Tháng: Tháng Mười 2018
Sợi Thế Kỷ đặt kỳ vọng vào sợi tái chế, vì đâu?
Tại buổi gặp mặt nhà đầu tư ngày 17/10, Ban lãnh đạo CTCP Sợi Thế Kỷ (HOSE: STK) đã có những trao đổi về tình hình hoạt động cũng như chiến lược hoạt động trong thời gian tới.
Ban lãnh đạo của STK trao đổi với nhà đầu tư về hoạt động kinh doanh và chiến lược trong thời gian tới. |
Sợi tái chế, quân bài trước mắt
Nói về triển vọng của STK trong giai đoạn 2018 – 2020, Ban lãnh đạo Công ty cho biết trong ngắn hạn, dự án Trảng Bàng 5, các đơn hàng sợi tái chế và chiến lược tăng tỷ trọng các sản phẩm có giá trị gia tăng sẽ là động lực chính thúc đẩy hoạt động kinh doanh.
Cụ thể, ông Đặng Triệu Hòa – Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc – cho biết Công ty đã triển khai kế hoạch đối với mảng sợi tái chế. Theo kế hoạch dự phóng, mảng này sẽ đóng góp 14% tỷ trọng doanh thu của STK trong năm 2018, 20% trong năm 2019, sang năm 2020 là 30%. Tại buổi gặp mặt, ông Hòa cho biết mảng sợi tái chế có khả năng chiếm hơn 20% doanh thu trong quý 4 năm nay. Với kế hoạch đặt ra, ông Hòa cho rằng STK sẽ đi sớm hơn so với kế hoạch khi các đơn hàng đã nhận xong. Tuy nhiên, ông Hòa cũng nói rằng việc nâng tỷ trọng của mảng sợi tái chế cần được trao đổi tại ĐHCĐ sắp tới của Công ty và được ĐHĐCĐ thông qua.
Ban lãnh đạo Công ty cũng trình bày, hiện nhiều doanh nghiệp sản xuất lớn trên thế giới đang có cam kết về tỷ trọng sử dụng sợi tái chế. Trong đó, Nike cam kết tỷ trọng 45% từ năm 2017; Adidas cam kết tới năm 2022 sẽ dùng tỷ trọng 95%; Puma đặt mục tiêu 50% cho năm 2020 và H&M đặt mục tiêu 100% đến năm 2030.
Về phần Dự án Trảng Bàng 5, bà Nguyễn Phương Chi – Giám đốc chiến lược của STK – cho biết dự án đã được giải ngân 80%, dự kiến sẽ giải ngân hết vào cuối năm nay và đưa vào hoạt động vào đầu năm 2019. Bà Chi cũng cho biết nhà máy được trang bị dây chuyền tái chế sợi phế thành hạt nhựa và sợi tái chế. Dự án này sẽ là một trong những động lực tăng trưởng chính của STK giai đoạn 2018-2010.
Xa hơn là sợi màu và sợi chập
Trong trung và dài hạn, STK đặt kỳ vọng vào các dự án sợi màu, sợi chập cùng với dự án Polymerization.
Ông Hòa cho biết hiện tại, Công ty không cần tăng vốn để phát triển sợi màu vì nguồn lực nội tại đã đủ. Hơn nữa, để sản xuất được sợi màu, Công ty chỉ cần trang bị thêm thiết bị pha màu cho dây chuyền đã có sẵn. Thời gian đầu, STK sẽ dùng 1 – 2 máy gắn thiết bị để chạy sợi màu, sau đó sẽ mở rộng ra. Vốn đầu tư chỉ vài trăm ngàn USD cho máy lẻ. Trong 6 tháng đầu năm 2019, STK sẽ đủ khả năng đưa sợi màu vào thị trường.
Về phần sợi chập, Ban lãnh đạo cho biết Công ty đang hợp tác với một đối tác lớn của Mỹ chuyển cung cấp vải cho một thương hiệu sản xuất giày lớn. Do đó, cần thời gian để trao đổi với đối tác để chốt giá, thời hạn hợp đồng kéo dài nên chưa đem lại nguồn lợi ngay lập tức.
Ban lãnh đạo cũng tiết lộ số liệu kết quả kinh doanh quý 3/2018, theo đó, doanh thu thuần đạt 589 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế gần 51.5 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 46.7 tỷ đồng. Lũy kế 9 tháng, lợi nhuận sau thuế đạt 151.3 tỷ đồng, vượt kế hoạch năm 5%.
Diễn biến giá STK thời gian qua Nguồn: VietstockFinance |
Với kết quả trên, Ban lãnh đạo STK tin rằng Công ty sẽ vượt kế hoạch năm khoảng 25%, nhất là mặt hàng sợi tái chế đang có chiều hướng tăng tỷ trọng, kéo theo lợi nhuận tăng cao.
Về cổ phiếu STK, Ban lãnh đạo Công ty cho rằng kết quả hoạt động kinh doanh tốt kết hợp với hoạt động quan hệ nhà đầu tư, truyền thông báo chí, hy vọng cổ phiếu sẽ có thanh khoản lớn hơn. Gần đây, giá cổ phiếu STK đang tăng điểm tích cực, mở cửa ngày 18/10 ở mức 18,500 đồng/cp, tăng hơn 34% trong tháng qua. Khối lượng giao dich bình quân trong tháng đạt trên 104,000 cp/phiên.
Câu chuyện chuyển dịch chuỗi cung ứng
Một điểm nóng tại buổi gặp mặt là triển vọng của ngành dệt may trong bối cảnh chiến tranh thương mại Mỹ – Trung.
Ông Hòa cho biết việc Mỹ đánh thuế sợi DTY và FDY của Trung Quốc sẽ làm chuyển dịch khách hàng từ Trung Quốc sang các thị trường khác, trong đó có Việt Nam. Đây là cơ hội lớn đối với STK, Công ty chắc chắn sẽ hưởng lợi, dù là trực tiếp hay gián tiếp. Ông Hòa cũng tiết lộ thêm, Công ty đang tiếp các đối tác thử hàng để có thể kịp xuất hàng vào đầu năm 2019. Đặc biệt , mặt hàng sợi dùng cho vải sản xuất ô tô đang là thế mạnh của Công ty.
Ông Hòa cũng cho biết “Điểm quan trọng là chuỗi cung ứng đang dịch chuyển. Với việc Việt Nam có ưu thế về công nghiệp may mặc thì chắc chắn trong tương lai, ngành công nghiệp dệt, vải sẽ chuyển dịch về Việt Nam, kéo theo đó là ngành sợi.” Theo đó, chuỗi cung ứng dịch chuyển sẽ đẩy mạnh hoạt động sản xuất sợi tại Việt Nam.
Chí Kiên
FILI
https://vietstock.vn/2018/10/soi-the-ky-dat-ky-vong-vao-soi-tai-che-vi-dau-737-633723.htm
EVFTA được Ủy ban châu Âu thống nhất trình lên Hội đồng châu Âu
Trong chương trình hoạt động dày đặc từ ngày 14/10/2018, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, các Bộ trưởng và Đoàn công tác của Chính phủ đã có nhiều cuộc làm việc với các đối tác song phương và lãnh đạo của Liên minh châu Âu (EU).
Một trong những nội dung nổi bật là việc hai bên cùng nỗ lực thúc đẩy sớm ký kết, phê chuẩn và đưa vào hiệu lực Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA) và Hiệp định bảo hộ đầu tư (IPA).
Kết quả rất tích cực là 12h trưa ngày 17/10/2018, Ủy ban châu Âu đã kết thúc phiên họp và đã thống nhất thông qua việc trình lên Hội đồng châu Âu chấp thuận để ký chính thức EVFTA (dự kiến cuối năm 2018) và trình Nghị viện châu Âu phê chuẩn (đầu 2019).
Ngay chiều ngày 17/10/2018, Ủy ban châu Âu đã họp báo chính thức công bố thông tin tích cực này và khẳng định cam kết sẽ thúc đẩy đưa Hiệp định này vào thực thi trong thời gian sớm nhất.
Đây là kết quả của cả quá trình phối hợp tích cực các nỗ lực về chính trị, đối ngoại, đàm phán, hợp tác, đấu tranh… của cả hai bên, là tin vui cho toàn thể người dân và cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam và EU.
Ngay trong chuyến công tác này, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có các cuộc hội đàm cấp cao với Thủ tướng Cộng hoà Áo, quốc gia đang là Chủ tịch EU; hội đàm với Thủ tướng Vương quốc Bỉ – nơi đặt trụ sở các cơ quan thuộc EU và rất nhiều cuộc gặp với chính giới, Tổng thống, Chủ tịch Quốc hội, cộng đồng doanh nghiệp, tham dự và phát biểu tại các diễn đàn doanh nghiệp với thông điệp nổi bật và được trao đổi sôi nổi là việc sớm ký, phê chuẩn và thực thi EVFTA, IPA do đây là lợi ích quan trọng của cả Việt Nam và EU.
Ngay sau khi Ủy ban châu Âu thông qua EVFTA, đầu giờ chiều ngày 17/10/2018, Thủ tướng đã tiếp ông Bernd Lange, Chủ tịch Ủy ban Thương mại quốc tế của Nghị viện châu Âu (EP), cơ quan có vai trò rất quan trọng trong việc thúc đẩy EVFTA.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao vai trò và những đóng góp tích cực của cá nhân ông Chủ tịch trong việc tăng cường quan hệ đối tác và hợp tác toàn diện Việt Nam-EU nói chung và giữa Quốc hội Việt Nam và Nghị viện châu Âu nói riêng.
Ông Bernd Lange bày tỏ vui mừng trước việc EVFTA đã được Ủy ban châu Âu thống nhất trình Hội đồng châu Âu để ký, đây là bước quan trọng để Nghị viện châu Âu bắt đầu quá trình xem xét phê chuẩn, đáp ứng được sự mong đợi của cả hai bên, tạo sự gắn kết chặt chẽ giữa EU và Đông Nam Á và châu Á-Thái Bình Dương. Chủ tịch Ủy ban Thương mại quốc tế của EP khẳng định sẽ tiếp tục ủng hộ tăng cường quan hệ hợp tác Việt Nam-EU trên tất cả các lĩnh vực.
Cùng ngày 17/10, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã hội kiến với Chủ tịch Nghị viện châu Âu (EP) Antonio Tajani. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao sự phát triển tốt đẹp giữa Quốc hội Việt Nam với Nghị viện châu Âu; khẳng định Việt Nam luôn coi hợp tác giữa Quốc hội Việt Nam và EP là trụ cột quan trọng trong quan hệ hợp tác toàn diện Việt Nam-EU.
Trên cơ sở việc Ủy ban châu Âu đã thông qua EVFTA, Thủ tướng đề nghị EP sớm xem xét tiến trình phê chuẩn các Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA) và Hiệp định bảo hộ đầu tư (IPA) từ đầu năm 2019.
Chủ tịch EP đặc biệt vui mừng trước việc Ủy ban châu Âu đã thông qua việc trình EVFTA lên Hội đồng châu Âu và nhấn mạnh EP sẽ nỗ lực để hoàn tất việc phê chuẩn các hiệp định EVFTA và IPA ngay trong đầu năm 2019, nhấn mạnh đây là lợi ích quan trọng của cả hai bên và có ý nghĩa lớn đối với thương mại châu Âu và châu Á.
Chủ tịch Antonio Tajani cũng khẳng định EP ủng hộ tiếp tục triển khai các chương trình hợp tác phát triển giữa EU và Việt Nam, hỗ trợ cho sự phát triển bền vững của Việt Nam đồng thời hoan nghênh hợp tác đa phương và phối hợp giữa EU và Việt Nam trên các diễn đàn và tổ chức quốc tế; khẳng định ủng hộ các nỗ lực duy trì hoà bình, an ninh, tránh leo thang căng thẳng, tôn trọng lợi ích của các bên ở Biển Đông trên cơ sở của luật pháp quốc tế.
Việc Ủy ban châu Âu thông qua EVFTA ngay trước khi khai mạc Hội nghị Thượng đỉnh Á-Âu lần thứ 12 (ASEM 12), nơi quy tụ sự tham dự của nguyên thủ 53 quốc gia châu Á và châu Âu là một thông điệp mới, mạnh mẽ và là hành động cụ thể khẳng định với cộng đồng quốc tế về nỗ lực đẩy mạnh kết nối, hợp tác liên khu vực giữa châu Âu và châu Á.
Trong thông báo của EU cũng đã nêu ý kiến của Chủ tịch Uỷ ban châu Âu (EC) Jean-Claude Juncker nhấn mạnh Hiệp định Thương mại tự do với Việt Nam là ví dụ điển hình thể hiện chính sách thương mại hiện nay của EU, mang lại những lợi ích chưa từng có đối với doanh nghiệp và người dân châu Âu và Việt Nam.
Chủ tịch EC nêu rõ việc Ủy ban châu Âu thông qua việc trình EVFTA lên Hội đồng châu Âu ngay trước thềm Hội nghị Cấp cao Á-Âu lần thứ 12 là sự khẳng định cam kết của EU mở cửa thương mại với châu Á và đề nghị Nghị viện châu Âu cũng như các nước thành viên thực hiện các bước cần thiết để hiệp định này nhanh chóng có hiệu lực.
Cao ủy Thương mại EC Bà Cecilia Malstrom nhấn mạnh Việt Nam là một nền kinh tế phát triển nhanh nhất ở Đông Nam Á và một thị trường tiềm năng đối với doanh nghiệp và các nhà đầu tư châu Âu, bày tỏ tin tưởng Nghị viện châu Âu và các nước thành viên EU sẽ nhanh chóng thông qua Hiệp định này để cho phép doanh nghiệp và người dân hai bên có thể sớm hưởng lợi những lợi ích từ EVFTA./.
Nguồn: Vietnam Plus
http://trungtamwto.vn/tin-tuc/evfta-duoc-uy-ban-chau-au-thong-nhat-trinh-len-hoi-dong-chau-au
Trong chương trình hoạt động dày đặc từ ngày 14/10/2018, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, các Bộ trưởng và Đoàn công tác của Chính phủ đã có nhiều cuộc làm việc với các đối tác song phương và lãnh đạo của Liên minh châu Âu (EU).
Một trong những nội dung nổi bật là việc hai bên cùng nỗ lực thúc đẩy sớm ký kết, phê chuẩn và đưa vào hiệu lực Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA) và Hiệp định bảo hộ đầu tư (IPA).
Kết quả rất tích cực là 12h trưa ngày 17/10/2018, Ủy ban châu Âu đã kết thúc phiên họp và đã thống nhất thông qua việc trình lên Hội đồng châu Âu chấp thuận để ký chính thức EVFTA (dự kiến cuối năm 2018) và trình Nghị viện châu Âu phê chuẩn (đầu 2019).
Ngay chiều ngày 17/10/2018, Ủy ban châu Âu đã họp báo chính thức công bố thông tin tích cực này và khẳng định cam kết sẽ thúc đẩy đưa Hiệp định này vào thực thi trong thời gian sớm nhất.
Đây là kết quả của cả quá trình phối hợp tích cực các nỗ lực về chính trị, đối ngoại, đàm phán, hợp tác, đấu tranh… của cả hai bên, là tin vui cho toàn thể người dân và cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam và EU.
Ngay trong chuyến công tác này, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có các cuộc hội đàm cấp cao với Thủ tướng Cộng hoà Áo, quốc gia đang là Chủ tịch EU; hội đàm với Thủ tướng Vương quốc Bỉ – nơi đặt trụ sở các cơ quan thuộc EU và rất nhiều cuộc gặp với chính giới, Tổng thống, Chủ tịch Quốc hội, cộng đồng doanh nghiệp, tham dự và phát biểu tại các diễn đàn doanh nghiệp với thông điệp nổi bật và được trao đổi sôi nổi là việc sớm ký, phê chuẩn và thực thi EVFTA, IPA do đây là lợi ích quan trọng của cả Việt Nam và EU.
Ngay sau khi Ủy ban châu Âu thông qua EVFTA, đầu giờ chiều ngày 17/10/2018, Thủ tướng đã tiếp ông Bernd Lange, Chủ tịch Ủy ban Thương mại quốc tế của Nghị viện châu Âu (EP), cơ quan có vai trò rất quan trọng trong việc thúc đẩy EVFTA.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao vai trò và những đóng góp tích cực của cá nhân ông Chủ tịch trong việc tăng cường quan hệ đối tác và hợp tác toàn diện Việt Nam-EU nói chung và giữa Quốc hội Việt Nam và Nghị viện châu Âu nói riêng.
Ông Bernd Lange bày tỏ vui mừng trước việc EVFTA đã được Ủy ban châu Âu thống nhất trình Hội đồng châu Âu để ký, đây là bước quan trọng để Nghị viện châu Âu bắt đầu quá trình xem xét phê chuẩn, đáp ứng được sự mong đợi của cả hai bên, tạo sự gắn kết chặt chẽ giữa EU và Đông Nam Á và châu Á-Thái Bình Dương. Chủ tịch Ủy ban Thương mại quốc tế của EP khẳng định sẽ tiếp tục ủng hộ tăng cường quan hệ hợp tác Việt Nam-EU trên tất cả các lĩnh vực.
Cùng ngày 17/10, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã hội kiến với Chủ tịch Nghị viện châu Âu (EP) Antonio Tajani. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao sự phát triển tốt đẹp giữa Quốc hội Việt Nam với Nghị viện châu Âu; khẳng định Việt Nam luôn coi hợp tác giữa Quốc hội Việt Nam và EP là trụ cột quan trọng trong quan hệ hợp tác toàn diện Việt Nam-EU.
Trên cơ sở việc Ủy ban châu Âu đã thông qua EVFTA, Thủ tướng đề nghị EP sớm xem xét tiến trình phê chuẩn các Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA) và Hiệp định bảo hộ đầu tư (IPA) từ đầu năm 2019.
Chủ tịch EP đặc biệt vui mừng trước việc Ủy ban châu Âu đã thông qua việc trình EVFTA lên Hội đồng châu Âu và nhấn mạnh EP sẽ nỗ lực để hoàn tất việc phê chuẩn các hiệp định EVFTA và IPA ngay trong đầu năm 2019, nhấn mạnh đây là lợi ích quan trọng của cả hai bên và có ý nghĩa lớn đối với thương mại châu Âu và châu Á.
Chủ tịch Antonio Tajani cũng khẳng định EP ủng hộ tiếp tục triển khai các chương trình hợp tác phát triển giữa EU và Việt Nam, hỗ trợ cho sự phát triển bền vững của Việt Nam đồng thời hoan nghênh hợp tác đa phương và phối hợp giữa EU và Việt Nam trên các diễn đàn và tổ chức quốc tế; khẳng định ủng hộ các nỗ lực duy trì hoà bình, an ninh, tránh leo thang căng thẳng, tôn trọng lợi ích của các bên ở Biển Đông trên cơ sở của luật pháp quốc tế.
Việc Ủy ban châu Âu thông qua EVFTA ngay trước khi khai mạc Hội nghị Thượng đỉnh Á-Âu lần thứ 12 (ASEM 12), nơi quy tụ sự tham dự của nguyên thủ 53 quốc gia châu Á và châu Âu là một thông điệp mới, mạnh mẽ và là hành động cụ thể khẳng định với cộng đồng quốc tế về nỗ lực đẩy mạnh kết nối, hợp tác liên khu vực giữa châu Âu và châu Á.
Trong thông báo của EU cũng đã nêu ý kiến của Chủ tịch Uỷ ban châu Âu (EC) Jean-Claude Juncker nhấn mạnh Hiệp định Thương mại tự do với Việt Nam là ví dụ điển hình thể hiện chính sách thương mại hiện nay của EU, mang lại những lợi ích chưa từng có đối với doanh nghiệp và người dân châu Âu và Việt Nam.
Chủ tịch EC nêu rõ việc Ủy ban châu Âu thông qua việc trình EVFTA lên Hội đồng châu Âu ngay trước thềm Hội nghị Cấp cao Á-Âu lần thứ 12 là sự khẳng định cam kết của EU mở cửa thương mại với châu Á và đề nghị Nghị viện châu Âu cũng như các nước thành viên thực hiện các bước cần thiết để hiệp định này nhanh chóng có hiệu lực.
Cao ủy Thương mại EC Bà Cecilia Malstrom nhấn mạnh Việt Nam là một nền kinh tế phát triển nhanh nhất ở Đông Nam Á và một thị trường tiềm năng đối với doanh nghiệp và các nhà đầu tư châu Âu, bày tỏ tin tưởng Nghị viện châu Âu và các nước thành viên EU sẽ nhanh chóng thông qua Hiệp định này để cho phép doanh nghiệp và người dân hai bên có thể sớm hưởng lợi những lợi ích từ EVFTA./.
Nguồn: Vietnam Plus
http://trungtamwto.vn/tin-tuc/evfta-duoc-uy-ban-chau-au-thong-nhat-trinh-len-hoi-dong-chau-au
Trong chương trình hoạt động dày đặc từ ngày 14/10/2018, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, các Bộ trưởng và Đoàn công tác của Chính phủ đã có nhiều cuộc làm việc với các đối tác song phương và lãnh đạo của Liên minh châu Âu (EU).
Một trong những nội dung nổi bật là việc hai bên cùng nỗ lực thúc đẩy sớm ký kết, phê chuẩn và đưa vào hiệu lực Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA) và Hiệp định bảo hộ đầu tư (IPA).
Kết quả rất tích cực là 12h trưa ngày 17/10/2018, Ủy ban châu Âu đã kết thúc phiên họp và đã thống nhất thông qua việc trình lên Hội đồng châu Âu chấp thuận để ký chính thức EVFTA (dự kiến cuối năm 2018) và trình Nghị viện châu Âu phê chuẩn (đầu 2019).
Ngay chiều ngày 17/10/2018, Ủy ban châu Âu đã họp báo chính thức công bố thông tin tích cực này và khẳng định cam kết sẽ thúc đẩy đưa Hiệp định này vào thực thi trong thời gian sớm nhất.
Đây là kết quả của cả quá trình phối hợp tích cực các nỗ lực về chính trị, đối ngoại, đàm phán, hợp tác, đấu tranh… của cả hai bên, là tin vui cho toàn thể người dân và cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam và EU.
Ngay trong chuyến công tác này, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có các cuộc hội đàm cấp cao với Thủ tướng Cộng hoà Áo, quốc gia đang là Chủ tịch EU; hội đàm với Thủ tướng Vương quốc Bỉ – nơi đặt trụ sở các cơ quan thuộc EU và rất nhiều cuộc gặp với chính giới, Tổng thống, Chủ tịch Quốc hội, cộng đồng doanh nghiệp, tham dự và phát biểu tại các diễn đàn doanh nghiệp với thông điệp nổi bật và được trao đổi sôi nổi là việc sớm ký, phê chuẩn và thực thi EVFTA, IPA do đây là lợi ích quan trọng của cả Việt Nam và EU.
Ngay sau khi Ủy ban châu Âu thông qua EVFTA, đầu giờ chiều ngày 17/10/2018, Thủ tướng đã tiếp ông Bernd Lange, Chủ tịch Ủy ban Thương mại quốc tế của Nghị viện châu Âu (EP), cơ quan có vai trò rất quan trọng trong việc thúc đẩy EVFTA.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao vai trò và những đóng góp tích cực của cá nhân ông Chủ tịch trong việc tăng cường quan hệ đối tác và hợp tác toàn diện Việt Nam-EU nói chung và giữa Quốc hội Việt Nam và Nghị viện châu Âu nói riêng.
Ông Bernd Lange bày tỏ vui mừng trước việc EVFTA đã được Ủy ban châu Âu thống nhất trình Hội đồng châu Âu để ký, đây là bước quan trọng để Nghị viện châu Âu bắt đầu quá trình xem xét phê chuẩn, đáp ứng được sự mong đợi của cả hai bên, tạo sự gắn kết chặt chẽ giữa EU và Đông Nam Á và châu Á-Thái Bình Dương. Chủ tịch Ủy ban Thương mại quốc tế của EP khẳng định sẽ tiếp tục ủng hộ tăng cường quan hệ hợp tác Việt Nam-EU trên tất cả các lĩnh vực.
Cùng ngày 17/10, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã hội kiến với Chủ tịch Nghị viện châu Âu (EP) Antonio Tajani. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao sự phát triển tốt đẹp giữa Quốc hội Việt Nam với Nghị viện châu Âu; khẳng định Việt Nam luôn coi hợp tác giữa Quốc hội Việt Nam và EP là trụ cột quan trọng trong quan hệ hợp tác toàn diện Việt Nam-EU.
Trên cơ sở việc Ủy ban châu Âu đã thông qua EVFTA, Thủ tướng đề nghị EP sớm xem xét tiến trình phê chuẩn các Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA) và Hiệp định bảo hộ đầu tư (IPA) từ đầu năm 2019.
Chủ tịch EP đặc biệt vui mừng trước việc Ủy ban châu Âu đã thông qua việc trình EVFTA lên Hội đồng châu Âu và nhấn mạnh EP sẽ nỗ lực để hoàn tất việc phê chuẩn các hiệp định EVFTA và IPA ngay trong đầu năm 2019, nhấn mạnh đây là lợi ích quan trọng của cả hai bên và có ý nghĩa lớn đối với thương mại châu Âu và châu Á.
Chủ tịch Antonio Tajani cũng khẳng định EP ủng hộ tiếp tục triển khai các chương trình hợp tác phát triển giữa EU và Việt Nam, hỗ trợ cho sự phát triển bền vững của Việt Nam đồng thời hoan nghênh hợp tác đa phương và phối hợp giữa EU và Việt Nam trên các diễn đàn và tổ chức quốc tế; khẳng định ủng hộ các nỗ lực duy trì hoà bình, an ninh, tránh leo thang căng thẳng, tôn trọng lợi ích của các bên ở Biển Đông trên cơ sở của luật pháp quốc tế.
Việc Ủy ban châu Âu thông qua EVFTA ngay trước khi khai mạc Hội nghị Thượng đỉnh Á-Âu lần thứ 12 (ASEM 12), nơi quy tụ sự tham dự của nguyên thủ 53 quốc gia châu Á và châu Âu là một thông điệp mới, mạnh mẽ và là hành động cụ thể khẳng định với cộng đồng quốc tế về nỗ lực đẩy mạnh kết nối, hợp tác liên khu vực giữa châu Âu và châu Á.
Trong thông báo của EU cũng đã nêu ý kiến của Chủ tịch Uỷ ban châu Âu (EC) Jean-Claude Juncker nhấn mạnh Hiệp định Thương mại tự do với Việt Nam là ví dụ điển hình thể hiện chính sách thương mại hiện nay của EU, mang lại những lợi ích chưa từng có đối với doanh nghiệp và người dân châu Âu và Việt Nam.
Chủ tịch EC nêu rõ việc Ủy ban châu Âu thông qua việc trình EVFTA lên Hội đồng châu Âu ngay trước thềm Hội nghị Cấp cao Á-Âu lần thứ 12 là sự khẳng định cam kết của EU mở cửa thương mại với châu Á và đề nghị Nghị viện châu Âu cũng như các nước thành viên thực hiện các bước cần thiết để hiệp định này nhanh chóng có hiệu lực.
Cao ủy Thương mại EC Bà Cecilia Malstrom nhấn mạnh Việt Nam là một nền kinh tế phát triển nhanh nhất ở Đông Nam Á và một thị trường tiềm năng đối với doanh nghiệp và các nhà đầu tư châu Âu, bày tỏ tin tưởng Nghị viện châu Âu và các nước thành viên EU sẽ nhanh chóng thông qua Hiệp định này để cho phép doanh nghiệp và người dân hai bên có thể sớm hưởng lợi những lợi ích từ EVFTA./.
Nguồn: Vietnam Plus
http://trungtamwto.vn/tin-tuc/evfta-duoc-uy-ban-chau-au-thong-nhat-trinh-len-hoi-dong-chau-au
Trong chương trình hoạt động dày đặc từ ngày 14/10/2018, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, các Bộ trưởng và Đoàn công tác của Chính phủ đã có nhiều cuộc làm việc với các đối tác song phương và lãnh đạo của Liên minh châu Âu (EU).
Một trong những nội dung nổi bật là việc hai bên cùng nỗ lực thúc đẩy sớm ký kết, phê chuẩn và đưa vào hiệu lực Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA) và Hiệp định bảo hộ đầu tư (IPA).
Kết quả rất tích cực là 12h trưa ngày 17/10/2018, Ủy ban châu Âu đã kết thúc phiên họp và đã thống nhất thông qua việc trình lên Hội đồng châu Âu chấp thuận để ký chính thức EVFTA (dự kiến cuối năm 2018) và trình Nghị viện châu Âu phê chuẩn (đầu 2019).
Ngay chiều ngày 17/10/2018, Ủy ban châu Âu đã họp báo chính thức công bố thông tin tích cực này và khẳng định cam kết sẽ thúc đẩy đưa Hiệp định này vào thực thi trong thời gian sớm nhất.
Đây là kết quả của cả quá trình phối hợp tích cực các nỗ lực về chính trị, đối ngoại, đàm phán, hợp tác, đấu tranh… của cả hai bên, là tin vui cho toàn thể người dân và cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam và EU.
Ngay trong chuyến công tác này, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có các cuộc hội đàm cấp cao với Thủ tướng Cộng hoà Áo, quốc gia đang là Chủ tịch EU; hội đàm với Thủ tướng Vương quốc Bỉ – nơi đặt trụ sở các cơ quan thuộc EU và rất nhiều cuộc gặp với chính giới, Tổng thống, Chủ tịch Quốc hội, cộng đồng doanh nghiệp, tham dự và phát biểu tại các diễn đàn doanh nghiệp với thông điệp nổi bật và được trao đổi sôi nổi là việc sớm ký, phê chuẩn và thực thi EVFTA, IPA do đây là lợi ích quan trọng của cả Việt Nam và EU.
Ngay sau khi Ủy ban châu Âu thông qua EVFTA, đầu giờ chiều ngày 17/10/2018, Thủ tướng đã tiếp ông Bernd Lange, Chủ tịch Ủy ban Thương mại quốc tế của Nghị viện châu Âu (EP), cơ quan có vai trò rất quan trọng trong việc thúc đẩy EVFTA.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao vai trò và những đóng góp tích cực của cá nhân ông Chủ tịch trong việc tăng cường quan hệ đối tác và hợp tác toàn diện Việt Nam-EU nói chung và giữa Quốc hội Việt Nam và Nghị viện châu Âu nói riêng.
Ông Bernd Lange bày tỏ vui mừng trước việc EVFTA đã được Ủy ban châu Âu thống nhất trình Hội đồng châu Âu để ký, đây là bước quan trọng để Nghị viện châu Âu bắt đầu quá trình xem xét phê chuẩn, đáp ứng được sự mong đợi của cả hai bên, tạo sự gắn kết chặt chẽ giữa EU và Đông Nam Á và châu Á-Thái Bình Dương. Chủ tịch Ủy ban Thương mại quốc tế của EP khẳng định sẽ tiếp tục ủng hộ tăng cường quan hệ hợp tác Việt Nam-EU trên tất cả các lĩnh vực.
Cùng ngày 17/10, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã hội kiến với Chủ tịch Nghị viện châu Âu (EP) Antonio Tajani. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao sự phát triển tốt đẹp giữa Quốc hội Việt Nam với Nghị viện châu Âu; khẳng định Việt Nam luôn coi hợp tác giữa Quốc hội Việt Nam và EP là trụ cột quan trọng trong quan hệ hợp tác toàn diện Việt Nam-EU.
Trên cơ sở việc Ủy ban châu Âu đã thông qua EVFTA, Thủ tướng đề nghị EP sớm xem xét tiến trình phê chuẩn các Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA) và Hiệp định bảo hộ đầu tư (IPA) từ đầu năm 2019.
Chủ tịch EP đặc biệt vui mừng trước việc Ủy ban châu Âu đã thông qua việc trình EVFTA lên Hội đồng châu Âu và nhấn mạnh EP sẽ nỗ lực để hoàn tất việc phê chuẩn các hiệp định EVFTA và IPA ngay trong đầu năm 2019, nhấn mạnh đây là lợi ích quan trọng của cả hai bên và có ý nghĩa lớn đối với thương mại châu Âu và châu Á.
Chủ tịch Antonio Tajani cũng khẳng định EP ủng hộ tiếp tục triển khai các chương trình hợp tác phát triển giữa EU và Việt Nam, hỗ trợ cho sự phát triển bền vững của Việt Nam đồng thời hoan nghênh hợp tác đa phương và phối hợp giữa EU và Việt Nam trên các diễn đàn và tổ chức quốc tế; khẳng định ủng hộ các nỗ lực duy trì hoà bình, an ninh, tránh leo thang căng thẳng, tôn trọng lợi ích của các bên ở Biển Đông trên cơ sở của luật pháp quốc tế.
Việc Ủy ban châu Âu thông qua EVFTA ngay trước khi khai mạc Hội nghị Thượng đỉnh Á-Âu lần thứ 12 (ASEM 12), nơi quy tụ sự tham dự của nguyên thủ 53 quốc gia châu Á và châu Âu là một thông điệp mới, mạnh mẽ và là hành động cụ thể khẳng định với cộng đồng quốc tế về nỗ lực đẩy mạnh kết nối, hợp tác liên khu vực giữa châu Âu và châu Á.
Trong thông báo của EU cũng đã nêu ý kiến của Chủ tịch Uỷ ban châu Âu (EC) Jean-Claude Juncker nhấn mạnh Hiệp định Thương mại tự do với Việt Nam là ví dụ điển hình thể hiện chính sách thương mại hiện nay của EU, mang lại những lợi ích chưa từng có đối với doanh nghiệp và người dân châu Âu và Việt Nam.
Chủ tịch EC nêu rõ việc Ủy ban châu Âu thông qua việc trình EVFTA lên Hội đồng châu Âu ngay trước thềm Hội nghị Cấp cao Á-Âu lần thứ 12 là sự khẳng định cam kết của EU mở cửa thương mại với châu Á và đề nghị Nghị viện châu Âu cũng như các nước thành viên thực hiện các bước cần thiết để hiệp định này nhanh chóng có hiệu lực.
Cao ủy Thương mại EC Bà Cecilia Malstrom nhấn mạnh Việt Nam là một nền kinh tế phát triển nhanh nhất ở Đông Nam Á và một thị trường tiềm năng đối với doanh nghiệp và các nhà đầu tư châu Âu, bày tỏ tin tưởng Nghị viện châu Âu và các nước thành viên EU sẽ nhanh chóng thông qua Hiệp định này để cho phép doanh nghiệp và người dân hai bên có thể sớm hưởng lợi những lợi ích từ EVFTA./.
Nguồn: Vietnam Plus
http://trungtamwto.vn/tin-tuc/evfta-duoc-uy-ban-chau-au-thong-nhat-trinh-len-hoi-dong-chau-au
Trong chương trình hoạt động dày đặc từ ngày 14/10/2018, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, các Bộ trưởng và Đoàn công tác của Chính phủ đã có nhiều cuộc làm việc với các đối tác song phương và lãnh đạo của Liên minh châu Âu (EU).
Một trong những nội dung nổi bật là việc hai bên cùng nỗ lực thúc đẩy sớm ký kết, phê chuẩn và đưa vào hiệu lực Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA) và Hiệp định bảo hộ đầu tư (IPA).
Kết quả rất tích cực là 12h trưa ngày 17/10/2018, Ủy ban châu Âu đã kết thúc phiên họp và đã thống nhất thông qua việc trình lên Hội đồng châu Âu chấp thuận để ký chính thức EVFTA (dự kiến cuối năm 2018) và trình Nghị viện châu Âu phê chuẩn (đầu 2019).
Ngay chiều ngày 17/10/2018, Ủy ban châu Âu đã họp báo chính thức công bố thông tin tích cực này và khẳng định cam kết sẽ thúc đẩy đưa Hiệp định này vào thực thi trong thời gian sớm nhất.
Đây là kết quả của cả quá trình phối hợp tích cực các nỗ lực về chính trị, đối ngoại, đàm phán, hợp tác, đấu tranh… của cả hai bên, là tin vui cho toàn thể người dân và cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam và EU.
Ngay trong chuyến công tác này, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có các cuộc hội đàm cấp cao với Thủ tướng Cộng hoà Áo, quốc gia đang là Chủ tịch EU; hội đàm với Thủ tướng Vương quốc Bỉ – nơi đặt trụ sở các cơ quan thuộc EU và rất nhiều cuộc gặp với chính giới, Tổng thống, Chủ tịch Quốc hội, cộng đồng doanh nghiệp, tham dự và phát biểu tại các diễn đàn doanh nghiệp với thông điệp nổi bật và được trao đổi sôi nổi là việc sớm ký, phê chuẩn và thực thi EVFTA, IPA do đây là lợi ích quan trọng của cả Việt Nam và EU.
Ngay sau khi Ủy ban châu Âu thông qua EVFTA, đầu giờ chiều ngày 17/10/2018, Thủ tướng đã tiếp ông Bernd Lange, Chủ tịch Ủy ban Thương mại quốc tế của Nghị viện châu Âu (EP), cơ quan có vai trò rất quan trọng trong việc thúc đẩy EVFTA.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao vai trò và những đóng góp tích cực của cá nhân ông Chủ tịch trong việc tăng cường quan hệ đối tác và hợp tác toàn diện Việt Nam-EU nói chung và giữa Quốc hội Việt Nam và Nghị viện châu Âu nói riêng.
Ông Bernd Lange bày tỏ vui mừng trước việc EVFTA đã được Ủy ban châu Âu thống nhất trình Hội đồng châu Âu để ký, đây là bước quan trọng để Nghị viện châu Âu bắt đầu quá trình xem xét phê chuẩn, đáp ứng được sự mong đợi của cả hai bên, tạo sự gắn kết chặt chẽ giữa EU và Đông Nam Á và châu Á-Thái Bình Dương. Chủ tịch Ủy ban Thương mại quốc tế của EP khẳng định sẽ tiếp tục ủng hộ tăng cường quan hệ hợp tác Việt Nam-EU trên tất cả các lĩnh vực.
Cùng ngày 17/10, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã hội kiến với Chủ tịch Nghị viện châu Âu (EP) Antonio Tajani. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao sự phát triển tốt đẹp giữa Quốc hội Việt Nam với Nghị viện châu Âu; khẳng định Việt Nam luôn coi hợp tác giữa Quốc hội Việt Nam và EP là trụ cột quan trọng trong quan hệ hợp tác toàn diện Việt Nam-EU.
Trên cơ sở việc Ủy ban châu Âu đã thông qua EVFTA, Thủ tướng đề nghị EP sớm xem xét tiến trình phê chuẩn các Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA) và Hiệp định bảo hộ đầu tư (IPA) từ đầu năm 2019.
Chủ tịch EP đặc biệt vui mừng trước việc Ủy ban châu Âu đã thông qua việc trình EVFTA lên Hội đồng châu Âu và nhấn mạnh EP sẽ nỗ lực để hoàn tất việc phê chuẩn các hiệp định EVFTA và IPA ngay trong đầu năm 2019, nhấn mạnh đây là lợi ích quan trọng của cả hai bên và có ý nghĩa lớn đối với thương mại châu Âu và châu Á.
Chủ tịch Antonio Tajani cũng khẳng định EP ủng hộ tiếp tục triển khai các chương trình hợp tác phát triển giữa EU và Việt Nam, hỗ trợ cho sự phát triển bền vững của Việt Nam đồng thời hoan nghênh hợp tác đa phương và phối hợp giữa EU và Việt Nam trên các diễn đàn và tổ chức quốc tế; khẳng định ủng hộ các nỗ lực duy trì hoà bình, an ninh, tránh leo thang căng thẳng, tôn trọng lợi ích của các bên ở Biển Đông trên cơ sở của luật pháp quốc tế.
Việc Ủy ban châu Âu thông qua EVFTA ngay trước khi khai mạc Hội nghị Thượng đỉnh Á-Âu lần thứ 12 (ASEM 12), nơi quy tụ sự tham dự của nguyên thủ 53 quốc gia châu Á và châu Âu là một thông điệp mới, mạnh mẽ và là hành động cụ thể khẳng định với cộng đồng quốc tế về nỗ lực đẩy mạnh kết nối, hợp tác liên khu vực giữa châu Âu và châu Á.
Trong thông báo của EU cũng đã nêu ý kiến của Chủ tịch Uỷ ban châu Âu (EC) Jean-Claude Juncker nhấn mạnh Hiệp định Thương mại tự do với Việt Nam là ví dụ điển hình thể hiện chính sách thương mại hiện nay của EU, mang lại những lợi ích chưa từng có đối với doanh nghiệp và người dân châu Âu và Việt Nam.
Chủ tịch EC nêu rõ việc Ủy ban châu Âu thông qua việc trình EVFTA lên Hội đồng châu Âu ngay trước thềm Hội nghị Cấp cao Á-Âu lần thứ 12 là sự khẳng định cam kết của EU mở cửa thương mại với châu Á và đề nghị Nghị viện châu Âu cũng như các nước thành viên thực hiện các bước cần thiết để hiệp định này nhanh chóng có hiệu lực.
Cao ủy Thương mại EC Bà Cecilia Malstrom nhấn mạnh Việt Nam là một nền kinh tế phát triển nhanh nhất ở Đông Nam Á và một thị trường tiềm năng đối với doanh nghiệp và các nhà đầu tư châu Âu, bày tỏ tin tưởng Nghị viện châu Âu và các nước thành viên EU sẽ nhanh chóng thông qua Hiệp định này để cho phép doanh nghiệp và người dân hai bên có thể sớm hưởng lợi những lợi ích từ EVFTA./.
Nguồn: Vietnam Plus
http://trungtamwto.vn/tin-tuc/evfta-duoc-uy-ban-chau-au-thong-nhat-trinh-len-hoi-dong-chau-au