đây là khoản vay lớn nhất từ trước đến nay của Công ty. Khoản vay hợp vốn này được hợp tác và tài trợ từ 5 ngân hàng nước ngoài tại châu Á dẫn đầu là CTBC Bank và Kasikorn Bank là đầu mối thu xếp cấp tín dụng và bảo lãnh chính; Shanghai Commercial and Savings Bank (Offshore Banking Branch) và Entie Commercial Bank là các thành viên thu xếp cấp tín dụng và E.SUN Commercial Bank là thành viên thu xếp cấp tín dụng.
CTBC Bank cũng đóng vai trò là điều phối viên và đại lý đầu mối của hợp đồng hợp vốn này.
Khoản vay tài chính này sẽ giúp cho Sợi Thế Kỷ có đủ nguồn vốn để mở rộng công suất sản xuất với dự án đầu tư nhà máy mới Unitex – giai đoạn 1.
Nhà máy Unitex có công suất quy mô 60 ngàn tấn sợi/năm (giai đoạn 1: 34.000 tấn/năm; giai đoạn 2: 24.000 tấn/năm), trong đó chủ yếu phục vụ cho việc mua máy móc, thiết bị và hệ thống chính của nhà máy.
Hiện tại, dự án đã triển khai công tác xây dựng và dự kiến hoàn thành lắp đặt máy móc đưa vào hoạt động chính thức giai đoạn 1 trong quý I/2024.
Khoản vay trên được tài trợ bằng USD và có thời hạn vay là 57 tháng, sẽ được giải ngân trong năm 2023 và 2024.
Chia sẻ thêm, ông Đặng Triệu Hoà – Tổng giám đốc Sợi Thế Kỷ cho biết, dự án mở rộng công suất của nhà máy Unitex được đầu tư với công nghệ tiến tiến nhất và nâng tổng công suất Công ty lên gấp đôi các nhà máy hiện hữu (nhà máy Củ Chi và Trảng Bàng). Dự án tập trung sản xuất và cung cấp các sản phẩm chất lượng cao, sợi Recycle có các tính năng đặc biệt và các loại sợi có giá trị gia tăng khác cho các khách hàng thương hiệu.
Nhà máy được xây dựng, trang bị và lắp đặt các hệ thống tự động hoá cao như việc sử dụng robot trong các quy trình sản xuất và đóng gói, giúp Công ty nâng cao và ổn định chất lượng sản phẩm đến khách hàng, tiết giảm tiêu hao tài nguyên và tối ưu hoá hiệu quả sản xuất.
Bên cạnh đó, với việc xây dựng nhà máy mới, Công ty sẽ góp phần tạo ra nhiều công ăn việc làm hơn cho người lao động địa phương (dự kiến số lao động là 400 người).
Ngoài ra, với việc tăng tỷ lệ sản xuất các loại sợi đặc biệt thân thiện với môi trường như sợi Recycle, Recycle+ và sợi màu Dope Dye sẽ giúp Công ty nâng cao tỷ trọng sử dụng nguồn nguyên vật liệu tái chế bảo vệ môi trường (hạt nhựa PET chip tái chế từ chai nhựa đã qua sử dụng).
Thông qua đó, cắt giảm phát thải carbon footprint khoảng 50% so với sợi truyền thống, tiết kiệm nguồn nước sạch, không xả nước thải và hoá chất ra môi trường, hướng tới xây dựng một nhà máy xanh hơn và phù hợp với chiến lược phát triển bền vững của ngành dệt may Việt Nam nói riêng và theo 17 mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hiệp Quốc nói chung.
IR Awards 2023: Hoạt động công bố thông tin của nhóm Mid Cap có sự cải thiện
Trong 364 Doanh nghiệp niêm yết đạt Chuẩn Công bố thông tin trên thị trường chứng khoán năm 2023, Large Cap tiếp tục là nhóm quản trị công bố thông tin (CBTT) tốt nhất. Trong khi đó, nhóm Mid Cap có sự cải thiện trong hoạt động công bố thông tin khi tỷ lệ doanh nghiệp niêm yết đạt Chuẩn CBTT tăng trở lại.
Nguồn: Báo cáo khảo sát về hoạt động CBTT trên thị trường chứng khoán năm 2023 thuộc Chương trình IR Awards 2023
Large Cap là nhóm quản trị CBTT tốt nhất
Trong tổng số 731 doanh nghiệp niêm yết (DNNY) được khảo sát, Large Cap có 72 doanh nghiệp, chiếm 9.8% số lượng khảo sát, chiếm 83% vốn hóa toàn thị trường; Mid Cap có 219 doanh nghiệp, chiếm 30% về số lượng, tương ứng với 14% vốn hóa toàn thị trường; Small & Micro Cap có 440 doanh nghiệp, chiếm đến 60% số lượng doanh nghiệp khảo sát nhưng chỉ chiếm vỏn vẹn 3% vốn hóa.
Trong đó, Large Cap tiếp tục là nhóm quản trị CBTT trên thị trường chứng khoán tốt nhất. Nhóm Mid Cap có sự cải thiện trong hoạt động công bố thông tin khi tỷ lệ doanh nghiệp niêm yết đạt Chuẩn CBTT tăng trở lại. Trong khi đó, nhóm Small & Micro Cap có sự sụt giảm về tỷ lệ đạt Chuẩn CBTT trong kỳ khảo sát năm 2023.
Cụ thể, kết quả khảo sát cho thấy, có 44 doanh nghiệp thuộc nhóm Large Cap đạt Chuẩn CBTT năm 2023, tương ứng tỷ lệ gần 61% toàn nhóm (năm 2022, Large Cap có 47 đơn vị đạt Chuẩn CBTT, chiếm tỷ lệ 64%); Mid Cap có 118/219 doanh nghiệp, đạt tỷ lệ 54% (năm 2022, Mid Cap có 122 đơn vị đạt Chuẩn CBTT, chiếm tỷ lệ 53%) và Small & Micro Cap gồm 202/440 doanh nghiệp, đạt tỷ lệ 46% (năm 2022, Small & Micro Cap có 216 đơn vị đạt Chuẩn CBTT, chiếm tỷ lệ 50%).
DNNY ĐẠT CHUẨN CBTT GIAI ĐOẠN 2021 – 2023 THEO NHÓM VỐN HÓA
Nguồn: Báo cáo khảo sát về hoạt động CBTT trên thị trường chứng khoán từ 2021 – 2023
DANH SÁCH 44 DOANH NGHIỆP LARGE CAP ĐẠT CHUẨN CBTT NĂM 2023
Sợi Thế Kỷ (STK) tiếp cận thành công 52,5 triệu USD khoản vay hợp vốn
(ĐTCK) CTCP Sợi Thế Kỷ (mã STK – sàn HOSE) (Bên bảo lãnh) công bố thông tin về Công ty TNHH Sợi, Dệt, Nhuộm Unitex – công ty con (Bên vay) đã ký kết thành công khoản vay hợp vốn với tổng giá trị 52,5 triệu USD, tương đương gần 1.233 tỷ đồng.
Đây là khoản vay lớn nhất từ trước đến nay của Công ty. Khoản vay hợp vốn này được hợp tác và tài trợ từ 5 ngân hàng nước ngoài tại châu Á dẫn đầu là CTBC Bank và Kasikorn Bank là đầu mối thu xếp cấp tín dụng và bảo lãnh chính; Shanghai Commercial and Savings Bank (Offshore Banking Branch) và Entie Commercial Bank là các thành viên thu xếp cấp tín dụng và E.SUN Commercial Bank là thành viên thu xếp cấp tín dụng.
CTBC Bank cũng đóng vai trò là điều phối viên và đại lý đầu mối của hợp đồng hợp vốn này.
Khoản vay tài chính này sẽ giúp cho Sợi Thế Kỷ có đủ nguồn vốn để mở rộng công suất sản xuất với dự án đầu tư nhà máy mới Unitex – giai đoạn 1.
Nhà máy Unitex có công suất quy mô 60 ngàn tấn sợi/năm (giai đoạn 1: 34.000 tấn/năm; giai đoạn 2: 24.000 tấn/năm), trong đó chủ yếu phục vụ cho việc mua máy móc, thiết bị và hệ thống chính của nhà máy.
Hiện tại, dự án đã triển khai công tác xây dựng và dự kiến hoàn thành lắp đặt máy móc đưa vào hoạt động chính thức giai đoạn 1 trong quý I/2024.
Khoản vay trên được tài trợ bằng USD và có thời hạn vay là 57 tháng, sẽ được giải ngân trong năm 2023 và 2024.
Chia sẻ thêm, ông Đặng Triệu Hoà – Tổng giám đốc Sợi Thế Kỷ cho biết, dự án mở rộng công suất của nhà máy Unitex được đầu tư với công nghệ tiến tiến nhất và nâng tổng công suất Công ty lên gấp đôi các nhà máy hiện hữu (nhà máy Củ Chi và Trảng Bàng). Dự án tập trung sản xuất và cung cấp các sản phẩm chất lượng cao, sợi Recycle có các tính năng đặc biệt và các loại sợi có giá trị gia tăng khác cho các khách hàng thương hiệu.
Nhà máy được xây dựng, trang bị và lắp đặt các hệ thống tự động hoá cao như việc sử dụng robot trong các quy trình sản xuất và đóng gói, giúp Công ty nâng cao và ổn định chất lượng sản phẩm đến khách hàng, tiết giảm tiêu hao tài nguyên và tối ưu hoá hiệu quả sản xuất.
Bên cạnh đó, với việc xây dựng nhà máy mới, Công ty sẽ góp phần tạo ra nhiều công ăn việc làm hơn cho người lao động địa phương (dự kiến số lao động là 400 người).
Ngoài ra, với việc tăng tỷ lệ sản xuất các loại sợi đặc biệt thân thiện với môi trường như sợi Recycle, Recycle+ và sợi màu Dope Dye sẽ giúp Công ty nâng cao tỷ trọng sử dụng nguồn nguyên vật liệu tái chế bảo vệ môi trường (hạt nhựa PET chip tái chế từ chai nhựa đã qua sử dụng).
Thông qua đó, cắt giảm phát thải carbon footprint khoảng 50% so với sợi truyền thống, tiết kiệm nguồn nước sạch, không xả nước thải và hoá chất ra môi trường, hướng tới xây dựng một nhà máy xanh hơn và phù hợp với chiến lược phát triển bền vững của ngành dệt may Việt Nam nói riêng và theo 17 mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hiệp Quốc nói chung.
“SỢI THẾ KỶ KIÊN ĐỊNH ĐI THEO XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG”
Là doanh nghiệp hoạt động trong ngành dệt may – một trong những ngành thải ra nhiều chất ô nhiễm, nhưng Công ty Cổ phần Sợi Thế Kỷ (STK) đã định vị thành công hình ảnh doanh nghiệp kiên định đi theo xu hướng phát triển bền vững (PTBV), qua đó cũng nắm bắt được cơ hội từ xu hướng “tiêu dùng xanh”. Theo ông Đặng Triệu Hòa, Tổng Giám đốc Công ty, mặc dù phải trải qua những thăng trầm, đối diện với nhiều thách thức trong ngắn hạn nhưng với chiến lược PTBV, cải thiện liên tục quản trị công ty (QTCT) thì bức tranh dài hạn, STK là doanh nghiệp có tăng trưởng ổn định.
Ông Đặng Triệu Hòa
Thưa ông, trong nhiều năm gần đây STK luôn lọt vào danh sách Top 10 Báo cáo PTBV tốt nhất và lần lượt đoạt giải cao vào các năm 2020, 2021 và 2022, cạnh tranh trực tiếp và sòng phẳng với các doanh nghiệp vốn hóa lớn. Xin ông chia sẻ những bước đi của của STK để có được thành công nói trên?
Ngay từ khi thành lập, STK luôn cố gắng cân bằng giữa tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường và phát triển xã hội. Triết lý kinh doanh đó có thể được tóm tắt trong tuyên ngôn sứ mệnh của Công ty được viết từ ngày đầu thành lập: “Chúng tôi ứng dụng công nghệ tiên tiến, thân thiện với môi trường, quản trị hiện đại, đội ngũ chuyên nghiệp và văn hóa doanh nghiệp cầu tiến sáng tạo, thông qua tiết giảm tiêu hao nguồn tài nguyên, năng lượng, bảo vệ môi trường thiên nhiên để đóng góp cho xã hội, mang đến cho cộng đồng những sản phẩm dịch vụ hiện đại và thân thiện”.
Với định hướng đó, khi xây dựng chiến lược kinh doạnh, Công ty luôn chú trọng phát triển những sản phẩm thân thiện với môi trường, đầu tư máy móc thiết bị có tính năng thân thiện với môi trường (đảm bảo chất lượng sản phẩm, giảm phế phẩm), áp dụng các biện pháp tái sử dụng vật liệu và giảm tiêu thụ nước và điện. Đối với con người và xã hội, bên cạnh chính sách lương thưởng cạnh tranh, Công ty cũng không ngừng đào tạo nâng cao kỹ năng và tạo cơ hội thăng tiến cho người lao động. Đồng thời, STK đã và đang áp dụng các thông lệ tốt nhất trong QTCT để đảm bảo tính công bằng và minh bạch. Chúng tôi luôn chia sẻ những lợi ích và thành tựu với các bên liên quan bao gồm nhân viên, nhà cung cấp, khách hàng, nhà đầu tư và đối tác kinh doanh để cùng nhau phấn đấu vươn lên và xây dựng một tương lai tươi sáng hơn.
Định hướng PTBV nói trên được Công ty tuyên truyền đến tất cả người lao động và cụ thể hóa thành các chỉ tiêu hoạt động cụ thể (KPI) cho từng phòng ban (ví dụ như phòng kinh doanh sẽ được giao chỉ tiêu nâng tỷ trọng sợi tái chế trong tổng doanh thu; nhà máy sẽ được giao chỉ tiêu tỷ lệ sản phẩm đạt chuẩn, tỷ lệ sợi phế, định mức tiêu hao nguyên vật liệu; bộ phận cơ điện được giao chỉ tiêu giảm định mức tiêu thụ điện, nước; bộ phận nhân sự được giao chỉ tiêu tỷ lệ đáp ứng nhân sự, tỷ lệ nhân sự nghỉ việc, các chỉ tiêu về đào tạo nhân sự…). Các KPI này được giám sát chặt chẽ hàng tháng và Ban Lãnh đạo sẽ yêu cầu các bộ phận liên quan giải thích lý do tại sao không đạt được KPI và các bộ phận cần đề xuất các giải pháp để giải quyết các vấn đề phát sinh hoặc để cải thiện KPI.
Công ty bắt đầu thực hiện Báo cáo PTBV từ năm 2015 để ghi nhận lại toàn bộ quá trình xây dựng chiến lược PTBV, lập và thực thi kế hoạch PTBV nói trên. Theo thời gian, Công ty đã dần hoàn thiện và bổ sung thêm các hạng mục để báo cáo phản ánh được toàn diện các khía cạnh trong hoạt động PTBV của Công ty.
Năm 2022 doanh nghiệp ở hầu hết các ngành hàng đều khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh do phải đối mặt với nhiều vấn đề như thiếu vốn, lãi suất tăng cao… Đối với STK, trong năm qua, Công ty đã phải đối mặt với những khó khăn nào và STK đã có những giải pháp gì để vượt qua khó khăn, tiếp tục khẳng định vị thế vững chắc của mình trên thương trường?
Trong năm qua, khó khăn lớn nhất mà STK phải đối mặt lạm phát tăng buộc các nước phải thực thi chính sách tiền tệ thắt chặt khiến người dân giảm chi tiêu, đặc biệt các thị trường nhập khẩu hàng may mặc chủ chốt như Mỹ và Liên minh châu Âu (EU), dẫn đến nhu cầu hàng may mặc sụt giảm và do đó nhu cầu sợi cũng bị giảm theo.
Chính vì vậy, để hoàn thành kế hoạch kinh doanh đặt ra từ đầu năm, STK nhắm tới phân khúc sản phẩm giá trị gia tăng cao – đây là phân khúc khách hàng vẫn còn có nhu cầu và STK có ưu thế về mặt công nghệ để đáp ứng yêu cầu của khách hàng trong khi lợi nhuận cũng tốt hơn các sản phẩm khác.
Bên cạnh đó, Công ty cũng tiến hành rà soát, đánh giá rủi ro và kiện toàn hoạt động nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ, tiết kiệm chi phí và tăng cường khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp. Hiện nay, khoản nợ vay của STK khá ít (chủ yếu là nợ vay ngắn hạn để tài trợ vốn lưu động – hệ số vốn vay/vốn chủ sở hữu của STK hiện ở mức 0.3 lần) nên tác động của tăng lãi suất và tỷ giá tới kết quả hoạt động không nhiều. Tuy nhiên, Công ty cũng có biện pháp để giảm bớt vốn vay ngắn hạn nhằm tiết giảm chi phí tài chính.
Để phát huy truyềnthống của một trong những doanh nghiệp thuộc nhóm lá cờ đầu trong ngành dệt may Việt Nam, xin ông chia sẻ những hướng đi cụ thể trong năm 2023?
Trong năm 2023, STK sẽ tiếp tục đẩy mạnh việc bán các sản phẩm sợi thân thiện với môi trường như sợi tái chế (làm từ chai nhựa đã qua sử dụng – sản phẩm này có thể cắt giảm phát thải khí nhà kính khoảng 50% so với sợi nguyên sinh), sợi màu (được tạo ra bằng cách trộn hạt màu với polymer nung chảy – sản phẩm này giúp các nhà máy dệt bỏ qua công đoạn nhuộm và nhờ đó tiết kiệm gần 90% nước sạch và cắt giảm nước thải và hóa chất vào môi trường).
Trong 9 tháng đầu năm 2022, sợi tái chế chiếm 51% trong tổng doanh thu của STK. Công ty đặt mục tiêu tăng tỷ trọng này lên trên 60% trong năm 2023. Công ty cũng tiếp tục phát triển thêm các tính năng đặc biệt cho sợi tái chế (như sợi hút ẩm, chống tia cực tím, có độ co dãn cao) để tạo thêm giá trị gia tăng cho người tiêu dung và qua đó thúc đẩy nhu cầu sợi tái chế. Bên cạnh đó, Công ty cũng triển khai hoạt động kiểm toán nội bộ để đánh giá rủi ro, từ đó kiện toàn hoạt động, nâng cao QTCT và đảm bảo sự PTBV của Công ty.