COMPANY’S NEWS
Tin công ty-news
Ấn tượng 6 báo cáo Phát triển bền vững tốt nhất Cuộc bình chọn Doanh nghiệp niêm yết năm 2024

6 doanh nghiệp xuất sắc nhất ở hạng mục Báo cáo Phát triển bền vững (PTBV) đã được vinh danh trong Lễ trao giải Cuộc bình chọn Doanh nghiệp niêm yết (VLCA) lần thứ 17 – năm 2024 diễn ra ngày 16/11 vừa qua.
Tổng quan về Báo cáo phát triển bền vững năm nay cho thấy sự tiến bộ rõ rệt cả về số lượng và chất lượng. Ngoài việc giữ vững vị trí của các doanh nghiệp quen thuộc, nhiều gương mặt mới được đánh giá cao về cấu trúc báo cáo mặc dù là năm đầu tiên thực hiện.
Số lượng các công ty lập báo cáo PTBV riêng biệt năm nay đã tăng kỷ lục từ 21 lên 33 nối tiếp đà tăng liên tục qua các năm. Đây cũng là mùa báo cáo có số lượng báo cáo PTBV riêng biệt cao nhất và số lượng các báo cáo được vào vòng chung khảo cao nhất trong 12 năm qua.
Trong đó, có đến 10 báo cáo (chiếm gần 30%) được soạn lập bởi các doanh nghiệp ngành dịch vụ tài chính, gồm 6 báo cáo từ ngân hàng, 2 báo cáo từ bảo hiểm và 2 báo cáo từ các công ty tài chính và chứng khoán.
Hội đồng Bình chọn đã chọn ra 6 doanh nghiệp có báo cáo PTBV tốt nhất để trao giải, trong đó:
- 1 giải nhất: Vinamilk (VNM)
- 1 giải nhì: Sợi Thế Kỷ (STK)
- 3 giải khuyến khích:
- Tính đầy đủ: Dược phẩm Imexpharm (IMP)
- Tính tin cậy: Phân bón Dầu khí Cà Mau (DCM)
- Tính trình bày: Tập đoàn Bảo Việt (BVH)
- Giải doanh nghiệp có báo cáo Quản lý khí thải nhà kính tốt nhất: Vinamilk (VNM)
Hội đồng Bình chọn đã chỉ ra những điểm mới, tích cực của các báo cáo PTBV xuất sắc nhất – nổi bật là sự tiến bộ trong việc áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế tiếp tục được duy trì, mở rộng và chiến lược bền vững của các doanh nghiệp.
VINAMILK – Hành trình xanh, tương lai bền vững
![]() |
Ông Lê Trọng Minh, Tổng Biên tập Báo Đầu tư, đồng Trưởng Ban Tổ chức Cuộc bình chọn trao chứng nhận Giải quán quân Báo cáo Phát triển bền vững cho đại diện Vinamilk (VNM). Ảnh: Lê Toàn |
Năm 2023 đánh dấu bước tiến lớn của Vinamilk trong việc giảm thiểu tác động môi trường, đặc biệt là cam kết Net Zero vào năm 2050. Là doanh nghiệp sữa đầu tiên tại Việt Nam tham gia Sáng kiến Toàn cầu về Net Zero, Vinamilk đã triển khai chương trình “Vinamilk Pathways to Dairy Net Zero 2050”. Công ty đặt ra mục tiêu giảm 15% khí nhà kính vào năm 2027 và đạt mức phát thải bằng 0 vào năm 2050.
Trong năm qua, Vinamilk cũng đã đạt được những thành quả đáng kể, bao gồm trung hòa 17.560 tấn CO2, tương đương với việc trồng 1,7 triệu cây xanh. Các nhà máy và trang trại của công ty tuân thủ tiêu chuẩn ISO 14064 và đạt chứng nhận trung hòa carbon theo chuẩn PAS 2060:2014. Vinamilk còn tiết kiệm hơn 877.125 kWh năng lượng xanh, trồng thêm 1,1 triệu cây xanh, và chuyển sang sử dụng túi nhựa tự hủy sinh học. Những nỗ lực này không chỉ đóng góp vào mục tiêu phát triển bền vững quốc gia mà còn giúp công ty duy trì vị thế tiên phong trong ngành sữa toàn cầu.
Những nỗ lực này không chỉ củng cố vị thế của Vinamilk tại Việt Nam mà còn nâng cao uy tín của doanh nghiệp trên trường quốc tế; đồng thời, đóng góp tích cực vào mục tiêu phát triển bền vững quốc gia.
![]() |
Ông Dominic Scriven OBE, Chủ tịch Công ty Quản lý quỹ Dragon Capital Việt Nam trao chứng nhận giải có báo cáo Quản lý khí thải nhà kính tốt nhất cho đại diện Vinamilk (VNM). Ảnh: Lê Toàn |
Vinamilk xứng đáng được vinh danh ở hai hạng mục Báo cáo Phát triển bền vững tốt nhất và Công bố thông tin khí nhà kính tốt nhất.
STK – Thách thức song hành cơ hội
![]() |
Bà Trần Anh Đào, Phó tổng giám đốc Phụ trách Ban điều hành Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM (HOSE), Chủ tịch Hội đồng Bình chọn Doanh nghiệp niêm yết 2024 trao giải Nhì báo cáo PTBV cho đại diện Sợi Thế Kỷ (STK). Ảnh: Lê Toàn |
Năm 2024, Sợi Thế Kỷ (STK) tiếp tục thể hiện cam kết và đầu tư về Phát triển Bền vững (PTBV) một cách mạnh mẽ với một báo cáo PTBV riêng được trình bày theo một cơ cấu nội dung khá hợp lý, bám theo các nhóm tiêu chuẩn GRI và có những liên kết cụ thể với báo cáo thường niên. Các trọng tâm, các cam kết PTBV gắn với đặc thù ngành được khẳng định rõ ràng thông qua thông điệp của lãnh đạo STK.
Báo cáo của STK cũng là một trong những số ít đơn vị đưa ra được cam kết chiến lược cụ thể về cắt giảm khí nhà kính 29,4% trong giai đoạn 2023-2027 cho một nhãn hàng cụ thể dựa trên SBTi.
Đặc biệt trong báo cáo PTBV 2024, STK tập trung nhiều thông tin về việc triển khai và áp dụng thành công các sáng kiến về PTBV/ESG theo những thông lệ tốt về quản lý, đo lường và công bố thông tin về KNK đối với nhà máy Trảng Bàng như một ví dụ điển hình, bao gồm cam kết SBTi, đánh giá và kiểm kê Phạm vi 1 và Phạm vi 2 với sự tham gia của một bên tư vấn độc lập.
STK xứng đáng với giải Nhì Báo cáo Phát triển bền vững tốt nhất 2024.
Hội đồng Bình chọn đã trao 3 giải khuyến khích cho 3 hạng mục Tính Đầy đủ là IMP, tính Tin cậy DCM, tính Trình bày BVH
![]() |
Ông Ren Varma, Giám đốc khu vực Đông Nam Á Lục địa, Hiệp hội Kế toán công chứng Anh (ACCA) trao chứng nhận cho các đơn vị đoạt giải, gồm Imexpharm, Đạm Cà Mau và Tập đoàn Bảo Việt. Ảnh: Lê Toàn |
Imexpharm – Bước tiến vượt bậc
Trong mùa giải năm 2023, Ban tổ chức đã nhận định báo cáo Phát triển bền vững của Imexpharm rất có tiềm năng đạt được thứ hạng cao hơn và dự đoán đó đã thành hiện thực trong năm nay. Imexpharm đã lọt vào Top 5 Báo cáo Phát triển bền vững tốt nhất và được trao giải Báo cáo Phát triển bền vững có tính đầy đủ nhất.
![]() |
Ông Ren Varma, Giám đốc khu vực Đông Nam Á Lục địa, Hiệp hội Kế toán công chứng Anh (ACCA) trao chứng nhận giải Báo cáo phát triển bền vững có tính đầy đủ nhất cho đại diện Imexpharm (IMP). Ảnh: Lê Toàn |
Kết quả cho thấy nỗ lực không ngừng của Imexpharm và cam kết chất lượng báo cáo phát triển bền vững trong nhiều năm qua. Đây cũng là một phần trong cam kết “Chăm sóc sức khỏe toàn diện cho tương lai Việt Nam” mà Imexpharm đã sử dụng làm tiêu đề của báo cáo phát triển bền vững năm nay.
Bảng điểm năm 2024 cho thấy Imexpharm tăng 20 điểm ở hạng mục tính đầy đủ. Hạng mục này bao gồm các tiêu chí rất quan trọng của một báo cáo phát triển bền vững như đánh giá trọng yếu, sự tham gia của các bên liên quan, chiến lược, bối cảnh và các chỉ số hoạt động…
Đối với một đơn vị sản xuất, chỉ số phát thải khí nhà kính là một chỉ số rất quan trọng. Imexpharm đã công bố kết quả đo lường khí nhà kính và so sánh mức phát thải qua các năm.
DCM – Kiến tạo giá trị bền vững hơn, thịnh vượng hơn
Mặc dù là năm đầu tiên lập báo cáo phát triển bền vững riêng biệt, Báo cáo của DCM khá đầy đủ, chi tiết và đặc biệt thể hiện độ tin cậy cao.
Về mặt chiến lược, Thông điệp của Chủ tịch Hội đồng quản trị đã nêu được cam kết chung ở các mặt bao gồm “Định hướng phát triển các sản phẩm chất lượng cao và thân thiện môi trường.” và “có trách nhiệm với cộng đồng, xã hội…”. Định hướng chiến lược này được chi tiết hóa ở nhiều lĩnh vực cụ thể như công nghệ sạch, năng lượng, (biến đổi khí hậu) giảm cường độ phát thải khí nhà kính ở cả ba phạm vi…
Về quản trị, DCM đã thành lập Ủy ban ESG – đơn vị chuyên môn trực thuộc Hội đồng quản trị có các chức năng tham mưu, tư vấn, giám sát các lĩnh vực liên quan đến phát triển bền vững và quản trị công ty cho Hội đồng quản trị, với chức năng tương đối rõ ràng. Quản lý rủi ro cũng được trình bày cụ thể, bao gồm rủi ro phát triển bền vững một cách chi tiết.
![]() |
Ông Ren Varma, Giám đốc khu vực Đông Nam Á Lục địa, Hiệp hội Kế toán công chứng Anh (ACCA) trao chứng nhận giải Báo cáo phát triển bền vững có độ tin cậy cao nhất cho đại diện Đạm Cà Mau (DCM). Ảnh: Lê Toàn |
Các điểm sáng khác của báo cáo DCM có thể kể đến là: Bao gồm chỉ tiêu phấn đấu giảm phát thải khí nhà kính 2023-2030 và đa dạng sinh học, đề cập đến nhiều biện pháp thực hiện. Ngoài ra, báo cáo còn có đảm bảo 4 chỉ tiêu từ Deloitte Vietnam về điện, nước tiêu thụ và lao động.
BVH – Sống bền vững cùng Bảo Việt
Mặc dù khá dài (263 trang, tăng 23 trang so với báo cáo năm trước) nhưng do cấu trúc chặt chẽ, bao gồm các tham chiếu, phần tóm tắt và minh họa sáng tạo, đồ thị đa dạng, thẩm mỹ, định dạng PDF tương tác…, Báo cáo Phát triển bền vững của BVH tiếp tục là một trong những báo cáo chuẩn và đẹp của năm nay.
![]() |
Ông Ren Varma, Giám đốc khu vực Đông Nam Á Lục địa, Hiệp hội Kế toán công chứng Anh (ACCA) trao chứng nhận giải Báo cáo phát triển bền vững có cách trình bày tốt nhất cho đại diện Tập đoàn Bảo Việt (BVH). Ảnh: Lê Toàn |
Về mặt chiến lược phát triển bền vững, mặc dù có các thay đổi ở thượng tầng lãnh đạo, Báo cáo vẫn cho thấy BVH tiếp tục kiên trì và có được sự cam kết cao nhất qua Thông điệp của Phụ trách Hội đồng quản trị, với sự tập trung vào phúc lợi xã hội. Điều này cũng đã thể hiện rõ ở sự tiến bộ đáng ghi nhận trong đánh giá (tự khai) của BVH cho bộ tiêu chí S&P Global ESG Score đã có 2 trong 3 lãnh vực trên mức trung bình ngành (thêm một lãnh vực là xã hội so với năm 2022). Điều này là đáng khích lệ vì BVH là một trong những đơn vị đầu tiên trên thị trường tự nguyện tham gia đánh giá ESG theo các chỉ tiêu được quốc tế công nhận.
Phần báo cáo về tác động môi trường của BVH tương đối đầy đủ, bao gồm cả theo dõi và kiểm soát lượng khí thải nhà kính và có Báo cáo Khí thải nhà kính (GHG Protocol) tại các tòa nhà Bảo Việt và bao gồm các phân tích biến động.
Nhìn chung, Báo cáo BVH tiếp tục là một báo cáo phát triển bền vững bài bản, chuẩn mực.
OCB – Hành trình chuyển đổi ngân hàng xanh
Đây là năm đầu tiên OCB lập báo cáo phát triển bền vững. Nhìn chung, báo cáo được lập khá chỉn chu, cấu trúc chặt chẽ, đầy đủ các chỉ tiêu cơ bản và trình bày đẹp mắt.
Về mặt chiến lược, Thông điệp của Chủ tịch Hội đồng quản trị khá rõ ràng với cam kết phát triển bền vững trên các lĩnh vực hoạt động của Ngân hàng, “với mục tiêu trở thành ngân hàng Xanh tiên phong tại Việt Nam trong việc chuyển đổi số và xây dựng hội sở theo chuẩn công trình xanh…”; đồng thời, gia tăng quy mô “của tín dụng xanh tăng dần trung bình 8 – 10% toàn bộ Ngân hàng”.
![]() |
Ông Nguyễn Tiến Dũng, Phó Tổng giám đốc Sở Giao dịch Chứng Khoán Việt Nam (VNX) trao chứng nhận giải Tiến bộ vượt trội ở hạng mục báo cáo Phát triển bền vững cho đại diện ngân hàng OCB. Ảnh: Lê Toàn |
Về quản trị, OCB đã thành lập Ủy ban Phát triển bền vững trực thuộc Hội đồng quản trị và Giám đốc Phát triển bền vững với các chức năng và nhiệm vụ rõ ràng. Báo cáo về khí nhà kính khá chi tiết và rõ ràng bao gồm các số liệu so sánh qua các năm 2021 – 2023.
Về chuẩn mực, báo cáo có tham chiếu GRI với số trang cụ thể và trình bày đúng theo cấu trúc của GRI.
Trong năm đầu tiên của mình báo OCB đã thể hiện được tiềm năng của một báo cáo tốt, bài bản, được trình bày súc tích và sáng sủa và xứng đáng nhận được giải Báo cáo Phát triển bền vững tiến bộ nhất
Bản tin IR kỳ 39 Q3 & 9M2024
Nhập thông tin để tải bản tin
Bản tin IR kỳ 38 Q2 & 6M2024
Nhập thông tin để tải bản tin
Bản tin IR kỳ 37 Q1.2024
Nhập thông tin để tải bản tin
Bản tin IR kỳ 36 Q4 & FY2023
Nhập thông tin để tải bản tin
Sợi Thế Kỷ: Quản trị rủi ro vì mục tiêu phát triển bền vững
Sợi Thế Kỷ: Quản trị rủi ro vì mục tiêu phát triển bền vững
Với nền tảng vững chắc về kỹ thuật báo cáo, mức độ dồi dào về thông tin sẵn có cũng như các đảm bảo độc lập đang được duy trì, Công ty cổ phần Sợi Thế Kỷ (mã STK) luôn duy trì được một vị thế tốt trong các cuộc bình chọn báo cáo phát triển bền vững.
Liên tục nhiều năm qua, Sợi Thế Kỷ luôn thể hiện sự kiên định với mục tiêu phát triển bền vững và đạt được thành quả xứng đáng. Điển hình trong bối cảnh còn nhiều thách thức đối với ngành, Sợi Thế Kỷ vẫn đang cho thấy sự thích ứng linh hoạt, sức chống chọi tốt, ghi nhận các điểm sáng như việc thu hút các đơn hàng sợi tái chế có giá trị gia tăng cao với khách hàng Nhật Bản, tiếp tục mở rộng thêm được tệp khách hàng khi có thêm 12 khách hàng mới trong 9 tháng năm 2023.
Những nỗ lực thực tế này đều được đội ngũ Sợi Thế Kỷ “ghi lại”, chuyển tải một cách xuất sắc thông qua báo cáo thường niên, báo cáo phát triển bền vững, qua đó cung cấp cho các bên liên quan, công chúng đầu tư một bức tranh đầy đủ thông tin. Đó cũng là lý do chính giúp báo cáo thường niên của Công ty lọt Top 20 báo cáo thường niên 2023 tốt nhất nhóm phi tài chính; liên tục nằm trong Top 10 báo cáo phát triển bền vững tốt nhất – trong khuôn khổ Cuộc bình chọn Doanh nghiệp niêm yết, và năm nay, báo cáo phát triển bền vững của Sợi Thế Kỷ tiếp tục nằm trong Top 5, đạt hạng mục giải Báo cáo có tính tin đầy đủ nhất.
Với chủ đề “Quản trị rủi ro vì mục tiêu phát triển bền vững”, Sợi Thế Kỷ tiếp tục thể hiện một cách nhất quán các rủi ro về môi trường và xã hội cũng như các cách thức mà Công ty thực hiện để quản lý các rủi ro này. Theo đánh giá của Hội đồng bình chọn, với việc sử dụng tiêu chuẩn báo cáo GRI một cách “chắc tay” tương tự như các năm trước, Sợi Thế Kỷ đã thể hiện một cách có hệ thống các sáng kiến, nỗ lực trong chặng đường phát triển bền vững của mình.
Ngoài ra, Sợi Thế Kỷ đã cung cấp rất nhiều đảm bảo cho các chỉ số báo cáo về môi trường và xã hội. Việc đảm bảo được thực hiện từ nhiều nguồn khác nhau và tạo được mức độ tin cậy tương đối tốt.
Một điểm mới trong năm nay của Sợi Thế Kỷ chính là việc tham gia vào dự án công bố phát thải các-bon của mình trong khuôn khổ dự án CDP (Carbon Disclosure Project). Sợi Thế Kỷ là một trong số rất ít doanh nghiệp niêm yết công bố thông tin theo khung CDP. Một điểm mạnh khác của Sợi Thế Kỷ là việc công bố các chỉ tiêu ESG, đặc biệt là các chỉ tiêu về môi trường một cách đầy đủ và lượng hóa rất cao.
Con số đáng chú ý, theo USFIA Benchmarking Study 2023, các thương hiệu thời trang đã tăng tỷ trọng mua hàng từ Việt Nam từ mức 96% (năm 2022) lên 100% (năm 2023). Kết quả này đến từ nhu cầu phân tán rủi ro về nguồn cung nguyên liệu đầu vào, nên các công ty thời trang Mỹ có xu hướng dịch chuyển và tìm kiếm nguồn cung từ nhiều quốc gia khác, ngoài Trung Quốc.
Các thương hiệu này, hầu hết đều có các cam kết và đã thực hiện chiến dịch truyền thông mạnh mẽ hơn về trách nhiệm của họ hướng đến môi trường, nhân quyền, xã hội. Bởi vậy, những doanh nghiệp Việt Nam, đáp ứng tốt các tiêu chuẩn ESG, như Sợi Thế Kỷ, sẽ có cơ hội lớn để trở thành đối tác cung ứng chiến lược cho thương hiệu này, qua đó, vươn tầm phát triển và hội nhập tốt ngay khi điều kiện thị trường chín muồi.
Theo lộ trình của Sợi Thế Kỷ, Công ty vẫn tiếp tục nghiên cứu và cho ra đời các sản phẩm đa dạng, thân thiện môi trường, chất lượng cao, sợi có thêm các tính năng đặc biệt tạo giá trị gia tăng cho người tiêu dùng (như sợi chống cháy, co dãn cao, hút ẩm, chống tia UV…); tiếp tục chinh phục để mở rộng những thị trường mới ở châu Âu, Mỹ, Mexico (với hoạt động xuất khẩu trực tiếp).
Bên cạnh đó, Công ty cũng đẩy mạnh việc bán hàng theo hình thức xuất khẩu tại chỗ cho các khách hàng làm vải phục vụ hàng may mặc xuất khẩu sang Mỹ, Canada, châu Âu, Nhật Bản nhằm đón các đơn hàng dịch chuyển từ Trung Quốc sang Việt Nam. Bên cạnh đó, Công ty cũng có kế hoạch tăng tỷ trọng điện tái tạo trong tổng nguồn điện cung ứng nhằm đáp ứng mục tiêu cắt giảm khí nhà kính và từng bước đưa ra cam kết cắt giảm khí nhà kính theo sáng kiến SBTi.
Đối với dự án Unitex đang được triển khai đúng tiến độ để hoàn tất khâu nhập khẩu máy móc vào quý I/2024 và hoàn tất xây dựng vào cuối quý. Dự kiến bắt đầu đưa vào hoạt động nhà máy Unitex giai đoạn 1 (36.000 tấn/năm) vào hoạt động từ quý II/2024. Đây là dự án được nhiều chuyên gia phân tích kỳ vọng, khi đi vào vận hành giúp Sợi Thế Kỷ nâng tổng công suất lên 96.000 tấn/năm nhằm đón đầu nhu cầu tăng trưởng cho sợi tái chế và sợi nguyên sinh, tại cả thị trường xuất khẩu và nội địa. Dự kiến, khi nhà máy Unitex được hoàn thiện vào năm 2025, Sợi Thế Kỷ sẽ trở thành nhà sản xuất sợi lớn thứ hai trên cả nước.
Đây sẽ là tiền đề cho Sợi Thế Kỷ đón đầu xu hướng thời trang xanh khi các nhãn hàng lớn đều cam kết hành động chống biến đổi khí hậu và sử dụng sợi tái chế đạt tỷ lệ 50 – 100% đến năm 2025 và dự trữ nguồn lực chuẩn bị cho thời điểm thị trường phục hồi.
Nguồn: Báo Đầu tư chứng khoán
Sợi Thế Kỷ được VIOD vinh danh là Hội Đồng Quản Trị của Năm
Sợi Thế Kỷ được VIOD vinh danh là Hội Đồng Quản Trị của Năm
Ngày 23/11/2023, tại Diễn đàn thường niên về Quản Trị Công ty lần thứ 6 – năm 2023 (“AF6”), Hội Đồng Quản Trị của Sợi Thế Kỷ đã được Viện Thành viên Hội đồng Quản trị Việt Nam (“VIOD”) vinh danh là “Hội Đồng Quản Trị của Năm”.
Đây là lần đầu tiên VIOD trao danh hiệu này cho các Hội Đồng Quản Trị của các công ty niêm yết tại Việt Nam. Cuộc bình chọn trải qua 2 vòng đánh giá sơ khảo và chung khảo trên cơ sở các tiêu chí đánh giá bao gồm Hiệu quả HĐQT (Board Performance), Quản trị ESG/Quản trị vai trò Các bên hữu quan (ESG score), Chất lượng Quản trị công ty tổng thể (CG score). Hội đồng chung khảo gồm các chuyên gia và đại diện đến từ cơ quan quản lý – Sở Giao dịch chứng khoán Việt Nam, cơ quan ban hành luật, Công ty kiểm toán Deloitte, cơ quan truyền thông và VIOD.
Theo VIOD, vượt qua hơn 500 công ty niêm yết khác, HĐQT của 5 công ty gồm Vinamilk, FPT, PNJ, Thành Thành Công và Sợi Thế Kỷ được vinh danh nhờ năng lực lãnh đạo với tầm nhìn xa, văn hóa quản trị công ty, tính chuyên nghiệp, hiệu quả của Hội đồng Quản trị và chất lượng Quản trị E&S.
Giải thưởng này là sự ghi nhận những nỗ lực của HĐQT trong việc xây dựng, thực thi chiến lược kinh doanh bền vững cũng như đảm bảo sự minh bạch, công bằng trong quản trị công ty, bảo vệ lợi ích cổ đông và tạo giá trị cho các bên hữu quan. Đây là động lực để HĐQT công ty tiếp tục hoàn thiện công tác quản trị và chiến lược kinh doanh trong những năm tới.
Bản tin IR kỳ 35 – Q3.2023
Nhập thông tin để tải bản tin
Ông Đặng Triệu Hòa – Tổng Giám Đốc Sợi Thế Kỷ trả lời phỏng vấn về định hướng cắt giảm khí nhà kính tại Sợi Thế Kỷ
Ông Đặng Triệu Hòa – Tổng Giám Đốc
Sợi Thế Kỷ trả lời phỏng vấn về định hướng cắt giảm khí nhà kính tại Sợi Thế Kỷ
Trong những năm gần đây, Sợi Thế Kỷ
đã và đang nỗ lực trong công cuộc “xanh hóa” doanh nghiệp. Mục tiêu chúng tôi
hướng đến sau cùng là lan tỏa các giá trị tốt đẹp đến cộng đồng doanh nghiệp Việt
Nam cùng chung tay bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.
Chiều 12/09/2023, tại Studio của
Vietcetera, chúng tôi đã có cuộc bàn luận sôi nổi xung quanh chủ đề Cắt giảm
khí nhà kính. Sự xuất hiện của đại diện STK – Tổng giám đốc Đặng Triệu Hòa –
trong tập podcast này hứa hẹn sẽ đem đến cho thính giả những thông tin thú vị
xoay quanh khí nhà kính và góc nhìn chân thực từ doanh nghiệp sản xuất sợi dệt
may và các biện pháp giảm phát thải đang được áp dụng tại STK.
Với sản phẩm sợi tái chế được sản
xuất bằng công nghệ tái chế chai nhựa, STK góp phần giảm rác thải tái chế ra đại
dương, giảm khí thải carbon footprint so với sợi truyền thống. Đồng thời, STK
cũng lắp đặt hệ thống điện mặt trời áp mái ở hai nhà máy Củ Chi và Trảng Bàng với
công suất 7.4Mwp/năm để tận dụng nguồn năng lượng tái tạo, thân thiện với môi
trường. Việc tái sử dụng và tuần hoàn nước được áp dụng trong sản xuất cho các
công đoạn dệt – nhuộm, kết hợp tái sử dụng ống giấy và pallet. Song song với việc
công bố các đánh giá về mức phát thải khí nhà kính của công ty cũng như các biện
pháp để giảm thiểu tác động KNK lên hệ thống CDP, STK đang trong quá trình ký kết
cam kết SBTi với một khách hàng thương hiệu với mục tiêu giảm lượng điện tiêu
thụ 4,2% mỗi năm trong vòng 5 năm liên tục.
Với nỗ lực
thiết thực và sự quyết liệt trong thực thi, STK đã gián tiếp tái chế được hơn
4,5 tỷ chai nhựa đã qua sử dụng và qua đó cắt giảm khoảng 36,791 tấn CO2 qui đổi
tính đến tháng 7/2023. Hệ thống điện mặt trời giúp giảm carbon footprint khoảng
7,4% hàng năm và hơn 338 ngàn tấn CO2 trong suốt vòng đời dự án. Trong
năm 2022, tỷ lệ tái chế lại phế phẩm chiếm hơn 90% tổng phế phẩm tạo ra. Bình
quân hiện nay ống giấy POY sau khi sử dụng có thể tái sử dụng lại 3,15 lần, góp
phần giảm thiểu sự tác động tới môi trường thông qua việc giảm số lượng ống
giấy sử dụng trong sản xuất, trong năm 2022, tỷ lệ tái sử dụng nguyên vật liệu
(ống giấy) năm 2022 là 20%; tuần hoàn và tái sử dụng 6.571 m3 nước,
nhằm giúp gián tiếp giảm việc tiêu hao và sử dụng tài nguyên thiên nhiên, hạn
chế phát thải CO2 ra môi trường.
Để hiểu
sâu hơn câu chuyện nỗ lực giảm phát thải của STK, mời bạn lắng nghe toàn bộ tập
podcast “Hiệu quả đo lường khí nhà kính – Bít Tất #263” hiện có mặt trên 3 nền
tảng:
Spotify: Link
Facebook: Link
Instagram: Link