Tháng: Tháng Mười 2021
NQ HĐQT liên quan đến việc chào bán cổ phiếu tổng hợp
NQ HĐQT liên quan đến việc chào bán cổ phiếu tổng hợp
Sợi Thế Kỷ chiến lược chuyển mình sau dịch
STK tiền thân là Công ty TNHH Sản xuất Thương mại Thế Kỷ, được thành lập ngày 01/06/2000, trở thành công ty đại chúng ngày 21/02/2011. Cổ phiếu doanh nghiệp ngành sợi được niêm yết trên HOSE ngày 10/09/2015.
Sợi Thế Kỷ là doanh nghiệp chuyên hoạt động trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh các loại sợi xơ dài polyester. Sản phẩm sợi được sử dụng để sản xuất quần áo thể thao-dã ngoại, giày thể thao, túi vải polyester, đồ bơi, rèm-màn cửa, đệm bọc xe hơi, băng quấn y tế…
Về cơ cấu cổ đông, gia đình Tổng Giám đốc Đặng Triệu Hòa đang nắm giữ 37% vốn tại STK và CTCP Tư vấn Đầu tư Hướng Việt – đơn vị liên quan đến Thành viên HĐQT STK đang sở hữu 20% vốn.
Nhìn vào hoạt động kinh doanh của STK, giai đoạn từ năm 2007-2014, doanh thu và lợi nhuận tăng trưởng tương đối ổn định qua các năm. Tuy nhiên, sang năm 2015 – 2016, lợi nhuận Công ty sụt giảm mạnh do hàng loạt yếu tố trên thị trường thế giới đã ảnh hưởng đến sản lượng bán ra.
Sau những khó khăn, STK đã vực dậy và thiết lập doanh thu ở mức cao kỷ lục trong năm 2018 và lợi nhuận kỷ lục trong năm 2019. Tuy nhiên, bối cảnh thị trường không thuận lợi do ảnh hưởng của dịch Covid-19 khiến kết quả kinh doanh năm 2020 bị tụt dốc.
Những năm qua, STK đảm bảo được nợ ở mức thấp, tài sản của Công ty được tài trợ phần lớn bởi vốn chủ sở hữu cho thấy cơ cấu tài chính của STK khá vững chắc.
Trong năm 2021, STK dự kiến mang về gần 2,358 tỷ đồng doanh thu thuần và hơn 248 tỷ đồng lãi sau thuế 2021, lần lượt tăng 34% và 72% so với thực hiện năm 2020.
Về định hướng phát triển giai đoạn 2021-2025, CEO Đặng Triệu Hòa chia sẻ tại cuộc họp ĐHĐCĐ thường niên 2021, trong ngắn hạn, STK sẽ duy trì chiến lược sản phẩm sợi tái chế và phát triển sản phẩm có giá trị gia tăng. Trong trung và dài hạn, STK sẽ mở rộng công suất các dự án và lên chiến lược gắn kết các chuỗi cung cứng toàn cầu.
Mới đây, Sợi Thế Kỷ vừa công bố kết quả kinh doanh quý 3/2021 với doanh thu đạt 468 tỷ đồng, tăng 43% so với cùng kỳ và lãi sau thuế đạt hơn 62 tỷ đồng, gấp 3 lần cùng kỳ. Lũy kế 9 tháng, doanh thu của Công ty đạt 1,545 tỷ đồng và lãi sau thuế đạt hơn 203 tỷ đồng. Qua đó, đơn vị đã thực hiện được 66% chỉ tiêu doanh thu và 82% chỉ tiêu lợi nhuận 2021.
Một vấn đề nhức nhối của các doanh nghiệp ngành dệt may hiện nay là việc thiếu nhân công do về quê, khó quay trở lại sau dịch sẽ khiến lực lượng lao động tại các nhà máy thiếu hụt.
CEO Sợi Thế Kỷ chia sẻ, do không phải tất cả các công nhân đều tham gia sản xuất 3 tại chỗ trong quý 3/2021 nên Công ty chỉ sử dụng khoảng 55% công suất. Tuy nhiên, ngoài lượng hàng sản xuất trong kỳ, Công ty còn bán thêm hàng tồn kho nên doanh thu chỉ giảm khoảng 10-11% so với quý 2/2021. Dự kiến trong thời gian sắp tới, khi nguồn nhân lực, cùng với điều kiện vận chuyển hàng hóa được bổ sung và cải thiện tốt hơn thì Công ty sẽ tăng sản lượng sản xuất và doanh số bán hàng.
“Hiện tại, do nhiều khách hàng nội địa của Công ty đang mở cửa dần lại sau đợt giãn cách nên nhu cầu đơn hàng đang tăng lên và Công ty vẫn đang tích cực nhận đơn hàng để cung cấp cho khách hàng”, ông Hòa nói thêm.
STK cũng đang chuẩn bị để cho nhân viên văn phòng và công nhân (những nhân viên không tham gia 3 tại chỗ) quay lại làm việc, dự kiến tỷ lệ sử dụng công suất sẽ đạt 80% vào cuối tháng 10/2021 và có thể đạt tối đa vào tháng 11/2021.
Cũng theo ông Hòa, hiện nay, nhà máy Củ Chi đã mở cửa cho người lao động không tham gia 3 tại chỗ quay lại làm việc. Công ty dự kiến khi nhà máy Trảng Bàng được tiếp nhận công nhân, người lao động không tham gia 3 tại chỗ thì lực lượng lao động sẽ phục hồi khoảng 95% so với mức trước đây. Công ty đang tiếp tục tuyển dụng thêm để đảm bảo nhân sự trong thời gian tới.
Sợi Thế Kỷ có 2 nhà máy đặt tại Củ Chi và Trảng Bàng với tổng diện tích là 68,000 m2. Chia sẻ với chúng tôi, bà Nguyễn Phương Chi – Giám đốc phát triển chiến lược STK cho biết: “Công ty đang lên kế hoạch tăng công suất thông qua việc xây nhà máy mới tại KCN Thành Thành Công với quy mô bằng tổng công suất hiện hữu của 2 nhà máy Củ Chi và Trảng Bàng gộp lại.
Dự án được chia làm 2 giai đoạn triển khai, giai đoạn 1 bằng 60%, dự kiến cuối năm 2022 hoặc đầu năm 2023 sẽ hoàn thành lắp đặt máy. Ngoài ra, Công ty cũng có dự án khác đang triển khai về liên minh Sợi-Dệt-Nhuộm Sóc Trăng, hiện tại theo kế hoạch thì đối tác chiến lược của Công ty đang thực hiện việc xây dựng nhà máy của họ, sau khi hoàn thành thì Sợi Thế Kỷ sẽ bắt đầu tiến hành xây dựng nhà máy của mình ở Sóc Trăng.
Sợi Thế Kỷ cũng đang “ôm ấp” ý định sẽ xây dựng “Nhà máy sản xuất sợi tổng hợp Unitex”. Được biết, dự án này có công suất tối đa là 60,000 tấn/năm, trong đó giai đoạn 1 là 36,000 tấn (2021-2023) và giai đoạn 2 là 24,000 tấn (2023-2025). Tổng vốn đầu tư dự án là 120 triệu USD. Sản phẩm của dự án là sợi tái chế (Recycle) và các loại sợi đặc biệt có giá trị gia tăng cao. Tại cuộc họp ĐHĐCĐ thường niên 2021, ông Hòa từng cho biết: “Nếu hoàn thành xong dự án, quy mô của STK sẽ tăng lên gấp đôi”.
Được biết, STK đang lên kế hoạch phát hành 13.6 triệu cp riêng lẻ để huy động vốn tài trợ dự án Nhà máy sản xuất sợi tổng hợp Unitex. Công ty đang tiến hành thực hiện và hoàn thành hồ sơ chào bán với công ty tư vấn phát hành, dự kiến sẽ nộp hồ sơ chào bán chứng khoán cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và nhận giấy phép phát hành chậm nhất trong quý 4/2021.
Theo bà Nguyễn Phương Chi, hiện nay nhu cầu sợi tái chế và sợi giá trị gia tăng chủ yếu là từ các thương hiệu thời trang hàng đầu như Nike, Adidas, Decathlon, Puma, H&M, Inditex, Uniqlo do họ đặt mục tiêu giảm lượng khí thải C02 (nhằm giảm thiểu sự nóng lên của trái đất). Các thương hiệu này không chỉ yêu cầu sản phẩm chất lượng cao, giá cả cạnh tranh, dịch vụ ưu việt mà còn đòi hỏi các nhà cung cấp trong chuỗi cung ứng của họ đáp ứng các tiêu chuẩn cao về trách nhiệm xã hội và môi trường.
Ngoài ra, Công ty không ngừng áp dụng các biện pháp để tiết kiệm chi phí nhưng đồng thời cũng bảo vệ môi trường (như tái sử dụng ống giấy, triển khai 2 dự án điện mặt trời áp mái…) cũng được các khách hàng thương hiệu đánh giá cao.
Chia sẻ với chúng tôi, ông Đặng Triệu Hòa trăn trở, thách thức lớn nhất trong thời gian tới là đảm bảo an toàn cho cán bộ công nhân viên (CBCNV) đang làm việc tại Công ty và hạn chế rủi ro bùng phát dịch bệnh, Công ty đang thu xếp để CBCNV tiêm đủ 2 mũi vaccine khi quay lại nhà máy (khoảng 90% CBCNV ở nhà máy Củ Chi đã tiêm đủ 2 mũi và 9.5% đã tiêm 1 mũi, nhà máy Trảng Bàng với hơn 16% CBCNV đã tiêm 2 mũi và hơn 59% đã tiêm mũi 1) và tiếp tục duy trì việc tuân thủ 5K.
Bên cạnh thách thức, Sợi Thế Kỷ sẽ tích cực nhận đơn hàng và nỗ lực gia tăng doanh thu, lợi nhuận cho quý 4/2021. Trong quý cuối năm, giá bán dự kiến sẽ tăng nhẹ do nhu cầu tại các thị trường tiêu thụ chính như Mỹ, EU đã phục hồi sau đại dịch.
Bên cạnh đó, tỷ trọng của các loại sợi thân thiện với môi trường như sợi Recycle, sợi màu (dope dyed) sẽ tăng lên hơn nhờ vào xu hướng ưa chuộng sợi thân thiện với môi trường cũng như những cam kết trong chính sách sử dụng nguồn nguyên vật liệu tái chế từ các nhãn hàng thời trang lớn trên thế giới, góp phần giúp biên lợi nhuận gộp của Công ty tăng trưởng tốt trong tương lai.
Thêm vào đó, từ ngày 26/05/2021, Bộ Thương Mại Mỹ đã tiến hành áp thuế chống bán phá giá sơ bộ đối với Sợi polyester filament nhập khẩu, mức thuế dành riêng cho Sợi Thế Kỷ (2.67%) thấp hơn rất nhiều so với các công ty khác (từ Trung Quốc, Ấn độ, Indonesia, Malaysia, Thailand và Việt Nam). Sợi Thế Kỷ cho biết đang từng bước nắm bắt cơ hội này để phát triển thêm nhiều khách hàng tại thị trường Mỹ, chủ yếu các khách hàng hoạt động trong lĩnh vực chế tạo ô tô, đồ dùng nội thất với yêu cầu rất cao về chất lượng sợi.
Với phong độ ổn định trong ngành dệt may, nếu áp dụng tốt những lợi thế kèm theo cùng với việc nắm bắt các cơ hội từ các hiệp định thương mại, khả năng cao Sợi Thế Kỷ sẽ tạo ra những “cú hích” trong tương lai nhờ loạt chiến lược rõ ràng trong việc phát triển sợi tái chế, sợi giá trị gia tăng và mở rộng quy mô các nhà máy.
Bản tin IR kỳ 27 Q3.2021
Nhập thông tin để tải bản tin
Quyết định áp thuế chống bán phá giá chính thức tư Bộ Thương Mại Hoa Kỳ
Nhờ Sợi Tái Chế, Lợi Nhuận Sau Thuế Quý II/2021 Của Sợi Thế Kỷ Tăng Gần 25 Lần
Lợi nhuận sau thuế trong quý II/2021 của Công ty cổ phần Sợi Thế Kỷ (HoSE: STK) tăng 25 lần so với cùng kỳ, đạt 70 tỷ đồng.
Sợi Thế Kỷ vừa công bố Báo cáo tài chính quý II/2021 với doanh thu bán hàng đạt 510 tỷ, hoàn thành 87% so với kế hoạch quý, tăng 102% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, 56,48% doanh thu đến từ mảng sợi tái chế.
Doanh số tăng trưởng đã làm cho giá trị lợi nhuận gộp của doanh nghiệp này tăng 83% so với nửa đầu năm ngoái và biên lợi nhuận gộp được duy trì ở mức gần 20%.
Với mức lợi nhuận sau thuế trong quý II/2021 là 70 tỷ đồng, tăng 25 lần so với cùng kỳ đã giúp Sợi Thế Kỷ hoàn thành 56% kế hoạch lợi nhuận cả năm với luỹ kế lợi nhuận nửa đầu năm nay đạt hơn 140 tỷ đồng.
Ban lãnh đạo công ty cho biết, trong quý II/2021, nhờ sự hồi phục của thị trường xuất khẩu dệt may chính như Mỹ, EU và doanh thu bán hàng tái chế tăng kèm theo biên lợi nhuận ở mức cao đã giúp công ty đạt một số kết quả tích cực.
Về vụ điều tra chống bán phá giá đối với sợi DTY có xuất xứ từ Indonesia, Malaysia, Thái Lan và Việt Nam của Bộ Thương Mại Hoa Kỳ, trong tháng 5/2021, U.S DOC đã ban hàng mức thuế áp chống bán phá giá tạm thời với mức thuế 2,67% cho Sợi Thế Kỷ và 22,82% cho các công ty còn lại cùng ngành tại Việt Nam.
Nhờ đó, công ty này cũng đang tích cực nắm bắt cơ hội để phát triển thêm khách hàng tại thị trường Mỹ; chủ yếu các khách hàng hoạt động trong lĩnh vực chế tạo ô tô, đồ dùng nội thất với yêu cầu cao trong chất lượng sợi.
Trong tháng 6/2021, US DOC đã tiến hành thẩm tra và Sợi Thế Kỷ đã hoàn tất việc cung cấp thông tin thẩm tra cho phía Bộ Thương Mại Mỹ, dự kiến kết quả chính thức của cuộc điều tra được DOC công bố vào tháng 10/2021.
Theo báo cáo thường niên, doanh nghiệp này định hướng tiếp tục phát triển mảng sợi thân thiện với môi trường như sợi tái chế, sợi Dope dyed và sợi có tính năng đặc biệt.
Trong những tháng đầu năm 2021, nhờ sự kiểm soát tốt tình hình dịch bệnh Covid-19, nhu cầu mua sắm hàng hóa (quần áo, đồ nội thất, xe hơi…) của người tiêu dùng được kích thích trở lại, góp phần thúc đẩy tốc độ phục hồi kinh tế tại các thị trường xuất khẩu chính như Mỹ, EU, Nhật Bản và Hàn Quốc.
Đồng thời, việc đẩy mạnh bán hàng thông qua các kênh online cũng giúp các nhãn hàng thời trang tại những thị trường này cải thiện kết quả kinh doanh trong nửa đầu năm nay và dự kiến sẽ tiếp tục tăng trưởng tốt trong 6 tháng cuối năm.
Hồng Phúc
Quyết định chính thức áp dụng thuế chống bán phá giá đối với một số sản phẩm sợi dài làm từ Polyester có xuất xứ Trung Quốc, Ấn Độ,Indonesia, Malaysia
Một số sản phẩm sợi dài làm từ polyester có xuất xứ từ In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Trung Quốc và Ấn Độ bán phá giá vào Việt Nam
01/09/2021 – Sau khi thực hiện điều tra chống bán phá giá đối với một số sản phẩm sợi dài làm từ polyester (sợi filament) có xuất xứ từ In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Trung Quốc và Ấn Độ, Bộ Công Thương đã sơ bộ kết luận các sản phẩm này đang bán phá giá vào Việt Nam.
Bộ Công Thương bắt đầu tiến hành vụ việc điều tra từ tháng 4 năm 2020 trên cơ sở đề nghị của của ngành sản xuất trong nước nộp vào tháng 11 năm 2019. Quá trình điều tra vụ việc được thực hiện theo đúng quy định của Luật Quản lý ngoại thương và các quy định liên quan cũng như Hiệp định chống bán phá giá của Tổ chức Thương mại Thế giới. Trong quá trình điều tra, Bộ Công Thương đã phối hợp với các đơn vị liên quan xem xét và đánh giá kỹ lưỡng mức độ bán phá giá của các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu của In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a Trung Quốc và Ấn Độ, tác động của hành vi bán phá giá của hàng hóa nhập khẩu đối với hoạt động của ngành sản xuất trong nước cũng như xem xét, tính toán tác động đối với các ngành sản xuất hạ nguồn sử dụng hàng hoá bị điều tra.
Kết quả điều tra cho thấy, trong thời kỳ điều tra từ năm 2017 đến năm 2019, lượng hàng hóa bị điều tra nhập khẩu từ Trung Quốc, Ấn Độ, In-đô-nê-xi-a và Ma-lai-xi-a gia tăng đột biến. Lượng nhập khẩu từ 189.262 tấn trong năm 2017 đã tăng lên tới 300.000 tấn trong năm 2019. Trong bối cảnh Covid-19, nhập khẩu sản phẩm sợi filament trong 6 tháng đầu năm 2021 đạt gần 258 nghìn tấn, tăng tới 37% so với cùng kỳ năm 2020. Hàng hóa nhập khẩu bán phá giá là nguyên nhân chính gây thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước.
Việc điều tra, áp dụng biện pháp chống bán phá giá sẽ góp phần tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng cho các ngành sản xuất trong nước, tăng cường tính tự chủ nguồn nguyên liệu đầu vào, từ đó nâng cao giá trị gia tăng và sức cạnh tranh của sản phẩm và doanh nghiệp Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu. Bên cạnh đó, Việt Nam đã tham gia nhiều Hiệp định thương mại tự do (FTA), tạo điều kiện cho nhiều ngành kinh tế, trong đó có dệt may mở rộng thị trường xuất khẩu. Tuy nhiên, để được hưởng ưu đãi thuế quan, ngành sản xuất trong nước phải đáp ứng quy tắc xuất xứ chặt chẽ theo từng FTA. Do vậy, việc tăng cường chủ động sản xuất nguyên liệu, đáp ứng yêu cầu về xuất xứ sẽ giúp ngành dệt may tận dụng được lợi ích từ các FTA.
Trên cơ sở kết luận điều tra sơ bộ, theo quy định của Luật Quản lý ngoại thương Bộ Công Thương đã ban hành quyết định tạm thời về vụ việc. Trong thời gian tới, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục làm việc với các bên liên quan để thu thập thông tin, làm rõ các nội dung, đánh giá tác động toàn diện của vụ việc trước khi đưa ra quyết định chính thức theo đúng quy định pháp luật.
Quyết định số 2080/QĐ-BCT vui lòng tải tại đây.
Nguồn: Cục Phòng vệ thương mại