Phạm Ngọc Thái
Sợi Thế Kỷ: Cơn bĩ cực đã qua?
Sau những khó khăn của năm 2016, CTCP Sợi Thế Kỷ (HOSE: STK) đã có những tín hiệu sáng sủa hơn từ việc chuyển trục và đa dạng hóa thị trường, những hiệp định mở cửa đến bùng nổ nhiều dự án đầu tư mới.
Chuyển mình
Cú ngã năm 2016 – vì đâu? Cùng với thời điểm nhu cầu hàng dệt may chậm lại thì Nhà máy Trảng Bảng 3 bước vào hoạt động từ tháng 7/2015, kéo theo đó là gánh nặng chi phí khấu hao và lãi vay từ nhà máy. STK phụ thuộc nhiều vào thị trường Thổ Nhĩ Kỳ nên khi quốc gia này áp dụng biện pháp tự vệ đối với sản phẩm sợi polyester, mà cụ thể là sản phẩm sợi của Công ty đã bị áp thuế 34.8%, STK đã khó xoay chuyển được tình thế trong năm 2016. Nguyên vật liệu chính của sợi nhân tạo là hạt nhựa PET, vì là một sản phẩm phái sinh của dầu thô nên cũng chịu ảnh hưởng từ những biến động giá dầu trong năm 2016. |
Năm 2016, kết quả kinh doanh của STK đã gây sốc cho nhiều nhà đầu tư khi sụt giảm mạnh và đạt mức thấp nhất trong 8 năm, kể từ năm 2009. Những khó khăn của STK khi đó đến từ nhiều nguyên nhân như dư cung nhưng chính yếu là thị trường tiêu thụ chính của Công ty là Thổ Nhĩ Kỳ đã áp dụng biện pháp tự vệ đối với sản phẩm sợi polyester.
Tuy nhiên, trong khó khăn bủa vây, một điểm sáng đã đặt nền móng cho sự trở lại của STK trong năm 2017 đó chính là phát triển được thị trường mới.
Theo đó, trong năm 2017, STK bắt đầu hướng đến nguồn cầu từ những thị trường mới sau “cơn đau” Thổ Nhĩ Kỳ là Hàn Quốc và Nhật Bản. Cùng với sự hồi phục của thị trường sợi, dệt may, STK bắt đầu bán sang thị trường Hàn quốc từ cuối năm 2015 và tỷ trọng doanh thu từ thị trường này đã tăng từ 2% (2015) lên 14% (9 tháng đầu năm 2017). Tuy thị trường Nhật bản chỉ mới được khai thác từ đầu năm nay nhưng doanh số tăng trưởng rất nhanh. Đến hết 30/9/2017 thị trường này đóng góp gần 10% doanh thu của toàn công ty.
Lợi thế từ hai thị trường Hàn Quốc và Nhật Bản là các đối tác thường chú trọng đến chất lượng sản phẩm, do đó với dòng sản phẩm chất lượng cao thì biên lợi nhuận gộp từ thị trường này có phần nhỉnh hơn, có thể mang về lợi nhuận cao hơn mức trung bình đạt được. Song song đó là sự hỗ trợ của các Hiệp định thương mại tự do (FTA) và Việt Nam được hưởng thuế suất ưu đãi 0% tại một số quốc gia như Hàn Quốc, Nhật Bản và châu Âu đối với mặt hàng vải, sợi.
Ông Đặng Triệu Hòa – Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc cho biết STK sẽ tiếp tục đẩy mạnh việc bán hàng vào 2 thị trường này vì phù hợp với phân khúc mục tiêu của Công ty là phân khúc trung và cao cấp. Tỷ trọng doanh thu đóng góp của các thị trường này trong những năm tới được dự kiến sẽ tăng lên đến 15% (thị trường Nhật) và khoảng 20% (thị trường Hàn Quốc).
Về phần nhà máy Trảng Bàng 3 và 4, dù khó khăn liên quan đến lãi vay và chi phí khấu hao còn đeo bám nhưng STK vẫn có những lợi thế nhất đinh. Trước nhất là tổng công suất toàn công ty được cải thiện đáng kể từ 37,000 tấn lên 60,000 tấn/năm khi đưa hai nhà máy vào hoạt động giúp STK giải bài toán về mở rộng sản xuất, trong đó sợi xơ dài là 51.500 tấn và sợi kéo duỗi là 8.500 tấn, đủ khả năng đáp ứng cầu cho thị trường châu Á đang dần phục hồi. Bên cạnh đó, khoản ưu đãi thuế từ hai dự án này cũng không nhỏ khi STK sẽ được miễn thuế 4 năm đầu và chỉ chịu 50% thuế TNDN trong 9 năm tiếp theo.
Mặt khác, nhà máy Trảng Bàng 3 có máy móc tự động hóa cao nên tỷ lệ hàng có cối sợi đạt chuẩn đóng hàng được cải thiện, nhờ đó biên lợi nhuận gộp của Trảng Bàng 3 tốt hơn so với các nhà máy trước đó.
Bên cạnh sản phẩm sợi tái chế đang được STK đầu tư nâng tỷ trọng doanh thu từ khoảng 3% lên 10% dự kiến trong năm 2017, STK còn định hướng phát triển thêm các sản phẩm mới như sợi màu, sợi chập nhằm phù hợp với khuynh hướng “tiêu dùng xanh”. Động thái mới nhất cho kế hoạch này vào tháng 10/2017, STK công bố sẽ chi hơn 144 tỷ đồng hợp tác với E.Dye Việt Nam đầu tư hai dự án sản xuất sợi màu tại Củ Chi và Tây Ninh. Được biết, tổng giá trị hai dự án này lên đến 16 triệu USD, tương đương 358 tỷ đồng. Song song đó, STK vừa quyết định nhận chuyển nhượng hơn 50% vốn (tương đương hơn 40 tỷ đồng) của CTCP Sợi, Dệt nhuộm Unitex.
Sau những lợi thế kể trên, kết quả lũy kế 9 tháng đã ghi nhận những bước cải thiện đáng kể trong cả doanh thu và lợi nhuận ròng. Cụ thể, doanh thu tăng 47% lên hơn 1,431 tỷ đồng, STK có giải trình là nhờ đẩy mạnh việc bán hàng mà cụ thể là phát triển thị trường mới và khách hàng mới, đồng thời STK còn thực hiện khai thác 100% công suất nhà máy Trảng Bàng 3. Còn lãi ròng thu về tăng trưởng gần 71% tương đương với 67 tỷ đồng.
Bên cạnh lợi thế có được từ những Hiệp định thương mại tự do (FTA), STK trong tương lai còn có thể hưởng nhiều mức ưu đãi thuế hơn khi mới đây Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) đã được “hồi sinh” với cái tên mới Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và đang trong quá trình thúc đẩy việc ký kết.
Nhờ vào những động lực trên, STK vừa hé lộ con số lợi nhuận ròng dự kiến khi kết thúc năm 2017 là 90 tỷ đồng, tăng hơn 193% so với cùng kỳ và vượt 3% kế hoạch năm. Đồng thời, trong năm 2018 dựa trên các giả định về giá thì STK dự đạt 2,354 tỷ đồng doanh thu và 119 tỷ đồng lãi ròng, tăng trưởng 23% và 32%.
Loạt dự án mới sắp triển khai có làm tăng rủi ro nợ vay?
Mới đây, STK còn hé lộ loạt 4 dự án mới với tổng vốn đầu tư gần 630 tỷ đồng. Trong đó, đáng lưu ý là dự án nhà máy Trảng Bàng 5 đang trong quá trình hoàn tất các thủ tục, dự kiến sẽ triển khai từ tháng 3/2018 và chính thức đi vào hoạt động trong tháng 6/2018. Dự án này chủ yếu nhằm mục đích tăng hiệu quả sản xuất bằng tái chế sợi phế thành hạt nhựa chip lên 1,500 tấn và mở rộng công suất sợi DTY lên hơn 3,300 tấn.
Một dự án khác hợp tác với đối tác Hong Kong hướng đến sản phẩm sợi màu có mức đầu tư 81 tỷ đồng với công suất 6,120 tấn/năm. Hai dự án còn lại đang trong quá trình đàm phán là dự án sợi chập và dự án sợi nhuộm với tổng vốn đầu tư lần lượt là 180 tỷ đồng và 50 triệu USD (STK góp vốn 10.5 triệu USD).
4 dự án mới với tổng vốn đầu tư gần 630 tỷ đồng của STK |
Chia sẻ về áp lực vốn vay tăng thêm từ 4 dự án, ông Đặng Triệu Hòa cho biết dù tổng vốn đầu tư của 4 dự án là 630 tỷ nhưng STK sẽ chỉ huy động khoảng 90 tỷ vốn vay. Phần vốn còn lại sẽ từ vốn tự có gồm lợi nhuận giữ lại, khấu hao, tài sản đất đai có sẵn và một phần vốn huy động từ cổ đông trong trường hợp cần thiết. Công ty cũng sẽ lập tiến độ thực hiện dự án phù hợp với dòng tiền nhằm đảm bảo duy trì tỷ lệ vốn vay trên vốn chủ sở hữu ở mức độ an toàn khoảng 1 lần.
Được biết, tỷ lệ tổng nợ vay trên vốn chủ sở hữu của Công ty đã liên tục tăng nhiều năm trở lại đây và đến thời điểm quý 3/2017, con số này đạt hơn 1.3 lần với hơn 990 tỷ đồng nợ vay. Trong đó, nợ vay ngắn hạn là 487 tỷ và nợ vay dài hạn gần 504 tỷ đồng chủ yếu tài trợ cho các dự án sản xuất. Song, khoản mục tiền và tương đương tiền đang ở mức 141 tỷ đồng, nên tỷ lệ tổng nợ vay ròng trên vốn chủ sở hữu hiện còn 1.14 lần.
Nguồn: https://vietstock.vn/2017/12/soi-the-ky-con-bi-cuc-da-qua-737-573602.htm
Sợi Thế Kỷ Top 3 Giải Doanh nghiệp Niêm yết vốn hoá vừa có báo cáo thường niên tốt nhất năm 2019
Ông Lê Trọng Minh (ngoài cùng bên phải) trao giải cho các doanh nghiệp đạt giải Phát triển bền vững
Trao giải Cuộc bình chọn Doanh nghiệp niêm yết năm 2019
Tác giả Phan Hằng
Năm 2019 là năm thứ 12 kể từ sáng kiến của hai Sở giao dịch chứng khoán TP HCM và Hà Nội, Báo Đầu tư và Dragon Capital, cuộc thi Bình chọn doanh nghiệp niêm yết (tiền thân là Cuộc bình chọn Báo cáo thường niên tốt nhất) đã đồng hành một chặng đường dài với các doanh nghiệp niêm yết và thị trường chứng khoán Việt Nam.
Thường niên hàng năm, Lễ trao giải cũng là nơi để các doanh nghiệp có chung mục tiêu hướng đến minh bạch, quản trị công ty tốt và phát triển bền vững cùng gặp mặt, giao lưu và chia sẻ những kinh nghiệm để làm tốt hơn những nội dung trên.
Tại buổi lễ, ông Nguyễn Vũ Quang Trung, Phó TGĐ phụ trách Ban điều hành HOSE, Chủ tịch Hội đồng bình chọn cho biết, cuộc bình chọn trải qua chặng đường hơn 10 năm, và 2 năm gần đây đã nâng tầm cuộc bình chọn DNNY với các tiêu chí ngày càng nâng cao, tiệm cận với thông lệ quốc tế. Để tạo cơ hội cho DN có quy mô khác nhau, cuộc bình chọn chia nhóm DNNY theo quy mô vốn hoá để đánh giá và trao giải.
Bên cạnh hạng mục Báo cáo thường niên (BCTN), Ban Tổ chức cũng đánh giá chuyên sâu Quản Trị Công ty (QTCT), Phát triển Bền vững (PTBV) và để tăng tính chuyên nghiệp, minh bạch thì chia ra nhiều quy trình đánh giá, và được đơn vị độc lập đánh giá về QTCT, còn PTBV được chuyên gia ACCA – tổ chức đi đầu trong việc thúc đẩy PTBV trên toàn cầu. Các báo cáo vào chung khảo đều được kiểm toán bởi Big4. Tại chung khảo, tiếp tục đánh giá bởi các chuyên gia trong các lĩnh vực.
Bên cạnh các giải được bình chọn theo TOP, ở mỗi hạng mục, Ban Tổ chức cũng chọn 01 doanh nghiệp có sự tiến bộ vượt bậc để trao giải “Tiến bộ vượt trội” nhằm ghi nhận nỗ lực của các doanh nghiệp trong việc minh bạch thông tin.
Mã CK | Tên doanh nghiệp | Sàn |
TOP 10 DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT NHÓM VỐN HÓA LỚN CÓ BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN TỐT NHẤT | ||
BVH | Tập đoàn Bảo Việt | HOSE |
SBT | CTCP Mía đường Thành Thành Công Tây Ninh | HOSE |
VCS | CTCP Vicostone | HNX |
VNM | CTCP Sữa Việt Nam | HOSE |
ACB | Ngân hàng TMCP Á Châu | HNX |
NVL | CTCP Tập đoàn Đầu tư Địa ốc NoVa | HOSE |
PDR | CTCP Phát triển BĐS Phát Đạt | HOSE |
DHG | CTCP Dược Hậu Giang | HOSE |
HDB | Ngân hàng TMCP Phát triển TP.HCM | HOSE |
VIC | Tập đoàn Vingroup- CTCP | HOSE |
TOP 10 DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT NHÓM VỐN HÓA VỪA CÓ BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN TỐT NHẤT | ||
PAN | CTCP Tập đoàn PAN | HOSE |
PVD | Tổng CTCP Khoan và Dịch vụ khoan dầu khí | HOSE |
STK | CTCP Sợi Thế Kỷ | HOSE |
SHS | CTCP Chứng khoán Sài Gòn- Hà Nội | HNX |
CNG | CTCP CNG Việt Nam | HOSE |
IMP | CTCP Dược phẩm Imexpharm | HOSE |
TRA | CTCP Traphaco | HOSE |
VDS | CTCP Chứng khoán Rồng Việt | HOSE |
HBC | CTCP Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình | HOSE |
BVS | CTCP Chứng khoán Bảo Việt | HNX |
TOP 5 DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT NHÓM VỐN HÓA NHỎ CÓ BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN TỐT NHẤT | ||
LGL | CTCP Đầu tư và Phát triển đô thị Long Giang | HOSE |
SRF | CTCP Kỹ nghệ Lạnh | HOSE |
KHP | CTCP Điện lực Khánh Hòa | HOSE |
GMC | CTCP Sản xuất Thương mại May Sài Gòn | HOSE |
LDP | CTCP Dược Lâm Đồng | HNX |
DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT CÓ SỰ TIẾN BỘ VƯỢT TRỘI Ở HẠNG MỤC BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN | ||
SAB | Tổng CTCP Bia- Rượu- Nước giải khát Sài Gòn | HOSE |
Còn hạng mục Phát triển bền vững, số lượng lập theo tiêu chuẩn quốc tế 39 DN, trong đó số báo cáo riêng cao nhất các năm là 15 báo cáo, nội dung báo cáo theo chuẩn GRI phiên bản mới và có độ tin cậy cao, hướng đến phát triển bền vững liên hợp quốc. Một số báo cáo làm tích hợp với độ phức tạp cao hơn, tính tin cậy cũng tăng lên.
Giải | Tên doanh nghiệp | Mã CK | Sàn |
Giải Nhất | Tập đoàn Bảo Việt | BVH | HOSE |
Giải Nhì | CTCP Sữa Việt Nam | VNM | HOSE |
Giải Báo cáo đầy đủ nhất | CTCP Traphaco | TRA | HOSE |
Giải Báo cáo tin cậy nhất | CTCP Dược Hậu Giang | DHG | HOSE |
Giải Báo cáo trình bày tốt nhất | CTCP Tập đoàn Đầu tư Địa ốc NoVa | NVL | HOSE |
Giải Báo cáo có sự tiến bộ vượt trội | CTCP Nhựa An Phát Xanh | AAA | HOSE |
Thực tiễn cho thấy, quản trị tốt giúp ngăn ngừa rủi ro, hoạt động ổn định, kiểm soát tốt chi phí. Doanh nghiệp có QTCT tốt cũng có hiệu quả hoạt động cao hơn. Theo ông Trung, đây là thông tin mà Ban Tổ chức cho rằng, doanh nghiệp có thể mạnh dạn đầu tư hơn cho QTCT.
Mã CK | Tên doanh nghiệp | Sàn |
TOP 5 DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT NHÓM VỐN HÓA LỚN CÓ BÁO CÁO QUẢN TRỊ CÔNG TY TỐT NHẤT | ||
DHG | CTCP Dược Hậu Giang | HOSE |
FPT | CTCP FPT | HOSE |
VNM | CTCP Sữa Việt Nam | HOSE |
HCM | CTCP Chứng khoán TPHCM | HOSE |
DPM | Tổng công ty Phân bón và Hóa chất dầu khí- CTCP | HOSE |
TOP 5 DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT NHÓM VỐN HÓA VỪA CÓ BÁO CÁO QUẢN TRỊ CÔNG TY TỐT NHẤT | ||
IMP | CTCP Dược phẩm Imexpharm | HOSE |
PAN | CTCP Tập đoàn PAN | HOSE |
TNG | CTCP Đầu tư và Thương mại TNG | HNX |
TRA | CTCP Traphaco | HOSE |
DGW | CTCP Thế giới số | HOSE |
TOP 5 DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT NHÓM VỐN HÓA NHỎ CÓ BÁO CÁO QUẢN TRỊ CÔNG TY TỐT NHẤT | ||
C32 | CTCP Đầu tư Xây dựng 3-2 | HOSE |
GMC | CTCP Sản xuất Thương mại May Sài Gòn | HOSE |
AAV | CTCP Việt Tiên Sơn Địa ốc | HNX |
NAF | CTCP Nafoods Group | HOSE |
EVE | CTCP Everpia | HOSE |
DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT CÓ SỰ TIẾN BỘ VƯỢT TRỘI Ở HẠNG MỤC BÁO CÁO QUẢN TRỊ CÔNG TY | ||
REE | CTCP Cơ điện lạnh | HOSE |
Ông Dominic Scriven, Chủ tịch Công ty Dragon Capital chia sẻ tại buổi lễ, cảm thấy ấn tượng về sự cam kết của doanh nghiệp ngày càng nâng cao trách nhiệm về minh bạch, trong quản trị và trong bền vững.
Ông Dominic có sự chia sẻ rằng, 3 cụm từ mới được nhắc đến năm nay và ngày càng nhiều hơn là “sự giận dữ của khí hậu, sự đau đớn về môi trường, và sự cô đơn chủng loài”. Có lẽ các doanh nghiệp cũng nên dành thời gian để nghĩ về những vấn đề này. Biến đổi khí hậu không phải vấn đề mới,
“Chúng ta là công dân thế giới nên phải có trách nhiệm. Chúng ta có vai trò tương đối rõ ràng trong việc bảo tồn sinh học và sử dụng tài nguyên 1 cách bền vững. Các tổ chức có thể tích cực đạt được các mục tiêu đa dạng sinh học quốc gia và mục tiêu phát triển bèn vững”, ông Dominic nói.
Ông Dominic chia sẻ, cách đây 1 năm, một nhà đầu tư lớn thứ nhì của Dragon thông báo sẽ rút vốn trên 200 triệu USD khỏi quỹ, rút vốn ra khỏi Việt Nam. Nguyên nhân theo họ nói là ở Việt Nam và các nước cận biên, họ có trách nhiệm theo dõi sự tuân thủ đối với quá trình đạt được các mục tiêu này. Tại các nước, trong đó có Việt Nam họ chưa thấy rõ sự cam kết và tiến bộ đó.
“Trong ngành quản lý quỹ, nhà đầu tư gặp Dragon Capital, họ sẽ hỏi về chuyên môn, hệ thống hoạt động, cơ sở pháp lý, giấy phép hành nghề…họ cũng hỏi luôn về mô hình và nguồn để chúng tôi theo dõi các vấn đề ESG. Họ đang tiến tới nhu cầu là phải chấm điểm danh mục đầu tư về ảnh hưởng CO2, sau đó chấm điểm tiếp ảnh hưởng của mình về các thành viên. Đây là vấn đề Dragon đang nghiên cứu rất chi tiết”, ông Dominic chia sẻ.
Nhưng, ông Dominic cũng khẳng định rằng, ngoài những rủi ro cũng luôn có những cơ hội. Đó là tính bền vững của mô hình kinh doanh và khả năng để mình tiết kiệm chi phí, vận hành hiệu quả hoạt động, tăng thị phần, kiếm được các cơ hội làm ăn mới.
Sợi Thế Kỷ Top 3 Giải Doanh nghiệp Niêm yết vốn hoá vừa có báo cáo thường niên tốt nhất năm 2019
Ông Lê Trọng Minh (ngoài cùng bên phải) trao giải cho các doanh nghiệp đạt giải Phát triển bền vững
Trao giải Cuộc bình chọn Doanh nghiệp niêm yết năm 2019
Tác giả Phan Hằng
Năm 2019 là năm thứ 12 kể từ sáng kiến của hai Sở giao dịch chứng khoán TP HCM và Hà Nội, Báo Đầu tư và Dragon Capital, cuộc thi Bình chọn doanh nghiệp niêm yết (tiền thân là Cuộc bình chọn Báo cáo thường niên tốt nhất) đã đồng hành một chặng đường dài với các doanh nghiệp niêm yết và thị trường chứng khoán Việt Nam.
Thường niên hàng năm, Lễ trao giải cũng là nơi để các doanh nghiệp có chung mục tiêu hướng đến minh bạch, quản trị công ty tốt và phát triển bền vững cùng gặp mặt, giao lưu và chia sẻ những kinh nghiệm để làm tốt hơn những nội dung trên.
Tại buổi lễ, ông Nguyễn Vũ Quang Trung, Phó TGĐ phụ trách Ban điều hành HOSE, Chủ tịch Hội đồng bình chọn cho biết, cuộc bình chọn trải qua chặng đường hơn 10 năm, và 2 năm gần đây đã nâng tầm cuộc bình chọn DNNY với các tiêu chí ngày càng nâng cao, tiệm cận với thông lệ quốc tế. Để tạo cơ hội cho DN có quy mô khác nhau, cuộc bình chọn chia nhóm DNNY theo quy mô vốn hoá để đánh giá và trao giải.
Bên cạnh hạng mục Báo cáo thường niên (BCTN), Ban Tổ chức cũng đánh giá chuyên sâu Quản Trị Công ty (QTCT), Phát triển Bền vững (PTBV) và để tăng tính chuyên nghiệp, minh bạch thì chia ra nhiều quy trình đánh giá, và được đơn vị độc lập đánh giá về QTCT, còn PTBV được chuyên gia ACCA – tổ chức đi đầu trong việc thúc đẩy PTBV trên toàn cầu. Các báo cáo vào chung khảo đều được kiểm toán bởi Big4. Tại chung khảo, tiếp tục đánh giá bởi các chuyên gia trong các lĩnh vực.
Bên cạnh các giải được bình chọn theo TOP, ở mỗi hạng mục, Ban Tổ chức cũng chọn 01 doanh nghiệp có sự tiến bộ vượt bậc để trao giải “Tiến bộ vượt trội” nhằm ghi nhận nỗ lực của các doanh nghiệp trong việc minh bạch thông tin.
Mã CK | Tên doanh nghiệp | Sàn |
TOP 10 DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT NHÓM VỐN HÓA LỚN CÓ BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN TỐT NHẤT | ||
BVH | Tập đoàn Bảo Việt | HOSE |
SBT | CTCP Mía đường Thành Thành Công Tây Ninh | HOSE |
VCS | CTCP Vicostone | HNX |
VNM | CTCP Sữa Việt Nam | HOSE |
ACB | Ngân hàng TMCP Á Châu | HNX |
NVL | CTCP Tập đoàn Đầu tư Địa ốc NoVa | HOSE |
PDR | CTCP Phát triển BĐS Phát Đạt | HOSE |
DHG | CTCP Dược Hậu Giang | HOSE |
HDB | Ngân hàng TMCP Phát triển TP.HCM | HOSE |
VIC | Tập đoàn Vingroup- CTCP | HOSE |
TOP 10 DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT NHÓM VỐN HÓA VỪA CÓ BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN TỐT NHẤT | ||
PAN | CTCP Tập đoàn PAN | HOSE |
PVD | Tổng CTCP Khoan và Dịch vụ khoan dầu khí | HOSE |
STK | CTCP Sợi Thế Kỷ | HOSE |
SHS | CTCP Chứng khoán Sài Gòn- Hà Nội | HNX |
CNG | CTCP CNG Việt Nam | HOSE |
IMP | CTCP Dược phẩm Imexpharm | HOSE |
TRA | CTCP Traphaco | HOSE |
VDS | CTCP Chứng khoán Rồng Việt | HOSE |
HBC | CTCP Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình | HOSE |
BVS | CTCP Chứng khoán Bảo Việt | HNX |
TOP 5 DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT NHÓM VỐN HÓA NHỎ CÓ BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN TỐT NHẤT | ||
LGL | CTCP Đầu tư và Phát triển đô thị Long Giang | HOSE |
SRF | CTCP Kỹ nghệ Lạnh | HOSE |
KHP | CTCP Điện lực Khánh Hòa | HOSE |
GMC | CTCP Sản xuất Thương mại May Sài Gòn | HOSE |
LDP | CTCP Dược Lâm Đồng | HNX |
DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT CÓ SỰ TIẾN BỘ VƯỢT TRỘI Ở HẠNG MỤC BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN | ||
SAB | Tổng CTCP Bia- Rượu- Nước giải khát Sài Gòn | HOSE |
Còn hạng mục Phát triển bền vững, số lượng lập theo tiêu chuẩn quốc tế 39 DN, trong đó số báo cáo riêng cao nhất các năm là 15 báo cáo, nội dung báo cáo theo chuẩn GRI phiên bản mới và có độ tin cậy cao, hướng đến phát triển bền vững liên hợp quốc. Một số báo cáo làm tích hợp với độ phức tạp cao hơn, tính tin cậy cũng tăng lên.
Giải | Tên doanh nghiệp | Mã CK | Sàn |
Giải Nhất | Tập đoàn Bảo Việt | BVH | HOSE |
Giải Nhì | CTCP Sữa Việt Nam | VNM | HOSE |
Giải Báo cáo đầy đủ nhất | CTCP Traphaco | TRA | HOSE |
Giải Báo cáo tin cậy nhất | CTCP Dược Hậu Giang | DHG | HOSE |
Giải Báo cáo trình bày tốt nhất | CTCP Tập đoàn Đầu tư Địa ốc NoVa | NVL | HOSE |
Giải Báo cáo có sự tiến bộ vượt trội | CTCP Nhựa An Phát Xanh | AAA | HOSE |
Thực tiễn cho thấy, quản trị tốt giúp ngăn ngừa rủi ro, hoạt động ổn định, kiểm soát tốt chi phí. Doanh nghiệp có QTCT tốt cũng có hiệu quả hoạt động cao hơn. Theo ông Trung, đây là thông tin mà Ban Tổ chức cho rằng, doanh nghiệp có thể mạnh dạn đầu tư hơn cho QTCT.
Mã CK | Tên doanh nghiệp | Sàn |
TOP 5 DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT NHÓM VỐN HÓA LỚN CÓ BÁO CÁO QUẢN TRỊ CÔNG TY TỐT NHẤT | ||
DHG | CTCP Dược Hậu Giang | HOSE |
FPT | CTCP FPT | HOSE |
VNM | CTCP Sữa Việt Nam | HOSE |
HCM | CTCP Chứng khoán TPHCM | HOSE |
DPM | Tổng công ty Phân bón và Hóa chất dầu khí- CTCP | HOSE |
TOP 5 DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT NHÓM VỐN HÓA VỪA CÓ BÁO CÁO QUẢN TRỊ CÔNG TY TỐT NHẤT | ||
IMP | CTCP Dược phẩm Imexpharm | HOSE |
PAN | CTCP Tập đoàn PAN | HOSE |
TNG | CTCP Đầu tư và Thương mại TNG | HNX |
TRA | CTCP Traphaco | HOSE |
DGW | CTCP Thế giới số | HOSE |
TOP 5 DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT NHÓM VỐN HÓA NHỎ CÓ BÁO CÁO QUẢN TRỊ CÔNG TY TỐT NHẤT | ||
C32 | CTCP Đầu tư Xây dựng 3-2 | HOSE |
GMC | CTCP Sản xuất Thương mại May Sài Gòn | HOSE |
AAV | CTCP Việt Tiên Sơn Địa ốc | HNX |
NAF | CTCP Nafoods Group | HOSE |
EVE | CTCP Everpia | HOSE |
DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT CÓ SỰ TIẾN BỘ VƯỢT TRỘI Ở HẠNG MỤC BÁO CÁO QUẢN TRỊ CÔNG TY | ||
REE | CTCP Cơ điện lạnh | HOSE |
Ông Dominic Scriven, Chủ tịch Công ty Dragon Capital chia sẻ tại buổi lễ, cảm thấy ấn tượng về sự cam kết của doanh nghiệp ngày càng nâng cao trách nhiệm về minh bạch, trong quản trị và trong bền vững.
Ông Dominic có sự chia sẻ rằng, 3 cụm từ mới được nhắc đến năm nay và ngày càng nhiều hơn là “sự giận dữ của khí hậu, sự đau đớn về môi trường, và sự cô đơn chủng loài”. Có lẽ các doanh nghiệp cũng nên dành thời gian để nghĩ về những vấn đề này. Biến đổi khí hậu không phải vấn đề mới,
“Chúng ta là công dân thế giới nên phải có trách nhiệm. Chúng ta có vai trò tương đối rõ ràng trong việc bảo tồn sinh học và sử dụng tài nguyên 1 cách bền vững. Các tổ chức có thể tích cực đạt được các mục tiêu đa dạng sinh học quốc gia và mục tiêu phát triển bèn vững”, ông Dominic nói.
Ông Dominic chia sẻ, cách đây 1 năm, một nhà đầu tư lớn thứ nhì của Dragon thông báo sẽ rút vốn trên 200 triệu USD khỏi quỹ, rút vốn ra khỏi Việt Nam. Nguyên nhân theo họ nói là ở Việt Nam và các nước cận biên, họ có trách nhiệm theo dõi sự tuân thủ đối với quá trình đạt được các mục tiêu này. Tại các nước, trong đó có Việt Nam họ chưa thấy rõ sự cam kết và tiến bộ đó.
“Trong ngành quản lý quỹ, nhà đầu tư gặp Dragon Capital, họ sẽ hỏi về chuyên môn, hệ thống hoạt động, cơ sở pháp lý, giấy phép hành nghề…họ cũng hỏi luôn về mô hình và nguồn để chúng tôi theo dõi các vấn đề ESG. Họ đang tiến tới nhu cầu là phải chấm điểm danh mục đầu tư về ảnh hưởng CO2, sau đó chấm điểm tiếp ảnh hưởng của mình về các thành viên. Đây là vấn đề Dragon đang nghiên cứu rất chi tiết”, ông Dominic chia sẻ.
Nhưng, ông Dominic cũng khẳng định rằng, ngoài những rủi ro cũng luôn có những cơ hội. Đó là tính bền vững của mô hình kinh doanh và khả năng để mình tiết kiệm chi phí, vận hành hiệu quả hoạt động, tăng thị phần, kiếm được các cơ hội làm ăn mới.
Sợi Thế Kỷ, 4 năm liên tiếp nằm trong top 100 DN PTBV Việt Nam, năm 2019 top 8 trong khối DN sản xuất
Nhiều DN lớn có tên trong Top 10 Doanh nghiệp bền vững xuất sắc nhất Việt Nam
Bước sang năm thứ 4 triển khai, Chương trình tiếp tục ghi nhận sự tham gia đông đảo của hơn 500 doanh nghiệp từ các lĩnh vực khác nhau, không phân biệt quy mô và thành phần kinh tế.
Được tổ chức thường niên từ năm 2016, chương trình Đánh giá, Công bố Doanh nghiệp bền vững tại Việt Nam (Chương trình CSI) đã tạo được dấu ấn mạnh mẽ và sức lan tỏa nhất định trong cộng đồng doanh nghiệp. Bước sang năm thứ 4 triển khai, Chương trình CSI tiếp tục ghi nhận sự tham gia đông đảo của hơn 500 doanh nghiệp ở các lĩnh vực khác nhau, không phân biệt quy mô và thành phần kinh tế.
Có thể dễ dàng nhận ra Chương trình CSI vốn được tiên phong bởi các tập đoàn đa quốc gia có vốn đầu tư nước ngoài, nhưng đến nay đã có đông đảo doanh nghiệp Việt quan tâm. Chính câu chuyện thành công của các doanh nghiệp FDI đã truyền cảm hứng cho các doanh nghiệp trong nước quan tâm hơn đến phát triển bền vững.Bộ chỉ số CSI 2019 bao gồm 98 chỉ tiêu ở 3 lĩnh vực: kinh tế – xã hội – môi trường, trong đó 90% là các chỉ tiêu tuân thủ pháp luật. Thông qua việc cung cấp thông tin theo Bộ Chỉ số CSI, DN có thể hệ thống các thông tin về quản trị doanh nghiệp bao gồm quy trình, cách thức tổ chức quản lý, sản xuất, hiệu quả hoạt động, các quy định và văn bản pháp luật cần tuân thủ, từ đó có thể cải thiện và phát huy chiến lược phát triển bền vững.
Câu chuyện của Heineken Việt Nam là một ví dụ khi doanh nghiệp này năm được vinh danh trong Top 10 Doanh nghiệp bền vững nhất Việt Nam năm 2019 thuộc lĩnh vực sản xuất. Đây là năm thứ tư liên tiếp Heineken Việt Nam nhận được danh hiệu này vì những nỗ lực liên tục trong phát triển bền vững và những tác động tích cực mà công ty đã tạo ra cho sự phát triển kinh tế – xã hội của Việt Nam.
Ông Nguyễn Quang Vinh, Tổng thư ký Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam – Phó Chủ tịch kiêm Thư ký Hội đồng Doanh nghiệp vì Sự Phát triển bền vững Việt Nam (VBCSD) cho biết: “Những câu chuyện thành công của Heineken Việt Nam trong hoạt động phát triển bền vững là ví dụ điển hình truyền cảm hứng cho cộng đồng doanh nghiệp và đặc biệt là khối doanh nghiệp tư nhân.”
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà trao giải cho các doanh nghiệp. |
Trong Top 10 doanh nghiệp thuộc lĩnh vực sản xuất nhận danh hiệu Doanh nghiệp bền vững tại Việt Nam năm 2019, ngoài Heineken Việt Nam còn có: CTCP Sữa Việt Nam (Vinamilk), Coca-Cola Việt Nam, CTCP Sợi Thế Kỷ, CTCP Đầu tư và Thương mại TNG, Công ty TNHH Nestlé Việt Nam, Công ty Cổ phần Tetra Pak Việt Nam, TBS Group, CTCP Điện lực dầu khí Nhơn Trạch 2, và Công ty TNHH Quốc tế Unilever Việt Nam.
Có thể nói, Chương trình đánh giá, xếp hạng doanh nghiệp bền vững (CSI) không chỉ là niềm tự hào cho những doanh nghiệp tham gia, mà còn lan tỏa ý nghĩa và động lực cho cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam phát triển theo định hướng bền vững, để hình ảnh và sản phẩm của doanh nghiệp Việt Nam có thể cạnh tranh được trên thị trường quốc tế.
Trong số các doanh nghiệp trong nước, Tập đoàn Bảo Việt vẫn là cái tên quen thuộc khi năm thứ tư liên tiếp được bình chọn trong Top 10 Doanh nghiệp bền vững xuất sắc nhất Việt Nam.
“Việc tham gia và đạt thứ hạng cao trong bảng xếp hạng đã mở ra cho Bảo Việt cũng như các doanh nghiệp khác cơ hội nâng cao uy tín, thương hiệu cũng như thu hút nguồn nhân lực; mở ra các cơ hội kinh doanh mới khi lòng tin của các đối tác, nhà đầu tư và cổ đông được gia tăng.” – đại diện Tập đoàn Bảo Việt khẳng định.
Đối với hạng mục Doanh nghiệp bền vững thuộc lĩnh vực thương mại – dịch vụ, top 10 doanh nghiệp được vinh danh gồm: Tập đoàn Bảo Việt, SASCO, SeABank, PNJ, HDBank, Novaland, Tổng Công ty Tín Nghĩa, BIDV, Swiss Post Solutions,Prudential Việt Nam, Herbalife Việt Nam.
Trong danh sách còn lại thuộc top 100 doanh nghiệp bền vững, đáng chú ý có những doanh nghiệp Việt thuộc lĩnh vực sản xuất đã và đang đẩy mạnh đầu tư cho lĩnh vực khoa học công nghệ, cũng như tập trung đào tạo chất lượng nguồn nhân lực. Đó là CTCP Vicostone, CTCP Tập đoàn Phượng Hoàng Xanh A&A (Phenikaa), CTCP Xuất nhập khẩu y tế Domesco, Traphaco, Nhựa Bình Minh,…
Cùng ngày, lễ trao giải chương trình Bình chọn các tác phẩm báo chí viết về doanh nghiệp phát triển bền vững cũng biểu dương 09 tác phẩm xuất sắc, tương đương 1 giải A, 3 giải B, và 5 giải C, được xét duyệt kĩ càng từ hơn 100 bài dự thi.
Bản tin IR kỳ 19
Nhập thông tin để tải bản tin
Vì sao Sợi Thế Kỷ ngược dòng cuộc khủng hoảng ngành sợi?
Ngành sợi Việt Nam đang trải qua giai đoạn khó khăn nhất trong lịch sử phát triển
Trước ảnh hưởng của chiến tranh thương mại Mỹ – Trung, nhiều doanh nghiệp sợi Việt Nam đang rơi vào tình cảnh khó khăn, lợi nhuận sụt giảm mạnh hoặc thua lỗ. Sợi Damsan (HoSE: ADS) báo lãi sau thuế chưa đến 3 tỷ đồng, giảm 92% trong nửa đầu năm; sợi Fortex (HoSE: FTM) 9 tháng lỗ 43 tỷ đồng. Vinatex (UPCoM: VGT) cho biết một số đơn vị sản xuất sợi trong nửa đầu năm giảm đáng kể khiến lợi nhuận toàn tập đoàn nửa đầu năm giảm 23% so cùng kỳ năm trước.
Chủ tịch Ban chấp hành Hiệp hội Bông sợi Việt Nam (VCOSA) Nguyễn Văn Tuấn cho biết nhiều năm qua, Trung Quốc là thị trường ổn định của sợi cotton với lượng nhập 2 triệu tấn/năm và chỉ có 3 nhà cung cấp chính là Ấn Ðộ, Pakistan, Việt Nam. Sợi của Việt Nam có ưu thế hơn nên giành được 40% thị phần.
Tuy nhiên, dưới tác động của chiến tranh thương mại Mỹ – Trung, ngành sợi Việt Nam phải trải qua giai đoạn khó khăn nhất trong lịch sử phát triển. Căng thẳng thương mại khiến xuất khẩu hàng may mặc của Trung Quốc vào Mỹ (chiếm 45% tổng nhập khẩu của Mỹ) giảm đáng kể, kéo theo nhu cầu mua sợi cotton của Trung Quốc giảm; đồng nhân dân tệ mất giá tác động xấu lên giá bán sợi cotton của Việt Nam; đồng rupee của Ấn Ðộ đột ngột mất giá 12%, cho phép các nhà bán sợi Ấn Ðộ giảm giá bán bình quân cho 1 kg sợi từ 3,5 USD xuống còn 2,8 USD.
Theo tính toán sơ bộ của VCOSA, kể từ khi thương chiến Mỹ – Trung xảy ra, ngành sợi Việt Nam mất khoảng 400 triệu USD do bị giảm giá.
Sợi Thế Kỷ ngược dòng
Công ty Sợi Thế Kỷ (HoSE: STK) đi ngược xu hướng khi lợi nhuận sau thuế 9 tháng đạt 161 tỷ đồng, tăng 23% so cùng kỳ năm trước và thực hiện 81% kế hoạch năm.
Nguồn: BCTC Sợi Thế Kỷ |
Bà Nguyễn Phương Chi – Giám đốc chiến lược cho biết các công ty sợi Việt Nam đang gặp khó khăn do các doanh nghiệp Trung Quốc bán phá giá mặt hàng sợi nguyên sinh (sợi tổng hợp polyester DTY và FDY) nhằm giải phóng hàng tồn kho, bù đắp đơn hàng đã mất. Việc bán phá giá này thực hiện cả thị trường quốc tế lẫn Việt Nam.
Sợi Thế Kỷ cũng bị ảnh hưởng. Doanh số 9 tháng giảm 12,2% và doanh thu giảm 7,2% do doanh số và doanh thu sợi nguyên sinh giảm lần lượt 26,5% và 27,9%. Tuy nhiên, nhờ đi vào thị trường ngách, đẩy mặt mặt hàng sợi tái chế recycled nên lợi nhuận vẫn tăng trưởng.
Bà Nguyễn Phương Chi. |
Theo bà Chi, công ty đã triển khai đầu tư và đẩy mạnh việc bán sản phẩm sợi tái chế (recycled) từ năm 2016 trước xu hướng người tiêu dùng và các thương hiệu lớn có xu hướng bảo vệ môi trường. Kể từ cuối năm 2016, số lượng khách hàng mua mặt hàng này đã tăng từ 8 công ty lên 80 công ty ở thời điểm hiện nay. Tỷ trọng đóng góp của sợi tái chế trong doanh thu công ty cũng tăng từ 2,6% năm 2016 lên 32.4% hiện nay. Trong 9 tháng, sợi tái chế đã tăng trưởng 113,8% về doanh số và 132% về doanh thu so với cùng kỳ 2018.
Bên cạnh đó, đồng nhân dân tệ giảm giá mạnh do căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc leo thang khiến các doanh nghiệp sợi Việt chuyên xuất khẩu hàng sang Trung Quốc gặp khó vì giá bán cao. Riêng Sợi Thế Kỷ, bà Chi cho biết đơn vị không xuất hàng sang Trung Quốc. Công ty hiện đang cân bằng 50:50 tỷ trọng đóng góp vào doanh thu giữa thị trường nội địa và thị trường xuất khẩu. Các thị trường xuất khẩu chính của công ty gồm Nhật Bản, Thái Lan, Hàn Quốc, Đài loan, Pakistan, Mỹ.
Dù vậy, Giám đốc chiến lược Sợi Thế Kỷ cho rằng về dài hạn chiến tranh thương mại Mỹ – Trung vẫn là cơ hội vì nhiều khách hàng Mỹ đã chuyển đơn hàng dệt may từ Trung Quốc tới Việt Nam. Số liệu thống kê của OTEXA (thuộc Bộ Thương Mại Mỹ) thì trong 8 tháng năm 2019, xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam vào thị trường này tăng 8,24% về khối lượng và 12,53% về giá trị. Việc chính phủ Mỹ áp thuế bổ sung (25%), thuế chống bán phá giá (65%) và thuế chống trợ cấp (từ 32% đến 460%) đối với sợi polyester filament của Trung Quốc nhập khẩu vào Mỹ đã thúc đẩy các nhà nhập khẩu Mỹ tìm nhà cung ứng thay thế.
Quang cảnh nhà máy Sợi Thế Kỷ. |
Dự kiến vượt kế hoạch lợi nhuận 5% đến 10%
Về chiến lược đầu tư, cuối năm 2018, Sợi Thế Kỷ đã hoàn tất đầu tư dự án Trảng Bàng giai đoạn 5, nâng tổng công suất từ 60.000 tấn lên 63.300 tấn sợi mỗi năm; lắp đặt thêm dây chuyền sản xuất hạt nhựa tái chế 1.500 tấn/năm. Trong ngắn hạn Sợi Thế Kỷ vẫn chú trọng vào việc chuyển đổi danh mục sản phẩm sang các sản phẩm sợi giá trị gia tăng (sợi tái chế, sợi màu, sợi có tính năng đặc biệt như sợi hút ẩm, sợi chống tia UV, sợi co dãn cao cho cả sợi nguyên sinh và sợi tái chế). Khi các sản phẩm có giá trị gia tăng, đặc biệt là sợi tái chế và sợi màu đạt tỷ trọng trên 50%-70% trong tổng doanh thu thì công ty sẽ cân nhắc mở rộng quy mô sản xuất (có thể là từ năm 2021), Giám đốc chiến lược Sợi Thế Kỷ cho biết.
Vào cuối quý III, công ty đã hoàn thành việc chạy thử dàn máy sản xuất sợi màu và đang bắt đầu chào bán sản phẩm cho khách hàng trong quý IV. Tuy nhiên, thị trường này còn khá mới mẻ và khách hàng cần thời gian thử mẫu.
Theo đánh giá của công ty thì thị trường sợi nguyên sinh cuối năm vẫn chưa cải thiện được nhiều trong khi nhu cầu sợi tái chế tiếp tục tăng. Bà Chi tiết lộ công ty dự kiến có thể vượt kế hoạch lợi nhuận của cả năm (199,6 tỷ đồng) từ 5% đến 10%.
https://ndh.vn/ket-qua-kinh-doanh/vi-sao-soi-the-ky-nguoc-dong-cuoc-khung-hoang-nganh-soi-1257283.html
Báo cáo tài chính hợp nhất Q3.2019
Báo cáo tài chính hợp nhất Q3.2019
Doanh thu STK chững lại trong 9 tháng đầu năm
9 tháng đầu năm, CTCP Sợi Thế Kỷ (HOSE: STK) đạt doanh thu thuần gần 1,653.5 tỷ đồng, giảm 7% so với cùng kỳ.
Kết quả kinh doanh quý 3/2019 của STK Đvt: Tỷ đồng Nguồn: BCTC hợp nhất quý 3/2019 của STK |
Trong quý 3/2019, doanh thu thuần của STK đạt 554 tỷ đồng, giảm 6% so với cùng kỳ năm trước. STK cho hay nguyên nhân là do thị trường các mặt hàng truyền thống (sợi nguyên sinh) của Công ty tiêu thụ chậm lại và giá bán sợi nguyên sinh giảm so với cùng kỳ – chủ yếu là tác động hàng bán phá giá từ Trung Quốc sang Việt Nam và các thị trường lân cận.
Bù lại, Công ty đã linh hoạt sản xuất và tiêu thụ tăng thêm các sản phẩm mới là hàng tái chế (recycle) làm cho doanh thu sản phẩm này tăng lên khá mạnh, tăng 122.4% so với cùng kỳ. Lợi nhuận gộp vẫn giảm 13% đạt 80 tỷ đồng.
Mặc khác, trong quý có sự sụt giảm chi phí tài chính, tăng thu nhập tài chính, giảm chi phí bán hàng và tăng chi phí quản lý so với cùng kỳ; khoản tiết giảm này bù trừ với khoảng giảm từ lợi nhuận gộp làm cho lợi nhuận trước thuế và sau thuế của Công ty tăng 5 tỷ đồng, tương ứng tăng 10% so với cùng kỳ.
Cuối quý 3/2019, tổng tài sản của Công ty tăng nhẹ 2% so với thời điểm đầu năm, đạt 2,163 tỷ đồng. Nợ phải trả đạt 1,133 tỷ đồng, chiếm 52% tổng tài sản. Trong đó các khoản vay ngân hàng ngắn hạn trị giá 445 tỷ đồng chiếm 39% nợ phải trả (được thực hiện nhằm mục đích bổ sung nhu cầu vốn lưu động) dự kiến sẽ trả dần đến hết quý 1/2020.
Các khoản vay ngân hàng ngắn hạn Đvt: Đồng Nguồn: BCTC hợp nhất quý 3/2019 của STK |
Vốn chủ sở hữu của công ty cuối quý 3/2019 đạt 1,030 tỷ đồng, tăng 13% so với đầu năm. Trong đó vốn góp của chủ sở hữu tăng 108 tỷ đồng đến từ việc Công ty phát hành thêm cổ phiếu.
Như Xuân
FILI
https://vietstock.vn/2019/10/doanh-thu-stk-chung-lai-trong-9-thang-dau-nam-737-710054.htm