Từ quần áo bán trong nước đến xuất khẩu, VN đang đối diện với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt bởi các nước láng giềng như Campuchia, Lào và Myanmar.
Kim ngạch xuất khẩu ngành dệt may năm 2015 đạt khoảng 27 tỉ USD và kế hoạch đưa ra năm nay sẽ tăng khoảng 10%. Tuy nhiên thời gian gần đây, ngoài sự trỗi dậy của các thị trường mới nổi như Bangladesh, Campuchia, việc dịch chuyển đơn hàng xuất khẩu lan sang Lào, Campuchia khiến các doanh nghiệp (DN) lo lắng. Đơn hàng chạy khỏi VNÔng Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may VN, nhận xét ngành dệt may đang đứng trước nhiều thách thức, đặc biệt là nhiều DN vừa và nhỏ phải đóng cửa do mất khả năng cạnh tranh và điều kiện sản xuất hết sức khó khăn. Nhiều khách hàng đã chuyển bớt đơn hàng sang Myanmar và Lào bởi các nước này có ưu đãi về thuế xuất hàng đi châu Âu và Mỹ. Trong khi đó, thuế xuất khẩu hàng dệt may vào Mỹ của VN bình quân là 17%, xuất khẩu vào EU gần 10%. Nếu muốn giảm xuống còn 0% thì phải đợi đến khi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) được thực hiện và sớm nhất là đến năm 2018. Chi phí ở các quốc gia này cũng cạnh tranh hơn hẳn. Cụ thể, giá nhân công ngành dệt may tại VN thấp nhất chưa tới 200 USD/người/tháng thì tại Campuchia, giá nhân công chỉ từ 100 - 120 USD/người/tháng. Điều này cũng diễn ra tương tự như ở Lào hay Myanmar. Bên cạnh đó, chi phí thuê mặt bằng cùng các chi phí khác trong quá trình hoạt động như bảo hiểm xã hội, công đoàn... của các nước đều thấp hơn nhiều so với VN. Vì vậy, cùng với lợi thế về thuế xuất khẩu vào các thị trường lớn như Mỹ, EU thì đơn hàng đang đổ về các nước này có xu hướng gia tăng.Ông Phạm Xuân Hồng, Chủ tịch Hội Dệt may thêu đan TP.HCM, phân tích thêm: Nhiều DN có vốn đầu tư nước ngoài trước giờ đã xây dựng nhà xưởng tại VN thì giờ đầu tư mở rộng ở Campuchia. Đồng thời Myanmar đang nổi lên là một thị trường mới và các chi phí còn thấp nên cũng có thêm nhiều nhà máy mới đi vào hoạt động. “Sức tiêu thụ hàng dệt may ở các thị trường lớn như Mỹ, EU, Nhật đang suy giảm từ cuối quý 1 đến nay nên cùng với sự cạnh tranh từ các thị trường mới, đơn hàng của nhiều DN có giảm đi và thậm chí một số DN chưa đủ hàng làm cho hết quý 2. Đặc biệt, Campuchia và Myanmar là những đối thủ mới đáng gờm trong phân khúc sản xuất theo các đơn hàng số lượng lớn, giá trị trung bình thấp mà lâu nay VN vẫn nhận được. Do đó nếu không có sự thay đổi thì nhiều DN trong nước sẽ khó tồn tại”, ông Phạm Xuân Hồng nói.Hàng “Made in Cambodia” ngày càng nhiềuKhông chỉ bị cạnh tranh về đơn hàng xuất khẩu, ngay tại thị trường trong nước, hàng từ Campuchia, Lào cũng bắt đầu xâm nhập ngày càng nhiều. Chị Phan Thanh Hải (Q.3, TP.HCM) có kinh nghiệm gần chục năm “đánh” hàng “si” (hàng đã qua sử dụng) gồm áo quần, giày dép, túi xách, thảm... từ Campuchia về VN cho biết, hai năm nay, chị Hải chuyển hướng “đánh” hàng hiệu và áo quần xuất khẩu từ Campuchia về VN bán cho thị trường từ nam ra bắc, chủ yếu là áo quần trẻ em. Tại khu vực ASEAN, khách hàng Walmart đến từ Mỹ chủ yếu đặt gia công hàng trẻ em ở Campuchia. Vì vậy hàng xuất khẩu trẻ em tại TP.HCM cũng đa số là “made in Cambodia”. Hàng xuất khẩu từ Campuchia giá khoảng 1,5 - 1,8 triệu đồng/100 cái áo trong khi giá mua sỉ tại VN lên đến 2,5 triệu đồng/100 cái. Thậm chí, mức giá này hiện nay đã cao hơn năm trước từ 30 - 35% do nhu cầu thị trường ngày càng tăng. Chị Hải cho biết: “Giá bán của các công ty này thường rẻ chỉ bằng 2/3 so với hàng xuất của VN nên có bao nhiêu hết bấy nhiêu. Đặc biệt, mua hàng xuất khẩu từ Campuchia thì bảo đảm là hàng xuất “xịn” nên yên tâm hơn”. Tương tự, ông Bình, một người chuyên mua và bỏ mối hàng xuất khẩu trong khu mua sắm Saigon Square (TP.HCM) cho biết thêm, hàng “chất”, giá lại tốt nên nhiều người bán hàng nếu có mối lái, đường dây, thích “đánh” hàng bên kia (Campuchia - PV). Nếu cộng thêm chi phí vận chuyển, hàng xuất mua từ Campuchia vẫn lời hơn trong khi mua hàng tại VN lại còn dễ bị nhầm hàng xuất “dỏm”. Còn theo một số đầu mối chuyên đánh hàng áo quần từ Campuchia, chỉ cần gọi điện qua Phnom Penh, 2 ngày sau đã có hàng về, cước vận chuyển tính theo ký. Trung bình 1,8 USD/kg cho hàng kiện 100 kg. Nếu số lượng lên đến 300 - 500 kg, giá cước vận chuyển giảm xuống 1,6 USD/kg.Nên tránh chiến lược nhân công giá rẻMột chuyên gia tư vấn chiến lược thuộc Tập đoàn Robenny khuyến cáo: VN chưa được coi là đất nước của nhân công giá rẻ nếu so sánh các yếu tố về năng suất lao động, tính kỷ luật... nên đừng lấy yếu tố đó là “điểm mạnh” để cạnh tranh trong ASEAN. Thực tế hiện nay cả hàng hóa trong nước lẫn xuất khẩu đều bị cạnh tranh chủ yếu vì giá rẻ với các thị trường mới nổi. Vì vậy chiến lược nhân công giá rẻ là chiến lược dành cho những quốc gia bắt đầu phát triển và VN nên tránh lối đi này. Myanmar, một thị trường mới nổi, sẽ là đối thủ đáng gờm trong cạnh tranh nhân công giá rẻ, nhưng cái chúng ta cần là cải tạo năng suất lao động, môi trường đầu tư, học theo Singapore, Thái Lan, Indonesia trong thu hút đầu tư nước ngoài chứ đừng nhìn vào Lào, Campuchia... mà so sánh. Ví dụ, hiện Singapore có quy định các nhà đầu tư nước ngoài vào Singapore phải cam kết thuê nhân sự cao cấp là người Singapore; Indonesia mới đây tung chương trình cam kết của chính phủ, giải quyết giấy phép đầu tư cho nhà đầu tư nước ngoài bằng chính sách một cửa chậm nhất trong 3 ngày.
Mai Phương - Nguyên Nga
Thanh niên
27/05/2016
Trích từ: "http://thanhnien.vn/kinh-doanh/det-may-vn-bi-canh-tranh-tu-lang-gieng-707149.html"
Từ quần áo bán trong nước đến xuất khẩu, VN đang đối diện với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt bởi các nước láng giềng như Campuchia, Lào và Myanmar.
Kim ngạch xuất khẩu ngành dệt may năm 2015 đạt khoảng 27 tỉ USD và kế hoạch đưa ra năm nay sẽ tăng khoảng 10%. Tuy nhiên thời gian gần đây, ngoài sự trỗi dậy của các thị trường mới nổi như Bangladesh, Campuchia, việc dịch chuyển đơn hàng xuất khẩu lan sang Lào, Campuchia khiến các doanh nghiệp (DN) lo lắng. Đơn hàng chạy khỏi VNÔng Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may VN, nhận xét ngành dệt may đang đứng trước nhiều thách thức, đặc biệt là nhiều DN vừa và nhỏ phải đóng cửa do mất khả năng cạnh tranh và điều kiện sản xuất hết sức khó khăn. Nhiều khách hàng đã chuyển bớt đơn hàng sang Myanmar và Lào bởi các nước này có ưu đãi về thuế xuất hàng đi châu Âu và Mỹ. Trong khi đó, thuế xuất khẩu hàng dệt may vào Mỹ của VN bình quân là 17%, xuất khẩu vào EU gần 10%. Nếu muốn giảm xuống còn 0% thì phải đợi đến khi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) được thực hiện và sớm nhất là đến năm 2018. Chi phí ở các quốc gia này cũng cạnh tranh hơn hẳn. Cụ thể, giá nhân công ngành dệt may tại VN thấp nhất chưa tới 200 USD/người/tháng thì tại Campuchia, giá nhân công chỉ từ 100 - 120 USD/người/tháng. Điều này cũng diễn ra tương tự như ở Lào hay Myanmar. Bên cạnh đó, chi phí thuê mặt bằng cùng các chi phí khác trong quá trình hoạt động như bảo hiểm xã hội, công đoàn... của các nước đều thấp hơn nhiều so với VN. Vì vậy, cùng với lợi thế về thuế xuất khẩu vào các thị trường lớn như Mỹ, EU thì đơn hàng đang đổ về các nước này có xu hướng gia tăng.Ông Phạm Xuân Hồng, Chủ tịch Hội Dệt may thêu đan TP.HCM, phân tích thêm: Nhiều DN có vốn đầu tư nước ngoài trước giờ đã xây dựng nhà xưởng tại VN thì giờ đầu tư mở rộng ở Campuchia. Đồng thời Myanmar đang nổi lên là một thị trường mới và các chi phí còn thấp nên cũng có thêm nhiều nhà máy mới đi vào hoạt động. “Sức tiêu thụ hàng dệt may ở các thị trường lớn như Mỹ, EU, Nhật đang suy giảm từ cuối quý 1 đến nay nên cùng với sự cạnh tranh từ các thị trường mới, đơn hàng của nhiều DN có giảm đi và thậm chí một số DN chưa đủ hàng làm cho hết quý 2. Đặc biệt, Campuchia và Myanmar là những đối thủ mới đáng gờm trong phân khúc sản xuất theo các đơn hàng số lượng lớn, giá trị trung bình thấp mà lâu nay VN vẫn nhận được. Do đó nếu không có sự thay đổi thì nhiều DN trong nước sẽ khó tồn tại”, ông Phạm Xuân Hồng nói.Hàng “Made in Cambodia” ngày càng nhiềuKhông chỉ bị cạnh tranh về đơn hàng xuất khẩu, ngay tại thị trường trong nước, hàng từ Campuchia, Lào cũng bắt đầu xâm nhập ngày càng nhiều. Chị Phan Thanh Hải (Q.3, TP.HCM) có kinh nghiệm gần chục năm “đánh” hàng “si” (hàng đã qua sử dụng) gồm áo quần, giày dép, túi xách, thảm... từ Campuchia về VN cho biết, hai năm nay, chị Hải chuyển hướng “đánh” hàng hiệu và áo quần xuất khẩu từ Campuchia về VN bán cho thị trường từ nam ra bắc, chủ yếu là áo quần trẻ em. Tại khu vực ASEAN, khách hàng Walmart đến từ Mỹ chủ yếu đặt gia công hàng trẻ em ở Campuchia. Vì vậy hàng xuất khẩu trẻ em tại TP.HCM cũng đa số là “made in Cambodia”. Hàng xuất khẩu từ Campuchia giá khoảng 1,5 - 1,8 triệu đồng/100 cái áo trong khi giá mua sỉ tại VN lên đến 2,5 triệu đồng/100 cái. Thậm chí, mức giá này hiện nay đã cao hơn năm trước từ 30 - 35% do nhu cầu thị trường ngày càng tăng. Chị Hải cho biết: “Giá bán của các công ty này thường rẻ chỉ bằng 2/3 so với hàng xuất của VN nên có bao nhiêu hết bấy nhiêu. Đặc biệt, mua hàng xuất khẩu từ Campuchia thì bảo đảm là hàng xuất “xịn” nên yên tâm hơn”. Tương tự, ông Bình, một người chuyên mua và bỏ mối hàng xuất khẩu trong khu mua sắm Saigon Square (TP.HCM) cho biết thêm, hàng “chất”, giá lại tốt nên nhiều người bán hàng nếu có mối lái, đường dây, thích “đánh” hàng bên kia (Campuchia - PV). Nếu cộng thêm chi phí vận chuyển, hàng xuất mua từ Campuchia vẫn lời hơn trong khi mua hàng tại VN lại còn dễ bị nhầm hàng xuất “dỏm”. Còn theo một số đầu mối chuyên đánh hàng áo quần từ Campuchia, chỉ cần gọi điện qua Phnom Penh, 2 ngày sau đã có hàng về, cước vận chuyển tính theo ký. Trung bình 1,8 USD/kg cho hàng kiện 100 kg. Nếu số lượng lên đến 300 - 500 kg, giá cước vận chuyển giảm xuống 1,6 USD/kg.Nên tránh chiến lược nhân công giá rẻMột chuyên gia tư vấn chiến lược thuộc Tập đoàn Robenny khuyến cáo: VN chưa được coi là đất nước của nhân công giá rẻ nếu so sánh các yếu tố về năng suất lao động, tính kỷ luật... nên đừng lấy yếu tố đó là “điểm mạnh” để cạnh tranh trong ASEAN. Thực tế hiện nay cả hàng hóa trong nước lẫn xuất khẩu đều bị cạnh tranh chủ yếu vì giá rẻ với các thị trường mới nổi. Vì vậy chiến lược nhân công giá rẻ là chiến lược dành cho những quốc gia bắt đầu phát triển và VN nên tránh lối đi này. Myanmar, một thị trường mới nổi, sẽ là đối thủ đáng gờm trong cạnh tranh nhân công giá rẻ, nhưng cái chúng ta cần là cải tạo năng suất lao động, môi trường đầu tư, học theo Singapore, Thái Lan, Indonesia trong thu hút đầu tư nước ngoài chứ đừng nhìn vào Lào, Campuchia... mà so sánh. Ví dụ, hiện Singapore có quy định các nhà đầu tư nước ngoài vào Singapore phải cam kết thuê nhân sự cao cấp là người Singapore; Indonesia mới đây tung chương trình cam kết của chính phủ, giải quyết giấy phép đầu tư cho nhà đầu tư nước ngoài bằng chính sách một cửa chậm nhất trong 3 ngày.
Mai Phương - Nguyên Nga
Thanh niên
27/05/2016
Trích từ: "http://thanhnien.vn/kinh-doanh/det-may-vn-bi-canh-tranh-tu-lang-gieng-707149.html"
Từ quần áo bán trong nước đến xuất khẩu, VN đang đối diện với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt bởi các nước láng giềng như Campuchia, Lào và Myanmar.
Kim ngạch xuất khẩu ngành dệt may năm 2015 đạt khoảng 27 tỉ USD và kế hoạch đưa ra năm nay sẽ tăng khoảng 10%. Tuy nhiên thời gian gần đây, ngoài sự trỗi dậy của các thị trường mới nổi như Bangladesh, Campuchia, việc dịch chuyển đơn hàng xuất khẩu lan sang Lào, Campuchia khiến các doanh nghiệp (DN) lo lắng. Đơn hàng chạy khỏi VNÔng Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may VN, nhận xét ngành dệt may đang đứng trước nhiều thách thức, đặc biệt là nhiều DN vừa và nhỏ phải đóng cửa do mất khả năng cạnh tranh và điều kiện sản xuất hết sức khó khăn. Nhiều khách hàng đã chuyển bớt đơn hàng sang Myanmar và Lào bởi các nước này có ưu đãi về thuế xuất hàng đi châu Âu và Mỹ. Trong khi đó, thuế xuất khẩu hàng dệt may vào Mỹ của VN bình quân là 17%, xuất khẩu vào EU gần 10%. Nếu muốn giảm xuống còn 0% thì phải đợi đến khi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) được thực hiện và sớm nhất là đến năm 2018. Chi phí ở các quốc gia này cũng cạnh tranh hơn hẳn. Cụ thể, giá nhân công ngành dệt may tại VN thấp nhất chưa tới 200 USD/người/tháng thì tại Campuchia, giá nhân công chỉ từ 100 - 120 USD/người/tháng. Điều này cũng diễn ra tương tự như ở Lào hay Myanmar. Bên cạnh đó, chi phí thuê mặt bằng cùng các chi phí khác trong quá trình hoạt động như bảo hiểm xã hội, công đoàn... của các nước đều thấp hơn nhiều so với VN. Vì vậy, cùng với lợi thế về thuế xuất khẩu vào các thị trường lớn như Mỹ, EU thì đơn hàng đang đổ về các nước này có xu hướng gia tăng.Ông Phạm Xuân Hồng, Chủ tịch Hội Dệt may thêu đan TP.HCM, phân tích thêm: Nhiều DN có vốn đầu tư nước ngoài trước giờ đã xây dựng nhà xưởng tại VN thì giờ đầu tư mở rộng ở Campuchia. Đồng thời Myanmar đang nổi lên là một thị trường mới và các chi phí còn thấp nên cũng có thêm nhiều nhà máy mới đi vào hoạt động. “Sức tiêu thụ hàng dệt may ở các thị trường lớn như Mỹ, EU, Nhật đang suy giảm từ cuối quý 1 đến nay nên cùng với sự cạnh tranh từ các thị trường mới, đơn hàng của nhiều DN có giảm đi và thậm chí một số DN chưa đủ hàng làm cho hết quý 2. Đặc biệt, Campuchia và Myanmar là những đối thủ mới đáng gờm trong phân khúc sản xuất theo các đơn hàng số lượng lớn, giá trị trung bình thấp mà lâu nay VN vẫn nhận được. Do đó nếu không có sự thay đổi thì nhiều DN trong nước sẽ khó tồn tại”, ông Phạm Xuân Hồng nói.Hàng “Made in Cambodia” ngày càng nhiềuKhông chỉ bị cạnh tranh về đơn hàng xuất khẩu, ngay tại thị trường trong nước, hàng từ Campuchia, Lào cũng bắt đầu xâm nhập ngày càng nhiều. Chị Phan Thanh Hải (Q.3, TP.HCM) có kinh nghiệm gần chục năm “đánh” hàng “si” (hàng đã qua sử dụng) gồm áo quần, giày dép, túi xách, thảm... từ Campuchia về VN cho biết, hai năm nay, chị Hải chuyển hướng “đánh” hàng hiệu và áo quần xuất khẩu từ Campuchia về VN bán cho thị trường từ nam ra bắc, chủ yếu là áo quần trẻ em. Tại khu vực ASEAN, khách hàng Walmart đến từ Mỹ chủ yếu đặt gia công hàng trẻ em ở Campuchia. Vì vậy hàng xuất khẩu trẻ em tại TP.HCM cũng đa số là “made in Cambodia”. Hàng xuất khẩu từ Campuchia giá khoảng 1,5 - 1,8 triệu đồng/100 cái áo trong khi giá mua sỉ tại VN lên đến 2,5 triệu đồng/100 cái. Thậm chí, mức giá này hiện nay đã cao hơn năm trước từ 30 - 35% do nhu cầu thị trường ngày càng tăng. Chị Hải cho biết: “Giá bán của các công ty này thường rẻ chỉ bằng 2/3 so với hàng xuất của VN nên có bao nhiêu hết bấy nhiêu. Đặc biệt, mua hàng xuất khẩu từ Campuchia thì bảo đảm là hàng xuất “xịn” nên yên tâm hơn”. Tương tự, ông Bình, một người chuyên mua và bỏ mối hàng xuất khẩu trong khu mua sắm Saigon Square (TP.HCM) cho biết thêm, hàng “chất”, giá lại tốt nên nhiều người bán hàng nếu có mối lái, đường dây, thích “đánh” hàng bên kia (Campuchia - PV). Nếu cộng thêm chi phí vận chuyển, hàng xuất mua từ Campuchia vẫn lời hơn trong khi mua hàng tại VN lại còn dễ bị nhầm hàng xuất “dỏm”. Còn theo một số đầu mối chuyên đánh hàng áo quần từ Campuchia, chỉ cần gọi điện qua Phnom Penh, 2 ngày sau đã có hàng về, cước vận chuyển tính theo ký. Trung bình 1,8 USD/kg cho hàng kiện 100 kg. Nếu số lượng lên đến 300 - 500 kg, giá cước vận chuyển giảm xuống 1,6 USD/kg.Nên tránh chiến lược nhân công giá rẻMột chuyên gia tư vấn chiến lược thuộc Tập đoàn Robenny khuyến cáo: VN chưa được coi là đất nước của nhân công giá rẻ nếu so sánh các yếu tố về năng suất lao động, tính kỷ luật... nên đừng lấy yếu tố đó là “điểm mạnh” để cạnh tranh trong ASEAN. Thực tế hiện nay cả hàng hóa trong nước lẫn xuất khẩu đều bị cạnh tranh chủ yếu vì giá rẻ với các thị trường mới nổi. Vì vậy chiến lược nhân công giá rẻ là chiến lược dành cho những quốc gia bắt đầu phát triển và VN nên tránh lối đi này. Myanmar, một thị trường mới nổi, sẽ là đối thủ đáng gờm trong cạnh tranh nhân công giá rẻ, nhưng cái chúng ta cần là cải tạo năng suất lao động, môi trường đầu tư, học theo Singapore, Thái Lan, Indonesia trong thu hút đầu tư nước ngoài chứ đừng nhìn vào Lào, Campuchia... mà so sánh. Ví dụ, hiện Singapore có quy định các nhà đầu tư nước ngoài vào Singapore phải cam kết thuê nhân sự cao cấp là người Singapore; Indonesia mới đây tung chương trình cam kết của chính phủ, giải quyết giấy phép đầu tư cho nhà đầu tư nước ngoài bằng chính sách một cửa chậm nhất trong 3 ngày.
Mai Phương - Nguyên Nga
Thanh niên
27/05/2016
Trích từ: "http://thanhnien.vn/kinh-doanh/det-may-vn-bi-canh-tranh-tu-lang-gieng-707149.html"
Từ quần áo bán trong nước đến xuất khẩu, VN đang đối diện với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt bởi các nước láng giềng như Campuchia, Lào và Myanmar.
Kim ngạch xuất khẩu ngành dệt may năm 2015 đạt khoảng 27 tỉ USD và kế hoạch đưa ra năm nay sẽ tăng khoảng 10%. Tuy nhiên thời gian gần đây, ngoài sự trỗi dậy của các thị trường mới nổi như Bangladesh, Campuchia, việc dịch chuyển đơn hàng xuất khẩu lan sang Lào, Campuchia khiến các doanh nghiệp (DN) lo lắng.
Đơn hàng chạy khỏi VN
Ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may VN, nhận xét ngành dệt may đang đứng trước nhiều thách thức, đặc biệt là nhiều DN vừa và nhỏ phải đóng cửa do mất khả năng cạnh tranh và điều kiện sản xuất hết sức khó khăn. Nhiều khách hàng đã chuyển bớt đơn hàng sang Myanmar và Lào bởi các nước này có ưu đãi về thuế xuất hàng đi châu Âu và Mỹ. Trong khi đó, thuế xuất khẩu hàng dệt may vào Mỹ của VN bình quân là 17%, xuất khẩu vào EU gần 10%. Nếu muốn giảm xuống còn 0% thì phải đợi đến khi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) được thực hiện và sớm nhất là đến năm 2018. Chi phí ở các quốc gia này cũng cạnh tranh hơn hẳn. Cụ thể, giá nhân công ngành dệt may tại VN thấp nhất chưa tới 200 USD/người/tháng thì tại Campuchia, giá nhân công chỉ từ 100 - 120 USD/người/tháng. Điều này cũng diễn ra tương tự như ở Lào hay Myanmar. Bên cạnh đó, chi phí thuê mặt bằng cùng các chi phí khác trong quá trình hoạt động như bảo hiểm xã hội, công đoàn... của các nước đều thấp hơn nhiều so với VN. Vì vậy, cùng với lợi thế về thuế xuất khẩu vào các thị trường lớn như Mỹ, EU thì đơn hàng đang đổ về các nước này có xu hướng gia tăng.
Ông Phạm Xuân Hồng, Chủ tịch Hội Dệt may thêu đan TP.HCM, phân tích thêm: Nhiều DN có vốn đầu tư nước ngoài trước giờ đã xây dựng nhà xưởng tại VN thì giờ đầu tư mở rộng ở Campuchia. Đồng thời Myanmar đang nổi lên là một thị trường mới và các chi phí còn thấp nên cũng có thêm nhiều nhà máy mới đi vào hoạt động. “Sức tiêu thụ hàng dệt may ở các thị trường lớn như Mỹ, EU, Nhật đang suy giảm từ cuối quý 1 đến nay nên cùng với sự cạnh tranh từ các thị trường mới, đơn hàng của nhiều DN có giảm đi và thậm chí một số DN chưa đủ hàng làm cho hết quý 2. Đặc biệt, Campuchia và Myanmar là những đối thủ mới đáng gờm trong phân khúc sản xuất theo các đơn hàng số lượng lớn, giá trị trung bình thấp mà lâu nay VN vẫn nhận được. Do đó nếu không có sự thay đổi thì nhiều DN trong nước sẽ khó tồn tại”, ông Phạm Xuân Hồng nói.
Hàng “Made in Cambodia” ngày càng nhiều
Không chỉ bị cạnh tranh về đơn hàng xuất khẩu, ngay tại thị trường trong nước, hàng từ Campuchia, Lào cũng bắt đầu xâm nhập ngày càng nhiều. Chị Phan Thanh Hải (Q.3, TP.HCM) có kinh nghiệm gần chục năm “đánh” hàng “si” (hàng đã qua sử dụng) gồm áo quần, giày dép, túi xách, thảm... từ Campuchia về VN cho biết, hai năm nay, chị Hải chuyển hướng “đánh” hàng hiệu và áo quần xuất khẩu từ Campuchia về VN bán cho thị trường từ nam ra bắc, chủ yếu là áo quần trẻ em. Tại khu vực ASEAN, khách hàng Walmart đến từ Mỹ chủ yếu đặt gia công hàng trẻ em ở Campuchia. Vì vậy hàng xuất khẩu trẻ em tại TP.HCM cũng đa số là “made in Cambodia”. Hàng xuất khẩu từ Campuchia giá khoảng 1,5 - 1,8 triệu đồng/100 cái áo trong khi giá mua sỉ tại VN lên đến 2,5 triệu đồng/100 cái. Thậm chí, mức giá này hiện nay đã cao hơn năm trước từ 30 - 35% do nhu cầu thị trường ngày càng tăng. Chị Hải cho biết: “Giá bán của các công ty này thường rẻ chỉ bằng 2/3 so với hàng xuất của VN nên có bao nhiêu hết bấy nhiêu. Đặc biệt, mua hàng xuất khẩu từ Campuchia thì bảo đảm là hàng xuất “xịn” nên yên tâm hơn”. Tương tự, ông Bình, một người chuyên mua và bỏ mối hàng xuất khẩu trong khu mua sắm Saigon Square (TP.HCM) cho biết thêm, hàng “chất”, giá lại tốt nên nhiều người bán hàng nếu có mối lái, đường dây, thích “đánh” hàng bên kia (Campuchia - PV). Nếu cộng thêm chi phí vận chuyển, hàng xuất mua từ Campuchia vẫn lời hơn trong khi mua hàng tại VN lại còn dễ bị nhầm hàng xuất “dỏm”. Còn theo một số đầu mối chuyên đánh hàng áo quần từ Campuchia, chỉ cần gọi điện qua Phnom Penh, 2 ngày sau đã có hàng về, cước vận chuyển tính theo ký. Trung bình 1,8 USD/kg cho hàng kiện 100 kg. Nếu số lượng lên đến 300 - 500 kg, giá cước vận chuyển giảm xuống 1,6 USD/kg.
Nên tránh chiến lược nhân công giá rẻ Một chuyên gia tư vấn chiến lược thuộc Tập đoàn Robenny khuyến cáo: VN chưa được coi là đất nước của nhân công giá rẻ nếu so sánh các yếu tố về năng suất lao động, tính kỷ luật... nên đừng lấy yếu tố đó là “điểm mạnh” để cạnh tranh trong ASEAN. Thực tế hiện nay cả hàng hóa trong nước lẫn xuất khẩu đều bị cạnh tranh chủ yếu vì giá rẻ với các thị trường mới nổi. Vì vậy chiến lược nhân công giá rẻ là chiến lược dành cho những quốc gia bắt đầu phát triển và VN nên tránh lối đi này. Myanmar, một thị trường mới nổi, sẽ là đối thủ đáng gờm trong cạnh tranh nhân công giá rẻ, nhưng cái chúng ta cần là cải tạo năng suất lao động, môi trường đầu tư, học theo Singapore, Thái Lan, Indonesia trong thu hút đầu tư nước ngoài chứ đừng nhìn vào Lào, Campuchia... mà so sánh. Ví dụ, hiện Singapore có quy định các nhà đầu tư nước ngoài vào Singapore phải cam kết thuê nhân sự cao cấp là người Singapore; Indonesia mới đây tung chương trình cam kết của chính phủ, giải quyết giấy phép đầu tư cho nhà đầu tư nước ngoài bằng chính sách một cửa chậm nhất trong 3 ngày. |
Mai Phương - Nguyên Nga
Thanh niên
27/05/2016
Trích từ: "http://thanhnien.vn/kinh-doanh/det-may-vn-bi-canh-tranh-tu-lang-gieng-707149.html"