Tháng: Tháng Mười 2016
Nghị quyết HĐQT số 15-2016 về việc bổ nhiệm Giám Đốc tài chính
Nghị quyết HĐQT số 15-2016 về việc bổ nhiệm Giám Đốc tài chính
Báo cáo tài chính quý 3 năm 2016
Báo cáo tài chính quý 3 năm 2016
Báo cáo tài chính quý 03 năm 2016
Báo cáo tài chính quý 03 năm 2016
Báo cáo tài chính quý 3 năm 2016
Báo cáo tài chính quý 3 năm 2016
Bản tin IR kỳ 7
Nhập thông tin để tải bản tin
Thông báo giao dịch cổ phiếu của người nội bộ Nguyễn Tự Lực
Thông báo giao dịch cổ phiếu của người nội bộ Nguyễn Tự Lực
Dệt may: Nỗi lo không đạt mục tiêu đề ra
Còn chưa đầy 3 tháng nữa sẽ kết thúc năm 2016, tuy nhiên, ngành dệt may vẫn đang gặp nhiều khó khăn và dự báo sẽ không đạt mục tiêu đề ra từ đầu năm nay.
Theo số liệu thống kê của Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS), 9 tháng năm 2016, toàn ngành dệt may có tổng kim ngạch xuất khẩu (KNXK) ước đạt 21,11 tỉ USD, tăng 6% so với cùng kỳ 2015, hoàn thành 68% so với kế hoạch đã đề ra.
Tuy nhiên, theo ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch VITAS, đây là con số tăng trưởng thấp nhất trong vòng 10 năm trở lại đây của ngành dệt may. Thậm chí, từ nay đến cuối năm, toàn ngành chỉ đặt mục tiêu đạt KNXK 28,5-29 tỉ USD, không đạt mức đặt ra từ đầu năm (31-32 tỉ USD).
Nguyên nhân của việc ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước sụt giảm nghiêm trọng về KNXK, ngoài những yếu tố khách quan tác động như: Nền kinh tế một số nước nhập khẩu dệt may của Việt Nam đang gặp khó khăn, sự kiện Brexit ở Anh… thì khó khăn của ngành dệt may bắt nguồn từ chính sách giữ tỉ giá của đồng Việt Nam ổn định hơn so với một số đồng ngoại tệ, khiến hàng hóa Việt Nam trở lên đắt hơn và giảm sức cạnh tranh với các nước.
“Hiện tình trạng khan hiếm đơn hàng đang xảy ra khá phổ biến, lượng đơn hàng của nhiều DN dệt may hiện mới chỉ bằng 70% so với cùng kỳ năm ngoái, nhiều DN còn đang tìm kiếm đơn hàng cho tháng 11-12/2016”, ông Vũ Đức Giang cho biết.
Đánh giá về thị trường nói chung, Chủ tịch VITAS cho biết, Việt Nam có 5 mặt hàng xuất khẩu dệt may chủ lực gồm: Quần áo, vải các loại, phụ liệu, sợi các loại và mặt hàng vải địa kỹ thuật, vải mành đều có mức tăng trưởng thấp và thấp hơn nhiều so với mục tiêu đề ra. Đặc biệt, mặt hàng sợi các loại xuất khẩu rất tốt sang thị trường Thổ Nhĩ Kỳ nhưng đang bị nước này áp thuế chống bán phá giá và sắp tới Ấn Độ cũng sẽ áp loại thuế này với mặt hàng sợi của Việt Nam. Việc này được ông Giang nhận định là “tác động rất nguy hiểm tới ngành dệt may”.
Hướng đến các thị trường mới
Về kế hoạch những tháng cuối năm 2016, ông Vũ Đức Giang đưa ra dự báo xuất khẩu hàng dệt may năm nay đạt khoảng 28-29 tỉ USD, tăng 5% so với năm 2015, như vậy trung bình 3 tháng cuối năm, xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam phải đạt ít nhất 2,5 tỉ USD.
Giải pháp đưa ra để đạt con số này, ông Giang cho biết, thực tế từ quý II/2016, khi thấy tín hiệu ngành dệt may “đi xuống”, các DN trong nước đã chủ động tìm ra một số thị trường mới như: Trung Quốc (Việt Nam đang xuất khẩu sợi, vải và quần áo sang thị trường này), Nga và Ấn Độ.
“Bản thân DN phải tự tìm ra hướng đi riêng cho mình và tìm ra các thị trường mới, gắn với đẩy mạnh phát triển công nghệ, đặc biệt với ngành may, để tăng năng suất mới có thể đạt được con số 2,5 tỉ USD trong 3 tháng tới”, Chủ tịch VITAS nói.
Ngoài ra, các DN cũng cần tập trung vào thị trường nội địa vì năm 2016 là năm thị trường nội địa có nhiều đột phá, rất nhiều các tập đoàn lớn, các cơ quan, bộ, ngành đã đặt hàng của DN trong nước như: Tổng Công ty Điện lực Việt Nam, Tập đoàn Dầu khí, Tổng Công ty Hàng không Việt Nam…
Về vấn đề thể chế, ông Giang cho biết, vừa qua VITAS đã tập hợp một khối lượng lớn kiến nghị của DN về một số quy định quản lý chuyên ngành bất hợp lý trình Thủ tướng Chính phủ và các cơ quan liên quan để có hướng điều chỉnh, sửa đổi phù hợp. Một trong những kiến nghị được Bộ Công Thương tiếp thu là sẽ bãi bỏ Thông tư 37 về kiểm tra hàm lượng formaldehyt và amin thơm giải phóng từ thuốc nhuộm azo. Nhiều kiến nghị khác cũng đang được Bộ Công Thương nghiên cứu sửa đổi hoặc đề nghị Chính phủ và các cơ quan liên quan rà soát, tháo gỡ.
Theo Phan TrangChinhphu.vn/CafeF
08/10/2016
Trích từ: "http://cafef.vn/det-may-noi-lo-khong-dat-muc-tieu-de-ra-20161008092030837.chn"
Còn chưa đầy 3 tháng nữa sẽ kết thúc năm 2016, tuy nhiên, ngành dệt may vẫn đang gặp nhiều khó khăn và dự báo sẽ không đạt mục tiêu đề ra từ đầu năm nay.
Theo số liệu thống kê của Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS), 9 tháng năm 2016, toàn ngành dệt may có tổng kim ngạch xuất khẩu (KNXK) ước đạt 21,11 tỉ USD, tăng 6% so với cùng kỳ 2015, hoàn thành 68% so với kế hoạch đã đề ra.
Tuy nhiên, theo ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch VITAS, đây là con số tăng trưởng thấp nhất trong vòng 10 năm trở lại đây của ngành dệt may. Thậm chí, từ nay đến cuối năm, toàn ngành chỉ đặt mục tiêu đạt KNXK 28,5-29 tỉ USD, không đạt mức đặt ra từ đầu năm (31-32 tỉ USD).
Nguyên nhân của việc ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước sụt giảm nghiêm trọng về KNXK, ngoài những yếu tố khách quan tác động như: Nền kinh tế một số nước nhập khẩu dệt may của Việt Nam đang gặp khó khăn, sự kiện Brexit ở Anh… thì khó khăn của ngành dệt may bắt nguồn từ chính sách giữ tỉ giá của đồng Việt Nam ổn định hơn so với một số đồng ngoại tệ, khiến hàng hóa Việt Nam trở lên đắt hơn và giảm sức cạnh tranh với các nước.
“Hiện tình trạng khan hiếm đơn hàng đang xảy ra khá phổ biến, lượng đơn hàng của nhiều DN dệt may hiện mới chỉ bằng 70% so với cùng kỳ năm ngoái, nhiều DN còn đang tìm kiếm đơn hàng cho tháng 11-12/2016”, ông Vũ Đức Giang cho biết.
Đánh giá về thị trường nói chung, Chủ tịch VITAS cho biết, Việt Nam có 5 mặt hàng xuất khẩu dệt may chủ lực gồm: Quần áo, vải các loại, phụ liệu, sợi các loại và mặt hàng vải địa kỹ thuật, vải mành đều có mức tăng trưởng thấp và thấp hơn nhiều so với mục tiêu đề ra. Đặc biệt, mặt hàng sợi các loại xuất khẩu rất tốt sang thị trường Thổ Nhĩ Kỳ nhưng đang bị nước này áp thuế chống bán phá giá và sắp tới Ấn Độ cũng sẽ áp loại thuế này với mặt hàng sợi của Việt Nam. Việc này được ông Giang nhận định là “tác động rất nguy hiểm tới ngành dệt may”.
Hướng đến các thị trường mới
Về kế hoạch những tháng cuối năm 2016, ông Vũ Đức Giang đưa ra dự báo xuất khẩu hàng dệt may năm nay đạt khoảng 28-29 tỉ USD, tăng 5% so với năm 2015, như vậy trung bình 3 tháng cuối năm, xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam phải đạt ít nhất 2,5 tỉ USD.
Giải pháp đưa ra để đạt con số này, ông Giang cho biết, thực tế từ quý II/2016, khi thấy tín hiệu ngành dệt may “đi xuống”, các DN trong nước đã chủ động tìm ra một số thị trường mới như: Trung Quốc (Việt Nam đang xuất khẩu sợi, vải và quần áo sang thị trường này), Nga và Ấn Độ.
“Bản thân DN phải tự tìm ra hướng đi riêng cho mình và tìm ra các thị trường mới, gắn với đẩy mạnh phát triển công nghệ, đặc biệt với ngành may, để tăng năng suất mới có thể đạt được con số 2,5 tỉ USD trong 3 tháng tới”, Chủ tịch VITAS nói.
Ngoài ra, các DN cũng cần tập trung vào thị trường nội địa vì năm 2016 là năm thị trường nội địa có nhiều đột phá, rất nhiều các tập đoàn lớn, các cơ quan, bộ, ngành đã đặt hàng của DN trong nước như: Tổng Công ty Điện lực Việt Nam, Tập đoàn Dầu khí, Tổng Công ty Hàng không Việt Nam…
Về vấn đề thể chế, ông Giang cho biết, vừa qua VITAS đã tập hợp một khối lượng lớn kiến nghị của DN về một số quy định quản lý chuyên ngành bất hợp lý trình Thủ tướng Chính phủ và các cơ quan liên quan để có hướng điều chỉnh, sửa đổi phù hợp. Một trong những kiến nghị được Bộ Công Thương tiếp thu là sẽ bãi bỏ Thông tư 37 về kiểm tra hàm lượng formaldehyt và amin thơm giải phóng từ thuốc nhuộm azo. Nhiều kiến nghị khác cũng đang được Bộ Công Thương nghiên cứu sửa đổi hoặc đề nghị Chính phủ và các cơ quan liên quan rà soát, tháo gỡ.
Chinhphu.vn/CafeF
08/10/2016
Trích từ: "http://cafef.vn/det-may-noi-lo-khong-dat-muc-tieu-de-ra-20161008092030837.chn"
Dệt may Việt Nam có thực sự hưởng lợi từ TPP?
Việc nhập khẩu tới 42% nguyên phụ liệu từ Trung Quốc đang khiến cho ngành dệt may Việt Nam có thể sẽ không được hưởng lợi nhiều nhất từ TPP như mọi người vẫn nghĩ.
Dệt may hẳn là ngành được quan tâm nhiều nhất trong TPP, khi mà 12 nước thành viên đã đồng ý dành chương riêng cho ngành công nghiệp vốn được đánh giá là có vai trò rất quan trọng vào tăng trưởng kinh tế tại một số thị trường của các nước TPP.
Sản lượng xuất khẩu có thể tăng 21%?
Theo thông báo từ Bộ Công Thương, dệt may sẽ được xóa bỏ thuế quan ngay khi hiệp định được ký kết và có hiệu lực.
Tuy nhiên, thuế quan đối với một số mặt hàng nhạy cảm sẽ được xóa bỏ với lộ trình dài hơn, song những mặt hàng này chưa được tiết lộ cụ thể.
TPP cũng đặt ra ra yêu cầu cụ thể về quy tắc xuất xứ, tức là các DN phải sử dụng sợi và vải từ khu vực TPP, nhằm thúc đẩy việc thiết lập các chuỗi cung ứng và đầu tư vào lĩnh vực này.
Để hỗ trợ cho các nước trong TPP đáp ứng yêu cầu về quy tắc xuất xứ, các thành viên cũng đưa ra cơ chế về “nguồn cung thiếu hụt”, cho phép việc sử dụng một số loại sợi và vải nhất định không có sẵn trong khu vực.
Đặc biệt, chương Dệt may còn đưa ra những cam kết về hợp tác và thực thi hải quan nhằm ngăn chặn việc trốn thuế, buôn lậu và gian lận.
Đồng thời, các DN dệt may cũng có những cơ chế để tự vệ thương mại, tránh những nguy cơ bị thiệt hại trong trường hợp có sự gia tăng đột biến về nhập khẩu.
Một chương riêng về quy tắc xuất xứ cũng được đưa ra, trong đó thống nhất một bộ quy tắc xuất xứ chung để xác định hàng hóa “có xuất xứ” và được hưởng thuế quan ưu đãi trong TPP.
Đồng thời, quy định về “cộng gộp”, cho phép sử dụng nguyên liệu của một trong những thành viên của TPP.
Theo đó, các nhà xuất khẩu chỉ cần chứng minh được nguồn gốc xuất xứ hàng hóa thì sẽ được hưởng ưu đãi thuế quan.
Các nước tham gia TPP là đối tác xuất khẩu quan trọng của Việt Nam, đặc biệt là Mỹ và Nhật Bản.
Có đến 40% giá trị hàng hóa của Việt Nam được xuất sang 11 nước trong TPP, trong đó những mặt hàng quần áo, dệt may và day giày chiếm đến 31% tổng giá trị.
Theo dự báo của World Bank, sản lượng dệt may có thể tăng 21% và tốc độ tăng trưởng xuất khẩu vào thị trường Mỹ có thể đạt kỷ lục 90% vào năm 2020.
Đồng thời, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của ngành có thể ở mức 41%, tương ứng với giá trị xuất khẩu tăng thêm 11,5 tỷ USD đến năm 2020.
Trao đổi riêng với chúng tôi, bà Đặng Phương Dung - Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Dệt may Việt Nam, cho rằng ngành dệt may đang có nhiều lợi thế để đáp ứng yêu cầu về quy tắc xuất xứ.
Vì hiện nay ngành sợi của Việt Nam đã phát triển và có khả năng đáp ứng khi dệt có nhu cầu.
Tính bài toán đầu tư nguyên phụ liệu
“Hiện sản phẩm dệt của Việt Nam sản xuất ra, xuất khẩu tới 70% và chỉ sử dụng cho nội địa 30%.
Nên khi có TPP nhu cầu cao hơn, thì sợi sẽ làm bài toán chuyển dịch sản xuất cho phù hợp với nhu cầu thị trường, giờ họ đã sẵn nong sẵn né nên sẽ chuyển dịch nhanh” - bà Dung đánh giá.
Nhưng theo đánh giá của Công ty cổ phần chứng khoán Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam (BSC), để đáp ứng quy tắc xuất xứ “từ sợi trở đi”, bắt buộc các DN phải sử dụng nguyên liệu trong nước hoặc nhập khẩu từ các nước trong TPP để được hưởng thuế suất ưu đãi.
Hiện có tới hơn 70% nguyên phụ liệu sản xuất dệt may được nhập từ nước ngoài.
Trong đó, nhập nguyên phụ liệu từ Trung Quốc chiếm tới 42% theo số liệu của Vitas, còn lại ngành dệt may nhập nguyên liệu từ Hàn Quốc, ASEAN, Đài Loan…
Đây được xem là một thách thức cho ngành để có thể khai thác lợi thế và tận dụng ưu đãi thuế từ TPP.
Trong khi các dự án sản xuất nguyên liệu đầu vào như sợi, dệt, nhuộm vải cần nhiều vốn và liên quan đến vấn đề môi trường, trong khi các DN dệt may Việt Nam chủ yếu có quy mô nhỏ, vốn ít nên việc đầu tư các dự án cung ứng nguyên liệu không được quan tâm.
Do đó, chỉ một số ít các DN quy mô lớn, đặc biệt là các doanh nghiệp nhà nước mà đứng đầu là Tập đoàn dệt may Việt Nam (Vinatex) có các dự án nhằm đón đầu hiệp định TPP.
Năm 2015, Vinatex đưa ra kế hoạch triển khai 51 dự án mới, chủ yếu về sợi, dệt, nhuộm nhằm cung cấp nguyên liệu.
Theo đánh giá của bà Dung, rất khó để có đủ nguồn lực cho đầu tư nguyên phụ liệu của ngành dệt may.
Bởi đây là những ngành đòi hỏi vốn lớn, trong khi những vấn đề về đất đai, môi trường, công nghệ, quản lý… đang là những nút thắt để ngành nâng cao sức cạnh tranh.
“Việt Nam mình khó hơn các nước về quản lý, vốn nhưng vấn đề là để có kinh nghiệm cạnh tranh với các nước như Trung Quốc, khi mà họ đã đi trước ta trong dệt nhuộm, các nhà máy của họ đã gần như khấu hao và giờ họ chỉ đổi mới, thì trong đầu tư nguyên phụ liệu, DN của ta phải tính, chứ không làm ào ào”, bà Dung khuyến nghị.
Trong bối cảnh DN nội không đủ nguồn lực để đầu tư nguyên phụ liệu, BSC nhận định, dòng vốn FDI đầu tư vào ngành dệt may tăng mạnh do hiệu ứng TPP.
Từ năm 2014 đã có nhiều dự án FDI được rót vào dệt may, chủ yếu đến từ các nhà đầu tư Trung Quốc, Đài Loan, Hong Kong.
Tính đến giữa năm 2015, ngành dệt đóng góp 4,18 tỷ USD trong thu hút FDI, chiếm 76,2% trong tổng vốn.
Với cơ cấu nhập khẩu nguyên liệu đầu vào đang có sự thay đổi lớn, sẽ giúp chuyển dịch nguồn cung sang các nước trong TPP, giảm thiểu sự phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu từ Trung Quốc và Đài Loan.
Tuy nhiên, những lợi thế của TPP đang được nhận định là mang lại lợi ích cho những nhà đầu tư về dệt, nhuộm, khi đẩy mạnh đầu tư vào Việt Nam với các dự án lớn để đón đầu cơ hội giảm thuế từ TPP.
Đồng thời, ngay cả khi không được hưởng ưu đãi thuế suất 0%, một số doanh nghiệp dệt may cũng sẽ được hưởng lợi gián tiếp từ việc gia tăng các đơn hàng của các doanh nghiệp nước ngoài để gia công.
theo Cafef/TTVN7/10/2016
Việc nhập khẩu tới 42% nguyên phụ liệu từ Trung Quốc đang khiến cho ngành dệt may Việt Nam có thể sẽ không được hưởng lợi nhiều nhất từ TPP như mọi người vẫn nghĩ.
Dệt may hẳn là ngành được quan tâm nhiều nhất trong TPP, khi mà 12 nước thành viên đã đồng ý dành chương riêng cho ngành công nghiệp vốn được đánh giá là có vai trò rất quan trọng vào tăng trưởng kinh tế tại một số thị trường của các nước TPP.
Sản lượng xuất khẩu có thể tăng 21%?
Theo thông báo từ Bộ Công Thương, dệt may sẽ được xóa bỏ thuế quan ngay khi hiệp định được ký kết và có hiệu lực.
Tuy nhiên, thuế quan đối với một số mặt hàng nhạy cảm sẽ được xóa bỏ với lộ trình dài hơn, song những mặt hàng này chưa được tiết lộ cụ thể.
TPP cũng đặt ra ra yêu cầu cụ thể về quy tắc xuất xứ, tức là các DN phải sử dụng sợi và vải từ khu vực TPP, nhằm thúc đẩy việc thiết lập các chuỗi cung ứng và đầu tư vào lĩnh vực này.
Để hỗ trợ cho các nước trong TPP đáp ứng yêu cầu về quy tắc xuất xứ, các thành viên cũng đưa ra cơ chế về “nguồn cung thiếu hụt”, cho phép việc sử dụng một số loại sợi và vải nhất định không có sẵn trong khu vực.
Đặc biệt, chương Dệt may còn đưa ra những cam kết về hợp tác và thực thi hải quan nhằm ngăn chặn việc trốn thuế, buôn lậu và gian lận.
Đồng thời, các DN dệt may cũng có những cơ chế để tự vệ thương mại, tránh những nguy cơ bị thiệt hại trong trường hợp có sự gia tăng đột biến về nhập khẩu.
Một chương riêng về quy tắc xuất xứ cũng được đưa ra, trong đó thống nhất một bộ quy tắc xuất xứ chung để xác định hàng hóa “có xuất xứ” và được hưởng thuế quan ưu đãi trong TPP.
Đồng thời, quy định về “cộng gộp”, cho phép sử dụng nguyên liệu của một trong những thành viên của TPP.
Theo đó, các nhà xuất khẩu chỉ cần chứng minh được nguồn gốc xuất xứ hàng hóa thì sẽ được hưởng ưu đãi thuế quan.
Các nước tham gia TPP là đối tác xuất khẩu quan trọng của Việt Nam, đặc biệt là Mỹ và Nhật Bản.
Có đến 40% giá trị hàng hóa của Việt Nam được xuất sang 11 nước trong TPP, trong đó những mặt hàng quần áo, dệt may và day giày chiếm đến 31% tổng giá trị.
Theo dự báo của World Bank, sản lượng dệt may có thể tăng 21% và tốc độ tăng trưởng xuất khẩu vào thị trường Mỹ có thể đạt kỷ lục 90% vào năm 2020.
Đồng thời, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của ngành có thể ở mức 41%, tương ứng với giá trị xuất khẩu tăng thêm 11,5 tỷ USD đến năm 2020.
Trao đổi riêng với chúng tôi, bà Đặng Phương Dung - Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Dệt may Việt Nam, cho rằng ngành dệt may đang có nhiều lợi thế để đáp ứng yêu cầu về quy tắc xuất xứ.
Vì hiện nay ngành sợi của Việt Nam đã phát triển và có khả năng đáp ứng khi dệt có nhu cầu.
Tính bài toán đầu tư nguyên phụ liệu
“Hiện sản phẩm dệt của Việt Nam sản xuất ra, xuất khẩu tới 70% và chỉ sử dụng cho nội địa 30%.
Nên khi có TPP nhu cầu cao hơn, thì sợi sẽ làm bài toán chuyển dịch sản xuất cho phù hợp với nhu cầu thị trường, giờ họ đã sẵn nong sẵn né nên sẽ chuyển dịch nhanh” - bà Dung đánh giá.
Nhưng theo đánh giá của Công ty cổ phần chứng khoán Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam (BSC), để đáp ứng quy tắc xuất xứ “từ sợi trở đi”, bắt buộc các DN phải sử dụng nguyên liệu trong nước hoặc nhập khẩu từ các nước trong TPP để được hưởng thuế suất ưu đãi.
Hiện có tới hơn 70% nguyên phụ liệu sản xuất dệt may được nhập từ nước ngoài.
Trong đó, nhập nguyên phụ liệu từ Trung Quốc chiếm tới 42% theo số liệu của Vitas, còn lại ngành dệt may nhập nguyên liệu từ Hàn Quốc, ASEAN, Đài Loan…
Đây được xem là một thách thức cho ngành để có thể khai thác lợi thế và tận dụng ưu đãi thuế từ TPP.
Trong khi các dự án sản xuất nguyên liệu đầu vào như sợi, dệt, nhuộm vải cần nhiều vốn và liên quan đến vấn đề môi trường, trong khi các DN dệt may Việt Nam chủ yếu có quy mô nhỏ, vốn ít nên việc đầu tư các dự án cung ứng nguyên liệu không được quan tâm.
Do đó, chỉ một số ít các DN quy mô lớn, đặc biệt là các doanh nghiệp nhà nước mà đứng đầu là Tập đoàn dệt may Việt Nam (Vinatex) có các dự án nhằm đón đầu hiệp định TPP.
Năm 2015, Vinatex đưa ra kế hoạch triển khai 51 dự án mới, chủ yếu về sợi, dệt, nhuộm nhằm cung cấp nguyên liệu.
Theo đánh giá của bà Dung, rất khó để có đủ nguồn lực cho đầu tư nguyên phụ liệu của ngành dệt may.
Bởi đây là những ngành đòi hỏi vốn lớn, trong khi những vấn đề về đất đai, môi trường, công nghệ, quản lý… đang là những nút thắt để ngành nâng cao sức cạnh tranh.
“Việt Nam mình khó hơn các nước về quản lý, vốn nhưng vấn đề là để có kinh nghiệm cạnh tranh với các nước như Trung Quốc, khi mà họ đã đi trước ta trong dệt nhuộm, các nhà máy của họ đã gần như khấu hao và giờ họ chỉ đổi mới, thì trong đầu tư nguyên phụ liệu, DN của ta phải tính, chứ không làm ào ào”, bà Dung khuyến nghị.
Trong bối cảnh DN nội không đủ nguồn lực để đầu tư nguyên phụ liệu, BSC nhận định, dòng vốn FDI đầu tư vào ngành dệt may tăng mạnh do hiệu ứng TPP.
Từ năm 2014 đã có nhiều dự án FDI được rót vào dệt may, chủ yếu đến từ các nhà đầu tư Trung Quốc, Đài Loan, Hong Kong.
Tính đến giữa năm 2015, ngành dệt đóng góp 4,18 tỷ USD trong thu hút FDI, chiếm 76,2% trong tổng vốn.
Với cơ cấu nhập khẩu nguyên liệu đầu vào đang có sự thay đổi lớn, sẽ giúp chuyển dịch nguồn cung sang các nước trong TPP, giảm thiểu sự phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu từ Trung Quốc và Đài Loan.
Tuy nhiên, những lợi thế của TPP đang được nhận định là mang lại lợi ích cho những nhà đầu tư về dệt, nhuộm, khi đẩy mạnh đầu tư vào Việt Nam với các dự án lớn để đón đầu cơ hội giảm thuế từ TPP.
Đồng thời, ngay cả khi không được hưởng ưu đãi thuế suất 0%, một số doanh nghiệp dệt may cũng sẽ được hưởng lợi gián tiếp từ việc gia tăng các đơn hàng của các doanh nghiệp nước ngoài để gia công.
theo Cafef/TTVN7/10/2016
Việc nhập khẩu tới 42% nguyên phụ liệu từ Trung Quốc đang khiến cho ngành dệt may Việt Nam có thể sẽ không được hưởng lợi nhiều nhất từ TPP như mọi người vẫn nghĩ.
Dệt may hẳn là ngành được quan tâm nhiều nhất trong TPP, khi mà 12 nước thành viên đã đồng ý dành chương riêng cho ngành công nghiệp vốn được đánh giá là có vai trò rất quan trọng vào tăng trưởng kinh tế tại một số thị trường của các nước TPP.
Sản lượng xuất khẩu có thể tăng 21%?
Theo thông báo từ Bộ Công Thương, dệt may sẽ được xóa bỏ thuế quan ngay khi hiệp định được ký kết và có hiệu lực.
Tuy nhiên, thuế quan đối với một số mặt hàng nhạy cảm sẽ được xóa bỏ với lộ trình dài hơn, song những mặt hàng này chưa được tiết lộ cụ thể.
TPP cũng đặt ra ra yêu cầu cụ thể về quy tắc xuất xứ, tức là các DN phải sử dụng sợi và vải từ khu vực TPP, nhằm thúc đẩy việc thiết lập các chuỗi cung ứng và đầu tư vào lĩnh vực này.
Để hỗ trợ cho các nước trong TPP đáp ứng yêu cầu về quy tắc xuất xứ, các thành viên cũng đưa ra cơ chế về “nguồn cung thiếu hụt”, cho phép việc sử dụng một số loại sợi và vải nhất định không có sẵn trong khu vực.
Đặc biệt, chương Dệt may còn đưa ra những cam kết về hợp tác và thực thi hải quan nhằm ngăn chặn việc trốn thuế, buôn lậu và gian lận.
Đồng thời, các DN dệt may cũng có những cơ chế để tự vệ thương mại, tránh những nguy cơ bị thiệt hại trong trường hợp có sự gia tăng đột biến về nhập khẩu.
Một chương riêng về quy tắc xuất xứ cũng được đưa ra, trong đó thống nhất một bộ quy tắc xuất xứ chung để xác định hàng hóa “có xuất xứ” và được hưởng thuế quan ưu đãi trong TPP.
Đồng thời, quy định về “cộng gộp”, cho phép sử dụng nguyên liệu của một trong những thành viên của TPP.
Theo đó, các nhà xuất khẩu chỉ cần chứng minh được nguồn gốc xuất xứ hàng hóa thì sẽ được hưởng ưu đãi thuế quan.
Các nước tham gia TPP là đối tác xuất khẩu quan trọng của Việt Nam, đặc biệt là Mỹ và Nhật Bản.
Có đến 40% giá trị hàng hóa của Việt Nam được xuất sang 11 nước trong TPP, trong đó những mặt hàng quần áo, dệt may và day giày chiếm đến 31% tổng giá trị.
Theo dự báo của World Bank, sản lượng dệt may có thể tăng 21% và tốc độ tăng trưởng xuất khẩu vào thị trường Mỹ có thể đạt kỷ lục 90% vào năm 2020.
Đồng thời, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của ngành có thể ở mức 41%, tương ứng với giá trị xuất khẩu tăng thêm 11,5 tỷ USD đến năm 2020.
Trao đổi riêng với chúng tôi, bà Đặng Phương Dung - Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Dệt may Việt Nam, cho rằng ngành dệt may đang có nhiều lợi thế để đáp ứng yêu cầu về quy tắc xuất xứ.
Vì hiện nay ngành sợi của Việt Nam đã phát triển và có khả năng đáp ứng khi dệt có nhu cầu.
Tính bài toán đầu tư nguyên phụ liệu
“Hiện sản phẩm dệt của Việt Nam sản xuất ra, xuất khẩu tới 70% và chỉ sử dụng cho nội địa 30%.
Nên khi có TPP nhu cầu cao hơn, thì sợi sẽ làm bài toán chuyển dịch sản xuất cho phù hợp với nhu cầu thị trường, giờ họ đã sẵn nong sẵn né nên sẽ chuyển dịch nhanh” - bà Dung đánh giá.
Nhưng theo đánh giá của Công ty cổ phần chứng khoán Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam (BSC), để đáp ứng quy tắc xuất xứ “từ sợi trở đi”, bắt buộc các DN phải sử dụng nguyên liệu trong nước hoặc nhập khẩu từ các nước trong TPP để được hưởng thuế suất ưu đãi.
Hiện có tới hơn 70% nguyên phụ liệu sản xuất dệt may được nhập từ nước ngoài.
Trong đó, nhập nguyên phụ liệu từ Trung Quốc chiếm tới 42% theo số liệu của Vitas, còn lại ngành dệt may nhập nguyên liệu từ Hàn Quốc, ASEAN, Đài Loan…
Đây được xem là một thách thức cho ngành để có thể khai thác lợi thế và tận dụng ưu đãi thuế từ TPP.
Trong khi các dự án sản xuất nguyên liệu đầu vào như sợi, dệt, nhuộm vải cần nhiều vốn và liên quan đến vấn đề môi trường, trong khi các DN dệt may Việt Nam chủ yếu có quy mô nhỏ, vốn ít nên việc đầu tư các dự án cung ứng nguyên liệu không được quan tâm.
Do đó, chỉ một số ít các DN quy mô lớn, đặc biệt là các doanh nghiệp nhà nước mà đứng đầu là Tập đoàn dệt may Việt Nam (Vinatex) có các dự án nhằm đón đầu hiệp định TPP.
Năm 2015, Vinatex đưa ra kế hoạch triển khai 51 dự án mới, chủ yếu về sợi, dệt, nhuộm nhằm cung cấp nguyên liệu.
Theo đánh giá của bà Dung, rất khó để có đủ nguồn lực cho đầu tư nguyên phụ liệu của ngành dệt may.
Bởi đây là những ngành đòi hỏi vốn lớn, trong khi những vấn đề về đất đai, môi trường, công nghệ, quản lý… đang là những nút thắt để ngành nâng cao sức cạnh tranh.
“Việt Nam mình khó hơn các nước về quản lý, vốn nhưng vấn đề là để có kinh nghiệm cạnh tranh với các nước như Trung Quốc, khi mà họ đã đi trước ta trong dệt nhuộm, các nhà máy của họ đã gần như khấu hao và giờ họ chỉ đổi mới, thì trong đầu tư nguyên phụ liệu, DN của ta phải tính, chứ không làm ào ào”, bà Dung khuyến nghị.
Trong bối cảnh DN nội không đủ nguồn lực để đầu tư nguyên phụ liệu, BSC nhận định, dòng vốn FDI đầu tư vào ngành dệt may tăng mạnh do hiệu ứng TPP.
Từ năm 2014 đã có nhiều dự án FDI được rót vào dệt may, chủ yếu đến từ các nhà đầu tư Trung Quốc, Đài Loan, Hong Kong.
Tính đến giữa năm 2015, ngành dệt đóng góp 4,18 tỷ USD trong thu hút FDI, chiếm 76,2% trong tổng vốn.
Với cơ cấu nhập khẩu nguyên liệu đầu vào đang có sự thay đổi lớn, sẽ giúp chuyển dịch nguồn cung sang các nước trong TPP, giảm thiểu sự phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu từ Trung Quốc và Đài Loan.
Tuy nhiên, những lợi thế của TPP đang được nhận định là mang lại lợi ích cho những nhà đầu tư về dệt, nhuộm, khi đẩy mạnh đầu tư vào Việt Nam với các dự án lớn để đón đầu cơ hội giảm thuế từ TPP.
Đồng thời, ngay cả khi không được hưởng ưu đãi thuế suất 0%, một số doanh nghiệp dệt may cũng sẽ được hưởng lợi gián tiếp từ việc gia tăng các đơn hàng của các doanh nghiệp nước ngoài để gia công.
Hiệp định đối tác hợp tác EU – Việt Nam chính thức có hiệu lực từ ngày 01/10/2016
Sau khi được tất cả quốc hội các nước thành viên EU phê chuẩn, Hiệp định đối tác hợp tác EU – Việt Nam chính thức có hiệu lực từ ngày 01/10/2016.
Cụ thể, theo thông báo của Hội đồng châu Âu số S 6816/08455 ngày 29/09/2016 gửi Phái đoàn thường trú của Việt Nam tại EU (Brussels, Vương quốc Bỉ), Hiệp định đối tác hợp tác EU – Việt Nam đã được tất cả quốc hội các nước thành viên EU phê chuẩn và đã hoàn tất toàn bộ thủ tục pháp lý nội bộ giữa các thể chế của EU.
Hiệp định đối tác hợp tác EU – Việt Nam được hai bên ký kết tại Brussels ngày 27/06/2012 có hiệu lực kể từ ngày 01/10/2016 đóng vai trò cơ sở cho các thỏa thuận hợp tác giữa EU - Việt Nam trong đó có Hiệp định thương mại tự do EVFTA đang trong quá trình rà soát pháp lý để chuẩn bị ký kết chính thức trước khi trình Quốc hội EU và Quốc hội Viêt Nam phê chuẩn.
Kể từ khi Việt Nam đổi mới, EU đã từng bước trở thành là một trong những đối tác kinh tế quan trọng hàng đầu của Việt Nam. Quan hệ EU – Việt Nam đã được nâng tầm ngày càng sâu rộng qua nhiều giai đoạn phát triển và mang lại nhiều lợi ích cho người dân.
Xuất khẩu của Việt Nam sang EU năm 2015 đạt gần 30 tỉ euro (nguồn: Eurostat). Tính đến 31/12/2015, các nước thành viên EU có hơn 1.700 dự án đầu tư trực tiếp tại Việt Nam còn hiệu lực với tổng số vốn đăng ký 21.48 tỉ USD (nguồn: Bộ KHĐT). Quan hệ thương mại và đầu tư Việt Nam – EU đã tạo ra hàng triệu việc làm cho người lao động đồng thời góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm made in Việt Nam cho thị trường châu Âu.
Vietstock
5/10/2016
Sau khi được tất cả quốc hội các nước thành viên EU phê chuẩn, Hiệp định đối tác hợp tác EU – Việt Nam chính thức có hiệu lực từ ngày 01/10/2016.
Cụ thể, theo thông báo của Hội đồng châu Âu số S 6816/08455 ngày 29/09/2016 gửi Phái đoàn thường trú của Việt Nam tại EU (Brussels, Vương quốc Bỉ), Hiệp định đối tác hợp tác EU – Việt Nam đã được tất cả quốc hội các nước thành viên EU phê chuẩn và đã hoàn tất toàn bộ thủ tục pháp lý nội bộ giữa các thể chế của EU.
Hiệp định đối tác hợp tác EU – Việt Nam được hai bên ký kết tại Brussels ngày 27/06/2012 có hiệu lực kể từ ngày 01/10/2016 đóng vai trò cơ sở cho các thỏa thuận hợp tác giữa EU - Việt Nam trong đó có Hiệp định thương mại tự do EVFTA đang trong quá trình rà soát pháp lý để chuẩn bị ký kết chính thức trước khi trình Quốc hội EU và Quốc hội Viêt Nam phê chuẩn.
Kể từ khi Việt Nam đổi mới, EU đã từng bước trở thành là một trong những đối tác kinh tế quan trọng hàng đầu của Việt Nam. Quan hệ EU – Việt Nam đã được nâng tầm ngày càng sâu rộng qua nhiều giai đoạn phát triển và mang lại nhiều lợi ích cho người dân.
Xuất khẩu của Việt Nam sang EU năm 2015 đạt gần 30 tỉ euro (nguồn: Eurostat). Tính đến 31/12/2015, các nước thành viên EU có hơn 1.700 dự án đầu tư trực tiếp tại Việt Nam còn hiệu lực với tổng số vốn đăng ký 21.48 tỉ USD (nguồn: Bộ KHĐT). Quan hệ thương mại và đầu tư Việt Nam – EU đã tạo ra hàng triệu việc làm cho người lao động đồng thời góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm made in Việt Nam cho thị trường châu Âu. |
Vietstock
5/10/2016