Tháng: Tháng Một 2019
CPTPP có hiệu lực với Việt Nam từ hôm nay
CPTPP có hiệu lực với Việt Nam từ hôm nay
Việt Nam trở quốc gia thứ 7 thực thi Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).
VnExpress tổ chức hội thảo đánh giá tác động của CPTPP
Theo quy định 60 ngày kể từ khi các nước thông báo cho New Zealand (nước lưu chuyển hiệp định) về việc phê chuẩn Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), hiệp định này sẽ có hiệu lực với quốc gia đó. Như vậy, với thông báo tới New Zealand từ 15/11/2018, thì hôm nay (14/1/2019) CPTPP chính thức có hiệu lực với Việt Nam.
Trước Việt Nam, CPTPP đã có hiệu lực với 6 nước từ 30/12/2018, là Mexico, Nhật Bản, Singapore, New Zealand, Canada và Australia.
Hiệp định CPTPP tạo nên một khu vực kinh tế tự do khổng lồ, có phạm vi thị trường khoảng 500 triệu người dân và chiếm 13% GDP toàn cầu. CPTPP thống nhất các quy định về đầu tư và dịch vụ đối với rất nhiều lĩnh vực, từng bước bãi bỏ thuế quan đối với các sản phẩm nông nghiệp và công nghiệp.
Thị trường của các nước tham gia CPTPP có quy mô lớn với GDP của cả khối chiếm 13,5% GDP toàn cầu, bao gồm Nhật Bản là nền kinh tế lớn thứ ba trên thế giới. Vì vậy, việc tham gia CPTPP về tổng thể là có lợi cho Việt Nam.
Tính toán của Trung tâm thông tin và dự báo kinh tế – xã hội quốc gia (Bộ Kế hoạch & Đầu tư) cho thấy, CPTPP sẽ giúp GDP Việt Nam tăng thêm 1,7 tỷ USD, hơn 4 tỷ USD xuất khẩu, tăng tương ứng 1,32% và 4,04% đến năm 2035.
Cơ bản giữ nguyên nội dung của hiệp định TPP, nhưng CPTPP cho phép các nước thành viên tạm hoãn một số ít các nghĩa vụ để bảo đảm sự cân bằng trong bối cảnh mới.
Với CPTPP, lần đầu tiên Việt Nam cam kết cắt giảm gần 100% dòng thuế; cam kết đối với hoạt động mua sắm công; cam kết đối với lĩnh vực doanh nghiệp nhà nước; cam kết cho phép người lao động thành lập tổ chức của người lao động không nhất thiết trực thuộc Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam; cam kết về vấn đề môi trường, thương mại điện tử…
![]() ![]() |
Đại diện 11 nước thành viên ký CPTPP tại Chile vào tháng 3/2018. Ảnh: Reuters |
Ngoài ra, hiệp định này đặt ra các yêu cầu và tiêu chuẩn cao về minh bạch hóa cũng như đưa ra cơ chế giải quyết tranh chấp có tính ràng buộc và chặt chẽ.
Riêng về mở cửa thị trường, các nước tham gia hiệp định đồng ý xóa bỏ cho nhau gần như toàn bộ thuế nhập khẩu theo lộ trình; tự do hóa dịch vụ và đầu tư trên cơ sở tuân thủ pháp luật của nước sở tại, bảo đảm sự quản lý của Nhà nước; từ đó tạo ra cơ hội kinh doanh mới cho doanh nghiệp và lợi ích mới cho người tiêu dùng của các nước thành viên.
Ông Ngô Chung Khanh – Phó vụ trưởng Vụ thương mại đa biên (Bộ Công Thương) cho đây là “những cam kết lần đầu tiên của Việt Nam với một hiệp định thương mại thế hệ mới”.
Cơ hội lớn nhất từ CPTPP với Việt Nam, theo ông Khanh, không phải là việc mở rộng thị trường mà là cải cách thể chế. Sắp tới, Việt Nam sẽ sửa 7 luật và hàng chục Nghị định trong quá trình rà soát pháp luật để phù hợp với các quy định của CPTPP, áp dụng trực tiếp nhiều cam kết, đặc biệt trong lĩnh vực mở cửa dịch vụ và đầu tư.
Cải cách thể chế cũng là “ưu tiên số một” được Tiến sĩ Võ Trí Thành – nguyên Phó viện trưởng Viện Quản lý nghiên cứu kinh tế trung ương (CIEM) nhấn mạnh khi nói về thời cơ của Việt Nam từ hiệp định này.
Ông Thành cho rằng, Việt Nam đã có nhiều nỗ lực trong cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, cải cách bộ máy hành chính nhưng chưa đủ, vẫn cần đi sâu vào cải cách thể chế để thực sự đạt được bộ máy nhà nước chuyên nghiệp, minh bạch, có tính giải trình cao. Cùng đó, chất thị trường ở Việt Nam phải hiện đại và đầy đủ để hội nhập tốt hơn trong CPTPP.
“Một khi đã bước vào cuộc chơi, thì cũng cần phải chấp nhận sẽ có những rủi ro, thách thức. Những rủi ro, thách thức đôi khi lại là điều cần thiết để có cơ hội tốt cho phát triển bền vững và nhanh hơn”, ông Thành nói.
Hiệp định CPTPP được 11 nước thành viên sáng lập gồm Australia, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, Singapore, New Zealand, Peru và Việt Nam ký kết hồi tháng 3/2018 tại Chile.
Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) sẽ có tác động như thế nào, các doanh nghiệp cần phải làm gì để tận dụng cơ hội, đó là những câu hỏi sẽ được giải đáp tại Hội thảo “CPTPP với doanh nghiệp Việt: Lợi ích hay thách thức” diễn ra sáng thứ Sáu, ngày 18/1 tại Hà Nội. Hội thảo dự kiến thu hút 200 chuyên gia, đại diện Bộ ngành liên quan, đại diện các doanh nghiệp sản xuất trong các ngành nghề bị tác động bởi Hiệp định sẽ cùng bàn thảo về giải pháp tận dụng cơ hội từ CPTPP cho một số ngành thế mạnh của Việt Nam; giảm thiểu rủi ro cho doanh nghiệp khi Hiệp định có hiệu lực; hợp tác công tư trong bối cảnh hội nhập và thực thi CPTPP. Hội thảo do Bộ Công Thương, VnExpress, Ban nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân phối hợp tổ chức, có sự đồng hành của Colorbond BlueScope. |
Nguyễn Hoài
Bản tin IR kỳ 16
Nhập thông tin để tải bản tin
Vượt kế hoạch lãi 31%, Sợi Thế Kỷ thưởng 2,2 tháng lương cho nhân viên vui Tết
Vượt kế hoạch lãi 31%, Sợi Thế Kỷ thưởng 2,2 tháng lương cho nhân viên vui Tết
2018 lãi lớn, STK thưởng đột xuất cho nhân viên
Trao đổi với NDH, ông Đặng Triệu Hòa – Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc CTCP Sợi Thế Kỷ (HoSE: STK) cho biết trong năm 2018, công ty ước đạt doanh thu 2.400 tỷ và lợi nhuận sau thuế 175 tỷ, vượt kế hoạch lợi nhuận 31,1%.
Như vậy, so với năm 2017, doanh thu STK tăng trưởng 20,7% và lãi ròng tăng 75,6%.
Ông Hòa cho biết thêm căn cứ vào kết quả hoạt động kinh doanh trong 10 tháng 2018, STK đã thực hiện chính sách thưởng đột xuất đến toàn thể CB- CNV trong tháng 12/2018 nhằm tri ân những đóng góp của CBCNV cũng như kích lệ CBCNV nỗ lực hơn trong những năm tới. Bên cạnh khoản thưởng đột xuất, STK còn có khoản thưởng cuối năm như thường lệ được ký ước trong Thoả Ước Lao Động Tâp Thể.
Tính chung, trong mùa Tết Âm lịch Kỷ Hợi 2019, theo chính sách chi thưởng cuối năm như thường lệ cùng với chính sách thưởng đột xuất khích lệ toàn thể CB-CNV trong tháng 12/2108 thì trung bình mỗi người nhận được khoảng 2,2 tháng lương để vui Tết.
Ngoài thưởng tết, công đoàn và công ty cũng phối hơp tặng quà, hỗ trợ thêm cho các công nhân có hoàn cảnh khó khăn trọng dịp Tết Nguyên đán sắp tới.
Ông Đặng Triệu Hòa, Chủ tịch STK (ảnh: Báo Đầu tư)
Triển vọng ngành dệt may 2019 vẫn sáng
Theo ông Lê Tiến Trường, Tổng giám đốc Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex), năm 2018 là một năm thuận lợi cho ngành dệt may, kim ngạch xuất khẩu cả năm ước đạt 36,2 tỷ USD, tăng 16,4% so với năm trước. Theo đó, Việt Nam vượt qua Bangladesh để lọt vào tốp 3 quốc gia xuất khẩu dệt may lớn nhất thế giới và rượt đuổi khá sát với Ấn Độ (36,43 tỷ USD). Năm 2019, ngành dệt may kỳ vọng xuất khẩu đạt 40 tỷ USD, tăng 10,8%; giá trị thặng dư đạt 20 tỷ USD, tăng 12%.
Ông Hòa nhận định ngành dệt may Việt Nam nói chung sẽ có nhiều thuận lợi trong năm 2019 nhờ vào việc CPTPP chính thức có hiệu lực từ ngày 30/12/2018. Các đơn hàng từ các quốc gia thành viên CPTPP như Canada, Australia, New Zealand đổ vào Việt Nam sẽ tăng lên nhằm hưởng các ưu đãi thuế quan. Đồng thời, do lo ngại chiến tranh thương mại giữa Mỹ-Trung nên các nhà nhập khẩu Mỹ cũng đang và sẽ chuyển bớt đơn hàng từ Trung Quốc sang Việt Nam. Đồng thời, cơ hội từ thị trường EU nếu EVFTA được chính thức ký kết và thông qua vào năm 2019 cũng không thể bỏ qua.
Theo đó, các doanh nghiệp sản xuất sợi như Sợi Thế Kỷ sẽ được hưởng lợi gián tiếp nên năm 2019, công ty sẽ đẩy mạnh khai thác thị trường nội địa, tận dụng cơ hội từ xu hướng dịch chuyển chuỗi cung ứng dệt-may vào Việt Nam và những lợi ích từ các FTA mang lại. Năm 2019 sẽ là thời gian STK tập trung nâng cao chất lượng và tối đa hóa biên lợi nhuận dựa trên công suất nhà máy hiện hữu. Ngoài ra, công ty cũng đang chuẩn bị kế hoạch cho dự án đầu tư một nhà máy mới với công suất dự kiến gấp 2-3 lần công suất hiện tại và có thể tự cung ứng hạt nhựa cho nhà máy hiện tại.
http://ndh.vn/vuot-ke-hoach-lai-31-soi-the-ky-thuong-2-2-thang-luong-cho-nhan-vien-vui-tet-20190110094312333p4c147.news