Ảnh minh họa.Dệt may Việt Nam mới chỉ mạnh khâu may, còn các khâu còn lại như sợi, dệt, nhuộm chưa đáp ứng được nhu cầu. Trong khi đó, công nghiệp hỗ trợ ô tô còn yếu còn xe máy đã phát triển mạnh với tỷ lệ nội địa hóa tới 97%.
Mạnh may, yếu sợi, dệt, nhuộm
Tổng Giám đốc Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) Lê Tiến Trường được TTXVN dẫn lời cho biết, hiện dệt may Việt Nam mới chỉ mạnh ở khâu may, các khâu còn lại như sợi, dệt, nhuộm hoàn tất chưa đáp ứng được nhu cầu. Công nghiệp phụ trợ của Việt Nam hiện đang vướng “nút thắt cổ chai” khi 80% vải nguyên liệu phụ thuộc nhập khẩu.
Các sản phẩm hỗ trợ cho ngành dệt may mới chỉ tập trung chủ yếu công đoạn giá trị gia tăng thấp như cúc, chỉ dây, khóa keo, băng chun, băng dính…. Các khâu có giá trị gia tăng cao như sợi, hóa chất - chất trợ nhuộm, nhuộm in hoa và hoàn tất vải đều phải nhập khẩu. Tỷ lệ nội địa hóa các sản phẩm còn thấp.
Tính riêng năm 2015, dệt may Việt Nam xuất được 27,5 tỷ USD thì phải nhập tới 14 tỷ USD nguyên liệu.
Cũng theo ông Lê Tiến Trường, nếu đầu tư một vị trí làm của công nhân may, DN chỉ cần 3.000 USD (con người và công nghệ), còn nếu đầu tư vị trí công nhân sợi hoặc dệt thì phải mất 200.000 USD.
Như vậy, đối với DN vừa và nhỏ muốn đầu tư vào dệt, nhuộm là vô cùng khó khăn. Bên cạnh đó, vấn đề xử lý môi trường cũng rất tốn kém vì DN trong nước nếu không có tiềm lực rất khó có thể đầu tư khi chỉ đi vay.
Ngoài ra, khâu sợi, dệt, nhuộm hoàn tất cũng đòi hỏi nguồn vốn lớn cũng như chất lượng nhân sự cao và không thể tuyển lao động phổ thông như khâu may. Bên cạnh đó, công nghệ máy móc cũng cần hiện đại mới đáp ứng được sản phẩm sợi, vải, phụ liệu chất lượng cao.
Hiện nay, ngành dệt may Việt Nam cũng đang kêu gọi các DN tập trung đầu tư cho chuỗi cung ứng hoàn chỉnh, bằng giải pháp thành lập mới các DN ở khâu thắt nút là sợi, dệt, nhuộm hoàn tất.
Mạnh xe máy, yếu ô tô
Là DN vừa sản xuất xe máy, vừa sản xuất ô tô, Phó Tổng Giám đốc thứ nhất Công ty Honda Việt Nam Vũ Quang Tâm nhìn nhận, công nghiệp hỗ trợ cho ô tô còn yếu, nhưng cho xe máy được đánh giá đã phát triển mạnh với tỷ lệ nội địa hóa rất cao.
Trong công nghiệp hỗ trợ, xe máy có thuận lợi hơn do sản lượng tốt, nhiều mẫu xe, mỗi mẫu khoảng vài trăm nghìn xe/năm, kèm theo đó là công nghệ làm cho xe máy đơn giản hơn so với làm cho ô tô nên dễ triển khai trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ. Đến nay, Honda Việt Nam có khoảng 140 nhà cung cấp linh kiện phụ tùng và đạt tỷ lệ nội địa hóa bình quân ở các sản phẩm từ 96- 97%.
Tuy nhiên, ở lĩnh vực ô tô lại là bài toán khác. Vấn đề khó cho công nghiệp hỗ trợ ô tô là tổng dung lượng thị trường nhỏ, phân tán, nhiều mẫu, thị trường chưa đủ lớn để có thể thu hút các nhà đầu tư vào làm công nghiệp hỗ trợ.
Cụ thể như, hiện nay có nhiều DN làm gia công cho Công ty Honda Việt Nam, nhưng tôn dập vỏ xe; sắt, thép chất lượng cao để làm trục bánh răng và các chi tiết các DN đều phải nhập khẩu Đáng chú ý, hiện nay các DN đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp phụ trợ ô tô rất sẵn sàng, nhưng chưa tìm và giải quyết được bài toán đầu vào đầu ra cho sản phẩm.
Ngoài ra, ông Tâm cũng cho rằng còn có sự chưa thống nhất về quan điểm, chính sách giữa các cơ quan quản lý. Trong khi Bộ Công Thương xây dựng chiến lược phát triển ngành công nghiệp ô tô và muốn tăng dung lượng thị trường thì Bộ Giao thông vận tải lại xây dựng chiến lược giảm lượng xe do sức ép cơ sở hạ tầng, Bộ Tài chính thì ban hành nhiều loại phí nhằm hạn chế việc mua sắm và lưu hành ô tô du lịch cá nhân.
Theo ông Vũ Quang Tâm, tiêu dùng ô tô là xu hướng tất yếu. Tuy nhiên, để giải quyết dung hòa bài toán trên, đòi hòi cần có sự phối kết hợp của nhiều bộ, ngành để cùng xác định tập trung phát triển một số lĩnh vực có thế mạnh, có chính sách ưu tiên, nhưng không dàn trải.
Cụ thể như tập trung phát triển dòng xe cỡ nhỏ dưới 1,5L tiết kiệm nhiên liệu, phân khúc B bởi đây là phân khúc đang tiêu thụ rất tốt trên thị trường thì nên tập trung chính sách ưu tiên để nâng sản lượng.
Theo T. Minh
Chinhphu.vn/CafeF
05/10/2016
Trích từ: "http://cafef.vn/cong-nghiep-phu-tro-manh-may-yeu-det-manh-xe-may-yeu-o-to-20161005141621247.chn"
Dệt may Việt Nam mới chỉ mạnh khâu may, còn các khâu còn lại như sợi, dệt, nhuộm chưa đáp ứng được nhu cầu. Trong khi đó, công nghiệp hỗ trợ ô tô còn yếu còn xe máy đã phát triển mạnh với tỷ lệ nội địa hóa tới 97%.
Mạnh may, yếu sợi, dệt, nhuộm
Tổng Giám đốc Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) Lê Tiến Trường được TTXVN dẫn lời cho biết, hiện dệt may Việt Nam mới chỉ mạnh ở khâu may, các khâu còn lại như sợi, dệt, nhuộm hoàn tất chưa đáp ứng được nhu cầu. Công nghiệp phụ trợ của Việt Nam hiện đang vướng “nút thắt cổ chai” khi 80% vải nguyên liệu phụ thuộc nhập khẩu.
Các sản phẩm hỗ trợ cho ngành dệt may mới chỉ tập trung chủ yếu công đoạn giá trị gia tăng thấp như cúc, chỉ dây, khóa keo, băng chun, băng dính…. Các khâu có giá trị gia tăng cao như sợi, hóa chất - chất trợ nhuộm, nhuộm in hoa và hoàn tất vải đều phải nhập khẩu. Tỷ lệ nội địa hóa các sản phẩm còn thấp.
Tính riêng năm 2015, dệt may Việt Nam xuất được 27,5 tỷ USD thì phải nhập tới 14 tỷ USD nguyên liệu.
Cũng theo ông Lê Tiến Trường, nếu đầu tư một vị trí làm của công nhân may, DN chỉ cần 3.000 USD (con người và công nghệ), còn nếu đầu tư vị trí công nhân sợi hoặc dệt thì phải mất 200.000 USD.
Như vậy, đối với DN vừa và nhỏ muốn đầu tư vào dệt, nhuộm là vô cùng khó khăn. Bên cạnh đó, vấn đề xử lý môi trường cũng rất tốn kém vì DN trong nước nếu không có tiềm lực rất khó có thể đầu tư khi chỉ đi vay.
Ngoài ra, khâu sợi, dệt, nhuộm hoàn tất cũng đòi hỏi nguồn vốn lớn cũng như chất lượng nhân sự cao và không thể tuyển lao động phổ thông như khâu may. Bên cạnh đó, công nghệ máy móc cũng cần hiện đại mới đáp ứng được sản phẩm sợi, vải, phụ liệu chất lượng cao.
Hiện nay, ngành dệt may Việt Nam cũng đang kêu gọi các DN tập trung đầu tư cho chuỗi cung ứng hoàn chỉnh, bằng giải pháp thành lập mới các DN ở khâu thắt nút là sợi, dệt, nhuộm hoàn tất.
Mạnh xe máy, yếu ô tô
Là DN vừa sản xuất xe máy, vừa sản xuất ô tô, Phó Tổng Giám đốc thứ nhất Công ty Honda Việt Nam Vũ Quang Tâm nhìn nhận, công nghiệp hỗ trợ cho ô tô còn yếu, nhưng cho xe máy được đánh giá đã phát triển mạnh với tỷ lệ nội địa hóa rất cao.
Trong công nghiệp hỗ trợ, xe máy có thuận lợi hơn do sản lượng tốt, nhiều mẫu xe, mỗi mẫu khoảng vài trăm nghìn xe/năm, kèm theo đó là công nghệ làm cho xe máy đơn giản hơn so với làm cho ô tô nên dễ triển khai trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ. Đến nay, Honda Việt Nam có khoảng 140 nhà cung cấp linh kiện phụ tùng và đạt tỷ lệ nội địa hóa bình quân ở các sản phẩm từ 96- 97%.
Tuy nhiên, ở lĩnh vực ô tô lại là bài toán khác. Vấn đề khó cho công nghiệp hỗ trợ ô tô là tổng dung lượng thị trường nhỏ, phân tán, nhiều mẫu, thị trường chưa đủ lớn để có thể thu hút các nhà đầu tư vào làm công nghiệp hỗ trợ.
Cụ thể như, hiện nay có nhiều DN làm gia công cho Công ty Honda Việt Nam, nhưng tôn dập vỏ xe; sắt, thép chất lượng cao để làm trục bánh răng và các chi tiết các DN đều phải nhập khẩu Đáng chú ý, hiện nay các DN đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp phụ trợ ô tô rất sẵn sàng, nhưng chưa tìm và giải quyết được bài toán đầu vào đầu ra cho sản phẩm.
Ngoài ra, ông Tâm cũng cho rằng còn có sự chưa thống nhất về quan điểm, chính sách giữa các cơ quan quản lý. Trong khi Bộ Công Thương xây dựng chiến lược phát triển ngành công nghiệp ô tô và muốn tăng dung lượng thị trường thì Bộ Giao thông vận tải lại xây dựng chiến lược giảm lượng xe do sức ép cơ sở hạ tầng, Bộ Tài chính thì ban hành nhiều loại phí nhằm hạn chế việc mua sắm và lưu hành ô tô du lịch cá nhân.
Theo ông Vũ Quang Tâm, tiêu dùng ô tô là xu hướng tất yếu. Tuy nhiên, để giải quyết dung hòa bài toán trên, đòi hòi cần có sự phối kết hợp của nhiều bộ, ngành để cùng xác định tập trung phát triển một số lĩnh vực có thế mạnh, có chính sách ưu tiên, nhưng không dàn trải.
Cụ thể như tập trung phát triển dòng xe cỡ nhỏ dưới 1,5L tiết kiệm nhiên liệu, phân khúc B bởi đây là phân khúc đang tiêu thụ rất tốt trên thị trường thì nên tập trung chính sách ưu tiên để nâng sản lượng.
Theo T. Minh
Chinhphu.vn/CafeF
05/10/2016
Trích từ: "http://cafef.vn/cong-nghiep-phu-tro-manh-may-yeu-det-manh-xe-may-yeu-o-to-20161005141621247.chn"