Phan Tấn Lượng
Báo cáo tài chính mẹ Q4/2018
Báo cáo tài chính mẹ Q4/2018
Báo cáo tài chính hợp nhất Q4/2018
Báo cáo tài chính hợp nhất Q4/2018
Báo cáo tài chính mẹ Q4/2018
Báo cáo tài chính mẹ Q4/2018
Báo cáo tài chính hợp nhất Q4/2018
Báo cáo tài chính hợp nhất Q4/2018
Thông báo giao dịch cổ phiếu người nội bộ
Thông báo giao dịch cổ phiếu người nội bộ
CPTPP có hiệu lực với Việt Nam từ hôm nay
CPTPP có hiệu lực với Việt Nam từ hôm nay
Việt Nam trở quốc gia thứ 7 thực thi Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).
VnExpress tổ chức hội thảo đánh giá tác động của CPTPP
Theo quy định 60 ngày kể từ khi các nước thông báo cho New Zealand (nước lưu chuyển hiệp định) về việc phê chuẩn Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), hiệp định này sẽ có hiệu lực với quốc gia đó. Như vậy, với thông báo tới New Zealand từ 15/11/2018, thì hôm nay (14/1/2019) CPTPP chính thức có hiệu lực với Việt Nam.
Trước Việt Nam, CPTPP đã có hiệu lực với 6 nước từ 30/12/2018, là Mexico, Nhật Bản, Singapore, New Zealand, Canada và Australia.
Hiệp định CPTPP tạo nên một khu vực kinh tế tự do khổng lồ, có phạm vi thị trường khoảng 500 triệu người dân và chiếm 13% GDP toàn cầu. CPTPP thống nhất các quy định về đầu tư và dịch vụ đối với rất nhiều lĩnh vực, từng bước bãi bỏ thuế quan đối với các sản phẩm nông nghiệp và công nghiệp.
Thị trường của các nước tham gia CPTPP có quy mô lớn với GDP của cả khối chiếm 13,5% GDP toàn cầu, bao gồm Nhật Bản là nền kinh tế lớn thứ ba trên thế giới. Vì vậy, việc tham gia CPTPP về tổng thể là có lợi cho Việt Nam.
Tính toán của Trung tâm thông tin và dự báo kinh tế – xã hội quốc gia (Bộ Kế hoạch & Đầu tư) cho thấy, CPTPP sẽ giúp GDP Việt Nam tăng thêm 1,7 tỷ USD, hơn 4 tỷ USD xuất khẩu, tăng tương ứng 1,32% và 4,04% đến năm 2035.
Cơ bản giữ nguyên nội dung của hiệp định TPP, nhưng CPTPP cho phép các nước thành viên tạm hoãn một số ít các nghĩa vụ để bảo đảm sự cân bằng trong bối cảnh mới.
Với CPTPP, lần đầu tiên Việt Nam cam kết cắt giảm gần 100% dòng thuế; cam kết đối với hoạt động mua sắm công; cam kết đối với lĩnh vực doanh nghiệp nhà nước; cam kết cho phép người lao động thành lập tổ chức của người lao động không nhất thiết trực thuộc Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam; cam kết về vấn đề môi trường, thương mại điện tử…
Đại diện 11 nước thành viên ký CPTPP tại Chile vào tháng 3/2018. Ảnh: Reuters |
Ngoài ra, hiệp định này đặt ra các yêu cầu và tiêu chuẩn cao về minh bạch hóa cũng như đưa ra cơ chế giải quyết tranh chấp có tính ràng buộc và chặt chẽ.
Riêng về mở cửa thị trường, các nước tham gia hiệp định đồng ý xóa bỏ cho nhau gần như toàn bộ thuế nhập khẩu theo lộ trình; tự do hóa dịch vụ và đầu tư trên cơ sở tuân thủ pháp luật của nước sở tại, bảo đảm sự quản lý của Nhà nước; từ đó tạo ra cơ hội kinh doanh mới cho doanh nghiệp và lợi ích mới cho người tiêu dùng của các nước thành viên.
Ông Ngô Chung Khanh – Phó vụ trưởng Vụ thương mại đa biên (Bộ Công Thương) cho đây là “những cam kết lần đầu tiên của Việt Nam với một hiệp định thương mại thế hệ mới”.
Cơ hội lớn nhất từ CPTPP với Việt Nam, theo ông Khanh, không phải là việc mở rộng thị trường mà là cải cách thể chế. Sắp tới, Việt Nam sẽ sửa 7 luật và hàng chục Nghị định trong quá trình rà soát pháp luật để phù hợp với các quy định của CPTPP, áp dụng trực tiếp nhiều cam kết, đặc biệt trong lĩnh vực mở cửa dịch vụ và đầu tư.
Cải cách thể chế cũng là “ưu tiên số một” được Tiến sĩ Võ Trí Thành – nguyên Phó viện trưởng Viện Quản lý nghiên cứu kinh tế trung ương (CIEM) nhấn mạnh khi nói về thời cơ của Việt Nam từ hiệp định này.
Ông Thành cho rằng, Việt Nam đã có nhiều nỗ lực trong cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, cải cách bộ máy hành chính nhưng chưa đủ, vẫn cần đi sâu vào cải cách thể chế để thực sự đạt được bộ máy nhà nước chuyên nghiệp, minh bạch, có tính giải trình cao. Cùng đó, chất thị trường ở Việt Nam phải hiện đại và đầy đủ để hội nhập tốt hơn trong CPTPP.
“Một khi đã bước vào cuộc chơi, thì cũng cần phải chấp nhận sẽ có những rủi ro, thách thức. Những rủi ro, thách thức đôi khi lại là điều cần thiết để có cơ hội tốt cho phát triển bền vững và nhanh hơn”, ông Thành nói.
Hiệp định CPTPP được 11 nước thành viên sáng lập gồm Australia, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, Singapore, New Zealand, Peru và Việt Nam ký kết hồi tháng 3/2018 tại Chile.
Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) sẽ có tác động như thế nào, các doanh nghiệp cần phải làm gì để tận dụng cơ hội, đó là những câu hỏi sẽ được giải đáp tại Hội thảo “CPTPP với doanh nghiệp Việt: Lợi ích hay thách thức” diễn ra sáng thứ Sáu, ngày 18/1 tại Hà Nội. Hội thảo dự kiến thu hút 200 chuyên gia, đại diện Bộ ngành liên quan, đại diện các doanh nghiệp sản xuất trong các ngành nghề bị tác động bởi Hiệp định sẽ cùng bàn thảo về giải pháp tận dụng cơ hội từ CPTPP cho một số ngành thế mạnh của Việt Nam; giảm thiểu rủi ro cho doanh nghiệp khi Hiệp định có hiệu lực; hợp tác công tư trong bối cảnh hội nhập và thực thi CPTPP. Hội thảo do Bộ Công Thương, VnExpress, Ban nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân phối hợp tổ chức, có sự đồng hành của Colorbond BlueScope. |
Nguyễn Hoài
Thị trường rộng mở với doanh nghiệp dệt may
Thị trường rộng mở với doanh nghiệp dệt may
Với việc Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) có hiệu lực vào tháng 1/2019, giới chuyên gia kỳ vọng, đơn hàng từ các quốc gia thành viên CPTPP như Canada, Australia, New Zealand sẽ gia tăng tại Việt Nam nhằm hưởng lợi từ các ưu đãi thuế quan, cũng như tránh các rủi ro xuất phát từ căng thẳng thương mại Mỹ – Trung.
Bên cạnh CPTPP, Việt Nam cũng sắp ký kết Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA). Hiện tại, EU là thị trường lớn thứ 2 của dệt may Việt Nam, chỉ sau Mỹ và có mức tăng trưởng ổn định (7 – 10%/năm). Khi EVFTA có hiệu lực, thuế xuất nhập khẩu hàng may mặc xuất xứ Việt Nam sẽ giảm từ 12% xuống 0%. Với lợi thế này, ngành dệt may kỳ vọng có thể gia tăng thị phần so với mức khiêm tốn hiện tại chỉ 2 – 3%.
Theo báo cáo tổng kết của Hiệp hội Dệt may Việt Nam, năm 2018, tổng kim ngạch xuất khẩu toàn ngành đạt hơn 36 tỷ USD, tăng hơn 16% so với năm 2017 và được đánh giá là năm xuất khẩu thành công nhất của ngành dệt may trong nhiều năm trở lại đây. Bên cạnh đó, đối với các dự án đầu tư, theo thống kê sơ bộ, năm 2018 có khoảng 146 dự án nước ngoài đầu tư vào ngành dệt may Việt Nam với số vốn đăng ký đạt hơn 17 tỷ USD.
Tại buổi tổng kết hoạt động sản xuất kinh doanh toàn ngành, ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp hội cho biết, tình hình đơn hàng cho năm 2019 có tín hiệu khả quan, nhiều doanh nghiệp đã có đơn hàng cho 6 tháng đầu năm, thậm chí cả năm 2019. Sản phẩm có khả năng cạnh tranh cao và dần hoàn chỉnh chuỗi cung ứng dệt may (do dòng vốn đầu tư vào công nghiệp dệt nhuộm và nguyên phụ liệu đang tăng lên), thời điểm thực thi các hiệp định thương mại thế hệ mới sắp đến là những yếu tố tích cực cho hoạt động sản xuất – kinh doanh của ngành dệt may Việt Nam năm 2019.
Trong bối cảnh này, CTCP Sợi Thế Kỷ (STK) cho biết, Công ty sẽ đưa giai đoạn mở rộng Nhà máy Trảng Bảng 5 đi vào hoạt động, nâng công suất thêm 5%. Đồng thời chuẩn bị kế hoạch cho dự án đầu tư nhà máy mới với công suất dự kiến gấp 2 – 3 lần công suất hiện tại, có thể tự cung ứng hạt nhựa.
Về cơ cấu sản phẩm, nhằm bắt kịp xu hướng thời “thời trang xanh” của các thương hiệu lớn như Adidas, Puma…, STK sẽ tăng tỷ trọng các mặt hàng có giá trị gia tăng như sợi tái chế, các sợi có tính năng đặc biệt khác. Hiện đơn hàng đã đặt đến tháng 4/2019 và Công ty vẫn giữ lại số lượng hàng nhất định để bán hàng tháng, bởi tập quán kinh doanh trong ngành sợi là điều chỉnh giá hàng tháng theo giá nguyên vật liệu.
Trong khi đó, ông Bùi Việt Quang, Tổng giám đốc CTCP May Sông Hồng (MSH) cho biết, MSH sẽ mở rộng năng lực sản xuất thông qua việc đầu tư thêm cơ sở sản xuất quy mô 3.000 lao động theo “tiêu chuẩn Xanh” tại Nam Định, qua đó nâng tổng công suất toàn Công ty thêm 30% từ năm 2020 và hướng đến mục tiêu 5.000 tỷ đồng doanh thu. Hiện tại, MSH đang có 160 chuyền may, sản lượng xuất khẩu trung bình hàng năm đạt 60 triệu sản phẩm.
Tương tự, tại CTCP Đầu tư và phát triển TDT (TDT), ông Nguyễn Việt Thắng, Phó chủ tịch Hội đồng quản trị TDT cho biết, tháng 11/2018, Công ty đã ký kết hợp đồng cung ứng sản phẩm may mặc theo hình thức FOB (mảng có tỷ suất sinh lời cao) xuất đi thị trường Hoa Kỳ với trị giá xấp xỉ 1,2 triệu USD. Hợp đồng được ký kết với đối tác mới của TDT là Premier Exim USA Inc – nhà nhập khẩu sản phẩm may mặc cho các thương hiệu lớn của Mỹ như: Walmart, Kohl’s, Target, Costco. Dự kiến, trong năm 2019, khách hàng này mong muốn đặt các đơn hàng với TDT có tổng giá trị từ 5 – 10 triệu USD.
Bên cạnh đó, Công ty cũng đang trong quá trình đàm phán và ký kết thỏa thuận hợp tác với Tập đoàn SAE-A, một trong các tập đoàn lớn nhất của Hàn Quốc về may mặc. Việc phát triển thêm các khách hàng lớn đã giúp Công ty có đủ đơn hàng cho các dự án mới khi đi vào hoạt động từ quý III/2019.
Với CTCP Sản xuất thương mại May Sài Gòn (GMC), năm 2018, điều đặc biệt là đơn đặt hàng của Công ty đã tăng lên nhiều, nhà máy gần như chạy hết công suất ngay từ những quý đầu năm, không nhận thêm đơn hàng mới. Thậm chí, có khách hàng lâu năm muốn gia tăng đơn hàng khoảng 20% nhưng GMC phải cân nhắc về yếu tố nguồn lực trong ngắn và dài hạn.
https://tinnhanhchungkhoan.vn/thuong-truong/thi-truong-rong-mo-voi-doanh-nghiep-det-may-253612.html
Doanh nghiệp phía Nam nắm bắt cơ hội từ CPTPP
Doanh nghiệp phía Nam nắm bắt cơ hội từ CPTPP
Chia sẻ với phóng viên Báo Công Thương, ông Vũ Đức Giang – Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam khẳng định, CPTPP có hiệu lực sẽ có cơ hội ở nhiều thị trường mới. Diễn biến gần nhất trong quý III và quý IV/2018 cho thấy nhiều nhà nhập khẩu Úc, Canada, New Zealand đã đến với Việt Nam. Hay với thị trường Nhật Bản dù chúng ta đã thuận lợi khi ký VJFTA nhưng chúng ta đang có giải pháp nhằm chiếm lĩnh thị trường này khi CPTPP có hiệu lực.
Từ cơ hội này, theo Hội dệt May thêu đan TP. Hồ Chí Minh, các DN của thành phố đã có sự chuẩn bị và phấn khởi thực hiện kế hoạch sản xuất xuất khẩu ngay từ đầu năm 2019… Cụ thể, Tổng công ty 28 đã đàm phán và ký xong đơn hàng cho 6 tháng đầu năm 2019 thậm chí cả năm 2019. Hay Tổng công ty CP Phong Phú đã có sự chuẩn bị kỹ cho việc mở rộng thị phần tại thị trường Nhật Bản còn Công ty CP Sợi Thế Kỷ cũng đang tiếp tục với kế hoạch đẩy mạnh các mặt hàng sợi sang thị trường này…
Cùng với dệt may, các DN ngành thủy sản như Vĩnh Hoàn, Minh Phú, Hùng Vương… đều đã chuẩn bị từ rất lâu cho việc chinh phục các thị trường trong khối CPTPP. Ông Trương Đình Hòe – Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) – cho biết, xác định khi thuế xuất giảm sẽ giúp sản phẩm thủy sản tăng cơ hội nhưng cũng đồng nghĩa với việc phải cạnh tranh gay gắt hơn với các nước xuất khẩu khác, do đó VASEP đang khuyến cáo các DN phải đáp ứng nghiêm ngặt các tiêu chuẩn từ an toàn vệ sinh thực phẩm, nâng cao chất lượng hàng hóa cho tới việc đánh bắt hải sản hợp pháp.
Ông Chu Tiến Dũng – Chủ tịch Hiệp hội DN TP. Hồ Chí Minh – cho hay, cộng đồng DN tham gia CPTPP đồng nghĩa với việc cạnh tranh sẽ diễn ra quyết liệt không chỉ ở thị trường các nước tham gia hiệp định mà ngay tại thị trường trong nước trên cả ba cấp độ sản phẩm, DN và quốc gia. Điều này đang tạo ra sức ép trong bối cảnh năng lực cạnh tranh quốc gia và của DN còn nhiều hạn chế, đó là trình độ phát triển của nước ta được xem là thấp nhất trong khối CPTPP…
Theo ông Phạm Bình An, Giám đốc Trung tâm hỗ trợ hội nhập quốc tế – TP. Hồ Chí Minh, để tận dụng các cơ hội DN rất cần nắm bắt được các thông tin cụ thể từ hiệp định. Cụ thể, DN muốn được hưởng các ưu đãi về thuế khi xuất khẩu vào 10 nước tham gia CPTPP thì ngay từ bây giờ phải nhanh chóng chuẩn bị những điều kiện để có thể đáp ứng các yêu cầu về xuất xứ hàng hóa. Cụ thể như hàng dệt may phải đảm bảo tỷ lệ nội địa hóa từ khâu sợi, còn nếu nhập khẩu nguyên liệu thì phải từ các nước trong khối…
Còn ông Võ Tân Thành – Phó Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam – nêu ý kiến, cộng đồng DN cần phải chủ động thay đổi tư duy quản lý và kinh doanh, xây dựng chiến lược bài bản. Đẩy mạnh việc nâng cấp các yêu cầu bảo vệ sở hữu trí tuệ, cũng như năng lực thể chế để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của Việt Nam trong quá trình tham gia CPTPP. Việc cải cách môi trường kinh doanh tại Việt Nam càng phải nỗ lực mạnh mẽ hơn nữa để tạo sức bật cho phát triển.
Có thể thấy trong suốt 10 năm qua, Chính phủ, cộng đồng DN đã chuẩn bị cho việc tham gia vào hiệp định thương mại quan trọng này. Sự chuẩn bị về mặt thể chế, cải thiện môi trường đầu tư để khai thác tốt nhất lợi thế so sánh cũng đã và đang được thực hiện tích cực.
Một số thị trường lớn của Việt Nam trong CPTPP sẽ xóa bỏ thuế ngay khi hiệp định có hiệu lực là Canada gần 95% các dòng thuế, Nhật Bản 86%, Úc 93%, Chile 95,1%.
Thảo – Dương
https://baomoi.com/doanh-nghiep-phia-nam-nam-bat-co-hoi-tu-cptpp/c/29276774.epi