Tin Công Ty
Họp ĐHCĐ STK: Quý I lãi tăng 27%, kế hoạch cả năm tương đối bảo thủ
(NDH) Riêng quý I, Sợi Thế Kỷ đã lãi 51 tỷ nhưng kế hoạch lợi nhuận cho cả năm là 199,5 tỷ đồng. Theo công ty, kế hoạch năm nay tương đối bảo thủ do các yếu tố bên ngoài mà công ty không thể quyết định được.
Sáng 2/4, CTCP Sợi Thế Kỷ (HoSE: STK) họp ĐHĐCĐ thường niên năm 2019 để thảo luận về kế hoạch kinh doanhh năm 2018, phân phối lợi nhuận…
Đặt kế hoạch lãi gần 200 tỷ đồng
Đại hội đã thông qua kế hoạch năm 2019 với chỉ tiêu doanh thu 2.603 tỷ đồng, tăng 8% so với thực hiện 2018. Lợi nhuận sau thuế ước đạt 199,5 tỷ đồng, tăng 12%.
Năm 2018, Sợi Thế Kỷ ghi nhận doanh thu 2.408 tỷ đồng, tăng 21% so với năm 2017. Lợi nhuận sau thuế đạt 178 tỷ đồng, tăng 79% và vượt 42% kế hoạch năm.
Với lợi nhuận đó, công ty đã thông qua phương án phân phối lợi nhuận năm 2018 trong đó chia cổ tức bằng tiền mặt tỷ lệ 15%, tương đương số tiền chi ra khoảng 106 tỷ đồng.
Hội đồng Quản trị (HĐQT) cũng trình cổ đông để xem xét, thông qua việc điều chỉnh mục đích sử dụng vốn từ đợt phát hành cho cổ đông hiện hữu tỷ lệ 10%. Mục đích trước đó là để sử dụng cho Dự án Trảng Bàng 5. Tuy nhiên vì một số lý do mà việc phát hành kéo dài. Trong khi đó, vốn huy động cho dự án Trảng Bàng 5 đã được công ty giải quyết đúng thời hạn, nên số tiền thu được từ đợt phát hành sẽ dùng để bổ sung vốn kinh doanh.
Phiên họp ĐHĐCĐ Sợi Thế Kỷ. Ảnh: L.H.
Thảo luận
– Xin công ty cho biết ước kết quả quý I. Thị trường Hoa Kỳ sẽ tận dụng như thế nào?
– Chủ tịch Đặng Triệu Hòa: Con số ước tính cho quý I là doanh thu 605 tỷ và lợi nhuận sau thuế khoảng 51 tỷ đồng. So với cùng kỳ 2017 thì doanh thu tăng 3% và lợi nhuận tăng 27%.
Mỹ hiện có áp thuế 10% lên hàng hoá Trung Quốc, trong đó có sản phẩm sợi. Các doanh nghiệp Mỹ đang kiện Trung Quốc bán phá giá. Dự kiến việc khởi xướng điều tra việc bán phá giá vào khoảng tháng 4 này. Sợi Thế Kỷ cho rằng đây là cơ hội để vào thị trường Mỹ, cụ thể là sợi cho xe hơi.
Tổng nhu cầu của mảng ôtô ở Mỹ khoảng 24.000 tấn. Thị trường này được xem là mốt sự chuyển dịch thêm sản phẩm của Sợi Thế kỷ. Doanh thu và sản lượng mảng này dự kiến chưa nhiều đóng góp cho công ty.
– Sợi tái chế có rào cản gia nhập nào?
– Về nguyên liệu cung cấp, nguyên liệu cho sợi tái chế chủ yếu là từ rác nhawmg giúp sức cho việc giảm rác. Những nhà thu rác và sản xuất phải có kiểm định, công nhận của các bên thẩm định thứ 3, phải có máy móc, nguồn cung.
– So sánh giá vốn, giá bán với đối thủ. Công suất sử dụng, năng suất ra sao?
– Về giá bán, so với đối thủ lớn nhất là Formusa thì giá bán của STK thấp hơn 2-3%. Tuy nhiên, giá vốn d formusa có thể sẽ cao hơn.
Công suất tối đa của Sợi Thế Kỷ 93%, còn 7% là thời gian bảo dưỡng. Năng suất lao động so với cùng ngành trong nước thì cao hơn nhưng vẫn thấp hơn các doanh nghiệp cùng ngành ở Đài Loan.
– Sợi màu giá bán bao nhiêu và đóng góp bao nhiêu. Xin chia sẻ về liên minh sợi dệt nhuộm?
– Sợi màu hiện chưa đưa vào kế hoạch kinh doanh năm nay bởi công suất nhỏ. Sợi màu có chi phí sản xuất cao và giá bán cũng cao hơn sợi thông thường. Sản phẩm hiện chủ yếu sợi màu đen với công suất khoảng hơn 1.000 tấn (doanh số khoảng 2 triệu USD). Lợi nhuận sản phẩm này nếu có cũng chưa nhiều. Trong năm 2020, công ty chuẩn bị 4 dây chuyền thì năng suất gấp 4 lần.
Dự án liên minh dệt có đầu cuối sản phẩm là sportswear và outdoor. Ngành nhuộm hiện không còn tình trạng nút thắt cổ chai, không còn là vấn đề lớn trong chuỗi cung ứng tại Việt Nam.
– Khả năng cán đích lợi nhuận?
– Quý I là quý khởi đầu nên thường yếu về đơn hàng. Theo đơn hàng đã nhận thì quý II hơn tương đối khá so với quý I. Kế hoạch năm nay tương đối bảo thủ do các yếu tố bên ngoài mà công ty không thể quyết định được nhưng yếu tố bên trong thì công ty quyết định được. Đại hội năm sau công ty hy vọng sẽ báo cáo vượt kế hoạch.
Năm 2020, tính toán kết quả sẽ cao hơn do dịch chuyển sang sản phẩm giá trị gia tăng cao hơn.
http://ndh.vn/quy-dinh-cong-bo-thong-tin-goc-nhin-cua-nhung-nguoi-trong-cuoc-20190402033453528p4c147.news
ĐHĐCĐ STK: Kế hoạch năm 2019 có phần bảo thủ, giai đoạn 2020 – 2021 có nhiều dự án lớn
ĐHĐCĐ STK: Kế hoạch năm 2019 có phần bảo thủ, giai đoạn 2020 – 2021 có nhiều dự án lớn
ĐHĐCĐ thường niên năm 2019 tổ chức ngày 02/04/2019 của STK |
Lợi nhuận quý 1/2019 đạt 51 tỷ đồng
Năm 2019, Sợi Thế Kỷ đặt mục tiêu doanh thu thuần đạt gần 2,603 tỷ đồng, tăng 8% so với thực hiện năm 2018. Lợi nhuận sau thuế ước đạt gần 200 tỷ đồng, tăng 12%.
Cổ đông cũng đã xem xét và thông qua việc điều chỉnh mục đích sử dụng vốn từ đợt phát hành cho cổ đông hiện hữu tỷ lệ 10%. Mục đích trước đó là để sử dụng cho Dự án Trảng Bàng 5. Tuy nhiên, vì một số lý do mà việc phát hành kéo dài, trong khi đó vốn huy động cho Dự án Trảng Bàng 5 đã được công ty giải quyết đúng thời hạn, nên số tiền thu được từ đợt phát hành sẽ dùng để bổ sung vốn kinh doanh.
Ông Hòa cũng tiết lộ thêm về kết quả quý 1 của Công ty, tới ngày 31/03, doanh thu đạt 605 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 51 tỷ đồng, lần lượt tăng 3% và 27% so với cùng kỳ năm trước. Kết quả này nhờ doanh thu sợi tái chế tăng và vì chiếm tỷ trọng cao nên kéo lợi nhuận tăng cao. Mặt khác, ông Hòa cũng cho biết trong quý 1, đơn hàng thường khá ít, ước tính quý 2 sẽ được cải thiện. Các đơn hàng sợi tái chế đang tăng trưởng khá tốt.
Năm 2019 là bàn đạp cho tương lai
Bên cạnh đó, HĐQT công ty dự kiến chia cổ tức năm 2018 bằng tiền mặt với tỷ lệ 15%. Ban lãnh đạo Công ty cho biết năm 2019, Công ty chưa có nhu cầu đầu tư, không cần giữ tiền mặt nhiều. Vì vậy, Công ty sẽ chia cổ tức bằng tiền mặt cho cổ đông. Khi nào cần vốn đầu tư, Công ty sẽ chia bằng cổ phiếu hoặc phát hành thêm.
Về định hướng phát triển trong ngắn hạn, STK sẽ tiếp tục tập trung vào đơn hàng sợi tái chế, tăng tỷ trọng sản phẩm có giá trị gia tăng cao (sợi đặc biệt). Ông Hòa cho biết trong mảng sợi đặc biệt, Công ty đang hợp tác với một đối tác Nhật Bản.
Ông Hòa cũng nói cụ thể hơn về định hướng đầu tư năm 2019 – 2021. Trong ngắn hạn, Công ty sẽ đầu tư 200,000 – 300,000 USD cho dây chuyền sợi màu, công suất dự kiến là 4,000 tấn/năm. Dự kiến đến tháng 7/2019, dây chuyền sẽ đi vào hoạt động và cho ra sản phẩm. Đây là dây chuyền thử nghiệm, giá sợi màu sẽ bán cao hơn sợi thường 10% và lợi nhuận cao hơn sợi thường khoảng 5%-6%. Ông Hòa cho biết vì đây là khoản đầu tư thử nghiệm nên sẽ không tính vào kế hoạch năm 2019. “Ước tính cuối năm 2019, Công ty sẽ thu được doanh thu khoảng 2 triệu USD từ sợi, vì vậy lợi nhuận có cũng không cao”. Tuy nhiên, nếu dây chuyền sản xuất sợi màu đầu tiên gặt hái kết quả tốt, Công ty có thể tiếp tục đầu tư để chuyển đổi thêm một số dây chuyền sản xuất sợi trắng sang sợi màu và công suất sợi màu có thể tăng gấp 4 lần, mức đóng góp lợi nhuận cũng sẽ tăng tương ứng trong năm 2020.
Về dài hạn, STK sẽ tập trung vào 2 dự án là liên minh chuỗi cung ứng Sợi – Dệt – Nhuộm với 2 doanh nghiệp FDI và dự án Polymerization.
Trong đó, vốn đầu tư dự kiến cho dự án liên minh Sợi – Dệt – Nhuộm là 13 triệu USD, thời gian triển khai trong năm 2020 – 2021. Dự kiến sản lượng 20,000 tấn/năm. Trong chuỗi này, Công ty phụ trách khâu sợi. Nói thêm về lợi ích của liên minh, ông Hòa nhận định nhờ thành lập liên minh khép kín, Công ty có thể nhận nhiều đơn đặt hàng hơn. Mặt khác, quy trình khép kín sẽ giúp STK tối ưu được khâu quản lý sản xuất. Ông Hòa cho biết, đầu ra về may mặc trong liên minh này là đối tác chuyên sản xuất đồ thể thao và dã ngoại.
Bên cạnh đó, dự án Polymerization cũng sẽ là một trong những định hướng phát triển trọng tâm của Công ty trong tương lai. Số vốn đầu tư là 150 triệu USD, dự kiến triển khai từ năm 2019 – 2021 và đưa vào vận hành từ năm 2022. Tổng công suất đạt 106,500 tấn/năm. Trong đó, hạt chip là 35,500 tấn/năm, sợi DTY là 56,800 tấn/năm; sợi FDY 14,200 tấn/năm.
Nói về sự cần thiết đầu tư vào dự án, ông Hòa cho biết triết lý kinh doanh của STK là tập trung đầu tư cho mảng sợi. Theo định hướng này, Công ty sẽ mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh chiếm lĩnh về thị phần trong ngành sợi. Bên cạnh đáp ứng nhu cầu khách hàng phân khúc cao cấp, STK cũng chủ trương chiếm lĩnh thị phần ở phân khúc trung cấp với sản lượng sợi thường nhưng có chất lượng tốt. Với xu hướng tỷ trọng sợi tái chế trên tổng doanh thu tăng lên, công suất của các nhà máy hiện hữu sẽ không đủ để đáp ứng nhu cầu về sợi nguyên sinh của khách hàng. Vì vậy, với việc đầu tư một nhà máy mới, Công ty sẽ vừa có thêm công suất để đáp ứng nhu cầu của khách hàng hiện hữu, vừa tự chủ nguồn cung cấp hạt nhựa nguyên sinh cho các nhà máy hiện hữu. Nhờ vậy, sẽ tiết kiệm chi phí mua nguyên liệu bên ngoài và tăng thêm lợi nhuận cho Công ty.
Thêm vào đó, đặc điểm của hoạt động đầu tư là sau một thời gian, Công ty trả hết được nợ vay (sau 5 năm) và khấu hao xong máy móc thiết bị (10 năm) thì không còn phải chịu chi phí tài chính và chi phí khấu hao tài sản cố định. Theo đó, lợi nhuận của Công ty sẽ tăng thêm.
Tự tin trước áp lực cạnh tranh
Trả lời câu hỏi của nhà đầu tư về rủi ro cạnh tranh khi có đối thủ mới tham gia thị trường sợi tái chế, ông Hòa cho biết để sản xuất sợi tái chế ngoài việc đầu tư máy móc thiết bị, còn cần phải có nguồn cung nguyên liệu tái chế và khả năng được cấp chứng chỉ GRS (đây là chứng chỉ xác nhận việc doanh nghiệp đạt các tiêu chuẩn sản xuất sản phẩm sử dụng nguyên liệu tái chế, các tiêu chuẩn bảo vệ môi trường và trách nhiệm với người lao động và xã hội). Ngoài ra, còn cần phải có các hoạt động marketing để tham gia chuỗi cung ứng nguyên liệu tái chế cho các thương hiệu thời trang hàng đầu. Các rào cản này sẽ kiến đối thủ mất thời gian và công sức thì mới gia nhập được mảng thị trường này.
STK đã ký hợp tác với một đối tác đầu ngành để sản xuất sợi tái chế, theo đó đối tác sẽ đảm bảo nguồn cung nguyên liệu tái chế còn STK sẽ đảm bảo việc sản xuất và bán hàng. Ông Hòa khá tự tin về sự bền vững của liên minh hợp tác này vì cả STK và đối tác đều đang rất có lợi trong dự án hợp tác này.
Chí Kiên
https://vietstock.vn/2019/04/dhdcd-stk-ke-hoach-nam-2019-co-phan-bao-thu-giai-doan-2020-2021-co-nhieu-du-an-lon-737-665568.htm
Đẩy mạnh sợi tái chế, Sợi Thế Kỷ tự tin kế hoạch lợi nhuận cao nhất trong 10 năm
Đẩy mạnh sợi tái chế, Sợi Thế Kỷ tự tin kế hoạch lợi nhuận cao nhất trong 10 năm

Tiếp tục gia tăng tỷ trọng sợi tái chế
Xu hướng dịch chuyển đơn hàng sang Việt Nam để tận dụng ưu đãi thuế quan từ các hiệp định thương mại tự do, căng thẳng thương mại Mỹ – Trung, ngành dệt may cũng như ngành sợi của Việt Nam đang có mức tăng trưởng tốt là các yếu tố giúp gia tăng nhu cầu đối với đơn hàng sợi nguyên liệu. Bên cạnh đó, nhu cầu sợi polyester Việt Nam tại các thị trường xuất khẩu chính như Thái Lan, Hàn Quốc, Nhật Bản vẫn tích cực.
Về phía nội tại doanh nghiệp, STK tiếp tục hướng đến sản phẩm có hàm lượng kỹ thuật cao, nâng cao chất lượng sản phẩm để gia tăng hiệu quả sản xuất. Đặc biệt, nhu cầu đơn hàng về sợi tái chế tốt hơn do xu hướng phát triển bền vững từ các thương hiệu thời trang quốc tế là bàn đạp giúp STK mở rộng thị phần sản phẩm sợi này và cải thiện biên lợi nhuận gộp. Số lượng khách hàng sử dụng sợi tái chế năm 2018 của STK đã tăng lên 79, tăng mạnh so với con số 10 khách hàng trong năm 2016.
Để bắt kịp xu hướng này, STK đặt kế hoạch tiêu thụ mặt hàng sợi tái chế trong năm 2019 lên gần 27% doanh thu thuần, cao hơn nhiều so với tỷ trọng 16% trong năm 2018. Mục tiêu đến năm 2020, tỷ trọng sản phẩm sợi tái chế sẽ chiếm 30% tổng doanh thu, nhưng nhiều khả năng, STK sẽ sớm điều chỉnh tăng tỷ trọng mục tiêu, do nhu cầu sản phẩm đang rất tốt (doanh thu quý I/2019 ước tăng gấp đôi quý I/2018).
Được biết, biên lợi nhuận sợi tái chế cao hơn biên lợi nhuận của sợi thường. Với việc gia tăng tỷ trọng đóng góp của sợi tái chế, kỳ vọng biên lợi nhuận gộp chung của STK trong năm 2019 sẽ tăng. Hiện Công ty đang đầu tư máy móc, thiết bị để tái chế sợi phế, làm tiền đề cho việc sản xuất nguyên liệu đầu vào cho mảng sản xuất sợi tái chế.
Ngoài ra, STK lên kế hoạch chủ động chiếm lĩnh thị phần trong nước và quốc tế. Trong năm 2018, Công ty đã phát triển thành công thị trường Hàn Quốc và Nhật Bản. Năm 2019 – 2020, STK đặt mục tiêu đẩy mạnh khai thác thị trường nội địa (tỷ trọng mục tiêu 67%, bao gồm cả xuất khẩu gián tiếp), đồng thời phát triển thị trường mới như Mỹ, Mexico, Indonesia… nhằm tận dụng lợi thế của Việt Nam có được từ chiến tranh thương mại Mỹ – Trung và hiệp định thương mại tự do. Theo đó, STK tự tin đạt và vượt kế hoạch kinh doanh đã đề ra.
Giai đoạn 2019 – 2020, chỉ đầu tư thêm dự án sợi màu, chưa cần mở rộng công suất
Ông Đặng Triệu Hòa, Chủ tịch Hội đồng quản trị STK cho biết, dự kiến trong 3 – 5 năm nữa, hơn phân nửa công suất hiện nay của STK sẽ không sản xuất mặt hàng sợi bình thường, thay vào đó là các sợi có tính năng đặc biệt, có giá trị gia tăng cao như sợi tái chế, sợi màu tái chế, sợi chập… Tuy nhiên, giai đoạn 2019 – 2020, Công ty chưa cần mở rộng công suất.
Trong năm 2019, STK sẽ triển khai dự án sợi màu để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng xanh, không thải chất độc hại ra môi trường. Vốn đầu tư dự kiến không đáng kể, khoảng 200.000 – 300.000 USD cho sợi màu, với công suất 4.000 tấn/năm. Để sản xuất được sợi màu, Công ty chỉ cần trang bị thêm thiết bị trộn màu cho các dây chuyền sản xuất đã có sẵn. Thời gian đầu, STK sẽ dùng 1 – 2 dây chuyền gắn thiết bị phụ trợ để chạy sợi màu, khi nhu cầu tăng thêm, Công ty sẽ bổ sung thiết bị phụ trợ cho các dây chuyền tiếp theo.
Mục tiêu xa hơn của STK là trở thành nhà máy sợi thông minh đầu tiên ở Việt Nam bằng việc sử dụng trí tuệ nhân tạo, tự động hóa sản xuất, hạn chế tới mức thấp nhất sản phẩm lỗi.
Hiện nay, Nhà máy Trảng Bàng 5 đã đi vào hoạt động, chạy 100% công suất đối với sợi DTY. Còn dây chuyền tái chế sợi phế của STK chạy khoảng 50% công suất, nhưng cũng đã có lãi, vì chi phí không đáng kể. Ông Hòa cho hay, mục tiêu trước mắt của dây chuyền tái chế sợi phế là tái sử dụng sợi phế của STK để sản xuất ra hạt nhựa, giúp hạ giá vốn thấp hơn 40% so với giá nguyên liệu bình thường. Về dài hạn, khi tỷ trọng sợi tái chế trong tổng doanh thu tăng lên, STK có thể hợp tác với Unifi để tự sản xuất hạt nhựa tái sinh ngay tại Việt Nam.
Dự phóng đến năm 2020, doanh thu của STK đạt 2.912 tỷ đồng, lãi sau thuế 223 tỷ đồng. Theo bà Nguyễn Phương Chi, Giám đốc chiến lược STK, kết quả dự phóng trên đang dựa toàn bộ vào khả năng tăng tỷ trọng sợi tái chế trong tổng doanh thu, chưa bao gồm thu nhập từ dự án sợi màu hay việc tăng công suất nhờ liên minh sợi – dệt – may đang trong kế hoạch thành lập.
Ngoài ra, STK đang nghiên cứu và phát triển thêm nhiều sản phảm khác như sợi co giãn, sợi hút ẩm dễ giặt rửa vết bẩn, sợi có độ nhuyễn cao để tối đa hóa giá bán…
Ông Hòa chia sẻ, Công ty đang hợp tác với đối tác Nhật Bản làm sợi cao cấp với giá bán lên tới 14,5 USD/kg, cao hơn nhiều so với mức giá hiện nay, nhưng số lượng sẽ không quá nhiều. Bởi lẽ, sản phẩm này đang cung cấp riêng cho đối tác Nhật Bản. Dự kiến, đơn hàng bắt đầu thực hiện từ tháng 5/2019, trung bình khoảng 500 – 1.000 tấn/năm.
Hướng tới lợi thế cạnh tranh, không chỉ quy mô mà còn là giá thành
Trước tiềm năng của thị trường đối với các sản phẩm sợi đặc biệt, ông Hòa cho biết, các nhà máy hiện nay của STK đều phù hợp để làm sợi có giá trị gia tăng cao. Với mục tiêu vừa nắm bắt nhu cầu sợi đặc biệt, vừa đáp ứng nhu cầu sợi bình thường của khách hàng hiện hữu, trong tương lai, Công ty sẽ đầu tư phát triển thêm một nhà máy, mở rộng công suất.
Nhà máy này không chỉ đáp ứng nhu cầu của khách hàng, mà mục tiêu còn là giảm giá thành sản phẩm, nhằm tạo thêm lợi thế cạnh tranh cho Công ty. Theo kế hoạch, từ năm 2022, công suất của STK sẽ tăng gần 3 lần và giá thành giảm mạnh, đây sẽ là lợi thế để Công ty giành thêm thị phần.
Về khả năng có thêm đối thủ xây dựng nhà máy ở Việt Nam, ông Hòa cho hay, với chất lượng sản phẩm và giá thành hiện nay, STK có thể cung cấp cho cả đối thủ trong ngành. Chẳng hạn, mới đây, có doanh nghiệp FDI đầu tư một nhà máy lớn ở Bình Dương, vừa là nhà cung ứng, vừa là đối thủ cạnh tranh, nhưng do họ làm cả sợi, vải… nên vẫn cần hợp tác với một đối tác bên ngoài (là STK), vì buộc phải duy trì tối thiểu 2 nhà cung ứng nhằm đảm bảo ổn định nguồn cung. Hay một công ty con sản xuất vải của Tập đoàn Formosa vẫn mua sợi từ STK, mặc dù trong Tập đoàn có công ty sợi.
Các đối thủ khác, nhất là doanh nghiệp Đài Loan, mặc dù họ rất có lợi thế ở Đài Loan, nhưng khi đầu tư vào Việt Nam thì khác. Vì nhà máy mới đầu tư sẽ phải chịu chi phí khấu hao nên chưa chắc có được lợi thế hơn STK. Các nhà máy mà STK đầu tư từ những năm 2011 đã hết khấu hao, nhưng còn sản xuất tốt, nợ vay cũng đã trả đáng kể, giúp Công ty giảm được chi phí lãi vay, đây chính là lợi thế cạnh tranh lớn của STK.
Chưa kể, cần tới 2 – 3 năm để hoàn thành việc xây dựng nhà xưởng và lắp đặt máy móc, đồng nghĩa các đối thủ mới cần thời gian tương ứng mới có thể bước chân vào ngành. Khả năng các đối thủ nhảy vào mảng thị trường tiềm năng là sợi tái chế không dễ, vì rào cản kỹ thuật như yêu cầu có được chứng nhận sản xuất sợi tái chế (GRS), cũng như những khó khăn để có được nguồn cung nguyên liệu của sợi tái chế.
Do vậy, câu chuyện cạnh tranh luôn luôn có, nhưng trong phân khúc mà STK đang làm không bị ảnh hưởng nhiều.
Theo quan điểm của ông Hòa, khi quy mô mở rộng, không chỉ vài chục phần trăm, mà là hàng trăm phần trăm, thì doanh nghiệp nhất định phải tính đến hiệu quả và có được lợi thế về giá thành.
“Có nhiều con đường để đi nhanh hơn, nhưng STK vẫn phải từ từ, chắc chắn. Thị trường tích cực hay không tích cực, mà chất lượng sản phẩm tốt hơn, tiết kiệm được chi phí sản xuất hơn, thì lúc nào cũng thắng. Dù thị trường có đi xuống đi chăng nữa, thì nhu cầu tiêu dùng cho ngành này vẫn còn 70%. Trường hợp cần, Công ty vẫn đủ sức giảm giá để cạnh tranh. Và khi hồi phục, nhiều doanh nghiệp không trụ lại được, trong khi giá thành của STK thấp hơn sẽ là cơ hội lớn cho Công ty. Đây là mục tiêu mà Công ty hướng đến, mở rộng công suất không chỉ gia tăng quy mô sản xuất, mà còn là giảm được giá thành sản xuất. Khi đó, doanh nghiệp sẽ không còn phụ thuộc vào thị trường, mà phụ thuộc nội tại của doanh nghiệp có quản trị ưu việt, có công nghệ tốt, cũng như am hiểu ngành”, Chủ tịch Hội đồng quản trị STK chia sẻ.
https://tinnhanhchungkhoan.vn/chuyen-dong-doanh-nghiep/day-manh-soi-tai-che-soi-the-ky-tu-tin-ke-hoach-loi-nhuan-cao-nhat-trong-10-nam-261483.html
Năm 2019, STK đặt kế hoạch lãi sau thuế gần 200 tỷ đồng
Năm 2019, STK đặt kế hoạch lãi sau thuế gần 200 tỷ đồng
Ngày 26/01 vừa qua, cuộc họp HĐQT CTCP Sợi Thế Kỷ (HOSE: STK) đã diễn ra để thông qua kế hoạch kinh doanh cùng nhiều vấn đề xoay quanh hoạt động của Công ty trong năm 2019.
Cho năm 2019, Ban Tổng Giám đốc STK đệ trình kế hoạch doanh thu thuần gần 2,603 tỷ đồng, lãi trước thuế hơn 212 tỷ đồng, lãi sau thuế gần 200 tỷ đồng; lần lượt cao hơn 8%, 6%, 11% so với kết quả kinh doanh năm 2018 (theo BCTC hợp nhất chưa kiểm toán 2018 của STK).
HĐQT cũng thông qua phương án chia cổ tức tiền mặt cho năm tài chính 2018 với tỷ lệ 15%. Phương án chia cổ tức nói trên cùng một số các tờ trình khác liên quan đến hoạt động của STK (như phương án phân phối lợi nhuận, lựa chọn công ty kiểm toán,…) sẽ được trình thông qua tại cuộc họp ĐHĐCĐ thường niên 2019.
Theo đó, cuộc họp ĐHĐCĐ thường niên 2019 sẽ được tiến hành vào ngày 02/04/2019, ngày chốt danh sách cổ đông sẽ là ngày 13/03/2019.
Ngoài ra, trong khuôn khổ cuộc họp ngày 26/01/2019, HĐQT cũng thông qua các hợp đồng mua bán sợi DTY, sợi POY, sợi FDY; với bên bán là STK và bên mua là CTCP Thương mại và Đầu tư Liên An, Công ty TNHH Đầu tư Thương mại Dịch vụ Hưng Lợi, Công ty TNHH P.A.N Châu Á.
Vĩnh Thịnh
FILI
https://vietstock.vn/2019/01/nam-2019-stk-dat-ke-hoach-lai-sau-thue-gan-200-ty-dong-737-650896.htm
Bản tin IR kỳ 16
Nhập thông tin để tải bản tin
Vượt kế hoạch lãi 31%, Sợi Thế Kỷ thưởng 2,2 tháng lương cho nhân viên vui Tết
Vượt kế hoạch lãi 31%, Sợi Thế Kỷ thưởng 2,2 tháng lương cho nhân viên vui Tết
2018 lãi lớn, STK thưởng đột xuất cho nhân viên
Trao đổi với NDH, ông Đặng Triệu Hòa – Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc CTCP Sợi Thế Kỷ (HoSE: STK) cho biết trong năm 2018, công ty ước đạt doanh thu 2.400 tỷ và lợi nhuận sau thuế 175 tỷ, vượt kế hoạch lợi nhuận 31,1%.
Như vậy, so với năm 2017, doanh thu STK tăng trưởng 20,7% và lãi ròng tăng 75,6%.
Ông Hòa cho biết thêm căn cứ vào kết quả hoạt động kinh doanh trong 10 tháng 2018, STK đã thực hiện chính sách thưởng đột xuất đến toàn thể CB- CNV trong tháng 12/2018 nhằm tri ân những đóng góp của CBCNV cũng như kích lệ CBCNV nỗ lực hơn trong những năm tới. Bên cạnh khoản thưởng đột xuất, STK còn có khoản thưởng cuối năm như thường lệ được ký ước trong Thoả Ước Lao Động Tâp Thể.
Tính chung, trong mùa Tết Âm lịch Kỷ Hợi 2019, theo chính sách chi thưởng cuối năm như thường lệ cùng với chính sách thưởng đột xuất khích lệ toàn thể CB-CNV trong tháng 12/2108 thì trung bình mỗi người nhận được khoảng 2,2 tháng lương để vui Tết.
Ngoài thưởng tết, công đoàn và công ty cũng phối hơp tặng quà, hỗ trợ thêm cho các công nhân có hoàn cảnh khó khăn trọng dịp Tết Nguyên đán sắp tới.
Ông Đặng Triệu Hòa, Chủ tịch STK (ảnh: Báo Đầu tư)
Triển vọng ngành dệt may 2019 vẫn sáng
Theo ông Lê Tiến Trường, Tổng giám đốc Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex), năm 2018 là một năm thuận lợi cho ngành dệt may, kim ngạch xuất khẩu cả năm ước đạt 36,2 tỷ USD, tăng 16,4% so với năm trước. Theo đó, Việt Nam vượt qua Bangladesh để lọt vào tốp 3 quốc gia xuất khẩu dệt may lớn nhất thế giới và rượt đuổi khá sát với Ấn Độ (36,43 tỷ USD). Năm 2019, ngành dệt may kỳ vọng xuất khẩu đạt 40 tỷ USD, tăng 10,8%; giá trị thặng dư đạt 20 tỷ USD, tăng 12%.
Ông Hòa nhận định ngành dệt may Việt Nam nói chung sẽ có nhiều thuận lợi trong năm 2019 nhờ vào việc CPTPP chính thức có hiệu lực từ ngày 30/12/2018. Các đơn hàng từ các quốc gia thành viên CPTPP như Canada, Australia, New Zealand đổ vào Việt Nam sẽ tăng lên nhằm hưởng các ưu đãi thuế quan. Đồng thời, do lo ngại chiến tranh thương mại giữa Mỹ-Trung nên các nhà nhập khẩu Mỹ cũng đang và sẽ chuyển bớt đơn hàng từ Trung Quốc sang Việt Nam. Đồng thời, cơ hội từ thị trường EU nếu EVFTA được chính thức ký kết và thông qua vào năm 2019 cũng không thể bỏ qua.
Theo đó, các doanh nghiệp sản xuất sợi như Sợi Thế Kỷ sẽ được hưởng lợi gián tiếp nên năm 2019, công ty sẽ đẩy mạnh khai thác thị trường nội địa, tận dụng cơ hội từ xu hướng dịch chuyển chuỗi cung ứng dệt-may vào Việt Nam và những lợi ích từ các FTA mang lại. Năm 2019 sẽ là thời gian STK tập trung nâng cao chất lượng và tối đa hóa biên lợi nhuận dựa trên công suất nhà máy hiện hữu. Ngoài ra, công ty cũng đang chuẩn bị kế hoạch cho dự án đầu tư một nhà máy mới với công suất dự kiến gấp 2-3 lần công suất hiện tại và có thể tự cung ứng hạt nhựa cho nhà máy hiện tại.
http://ndh.vn/vuot-ke-hoach-lai-31-soi-the-ky-thuong-2-2-thang-luong-cho-nhan-vien-vui-tet-20190110094312333p4c147.news
STK, chiến lược đúng đắn – gặt hái thành công
Báo Diễn đàn Doanh nghiệp – VCCI
10 tháng, Sợi Thế Kỷ lãi gần 150 tỷ đồng
10 tháng, Sợi Thế Kỷ lãi gần 150 tỷ đồng

Sợi Thế Kỷ: “Ngư ông” đắc lợi
Sợi Thế Kỷ: “Ngư ông” đắc lợi

Bức tranh vĩ mô nhiều hứng khởi
Theo ý kiến nhiều chuyên gia, bức tranh ngành dệt may đang lan tỏa với khá nhiều gam màu sáng. Những yếu tố vĩ mô hỗ trợ tích cực gồm có căng thẳng thương mại Mỹ – Trung kéo dài, việc điều chỉnh Hiệp định thương mại Việt Nam – EU (EVFTA) theo hướng có lợi cho Việt Nam và tác động ẩn ước của việc đồng USD mạnh dần lên, tập hợp lại thành sức mạnh kích cầu tiêu dùng sản phẩm Việt Nam. Theo đó, Hiệp hội Dệt may Việt Nam ước lượng kim ngạch xuất khẩu nửa cuối năm đạt 18,5 tỉ USD, nâng tổng kim ngạch cả năm đạt 35 tỉ USD, đồng nghĩa với tăng trưởng ít nhất 1 tỉ USD so với dự báo.
![]() |
Ảnh: TL |
Cụ thể hơn, ngày 24.9, Chính phủ Mỹ và Trung Quốc chính thức triển khai kế hoạch đánh thuế bổ sung đối với hàng hóa của nhau. Theo đó, Mỹ áp thêm thuế lên 200 tỉ USD hàng hóa Trung Quốc vào Mỹ mỗi năm và Bắc Kinh đáp trả bằng cách tăng thuế đối với 60 tỉ USD hàng Mỹ. Trong danh sách hàng hóa 200 tỉ USD bị áp thuế, Mỹ yêu cầu áp mức thuế quan bổ sung thêm 25% trên mức thuế hiện hữu với các mặt hàng dệt may gồm lụa, len hoặc sản phẩm lông động vật, bông (sợi, vải denim, vải satin), vải lanh, hàng dệt may nhân tạo, vải và các sản phẩm dệt may khác.
Thực tế, khi mức thuế quan được nâng lên với một nhóm hàng hóa của một quốc gia nào đó, sản phẩm chung nhóm hàng hóa của những quốc gia còn lại trở nên rẻ hơn, trong đó có sản phẩm dệt may Việt Nam. “Một lượng lớn đơn hàng sợi tổng hợp dự kiến sẽ chuyển sang Việt Nam”, báo cáo cập nhật tháng 10 của VNDirect nhận định.
Ngoài câu chuyện chiến tranh thương mại, một thực tế đáng chú ý là dòng vốn FDI đổ vào ngành dệt may ngày càng tăng, qua đó phản ánh vị thế hấp dẫn của Việt Nam khi là một cấu phần quan trọng trong các hiệp định thương mại như VKFTA, EVFTA, CPTPP… Theo đó, nhiều thương hiệu dệt may quốc tế đã và đang dịch chuyển đơn hàng may mặc sang Việt Nam để tận dụng lợi thế của những hiệp định thương mại tự do mang lại. STK cũng hưởng lợi không nhỏ khi đơn hàng tăng trưởng liên tục. Doanh thu 9 tháng đầu năm 2018 của STK là 1.780 tỉ đồng (tăng 24,4%) với kết cấu doanh thu gồm sợi xơ dài/sợi dún chiếm 1.300 tỉ đồng, sợi kéo hoàn toàn chiếm 214 tỉ đồng và sợi tái chế (được sản xuất từ hạt nhựa tái chế) chiếm 232 tỉ đồng (tăng trưởng doanh thu 160,9% so với cùng kỳ). Trong đó, tỉ trọng của sợi tái chế trong tổng doanh thu STK đang được nới rộng vì giá bán cao hơn sợi thường. Trong năm 2017 tỉ trọng này là 7% thì 9 tháng đầu năm 2018 tăng mạnh lên 13%.
Giá trị của Sợi Thế Kỷ
Có thể nói, giá trị của doanh nghiệp phần nhiều đến từ chiến lược kinh doanh phù hợp với những thay đổi của thị trường trong tương lai. Ban lãnh đạo STK từng thể hiện quan điểm tập trung vào yếu tố chất thay vì lượng để tăng thị phần. Trong đó, sợi tái chế được xem là nhóm sản phẩm chất lượng cao, phù hợp với xu hướng phát triển bền vững của khách hàng STK và đang được ưu tiên lựa chọn.
“Khách hàng mua sợi màu và sợi tái chế vẫn là những đối tác hiện hữu của Công ty. Họ hầu hết đang giảm tỉ lệ sợi nguyên sinh để chuyển sang các loại sợi trên nhằm hướng đến phát triển bền vững. Do đó, việc đầu tư này của chúng tôi cũng là cách đón đầu xu hướng”, ông Đặng Triệu Hòa, Chủ tịch STK, cho biết.
Chiến lược dịch chuyển dần sang sợi tái chế của STK được đánh giá là phù hợp. Theo nhận định của VNDirect, trong quý III/2018, STK tiếp tục chuyển hướng danh mục sản phẩm sang sản phẩm có giá trị gia tăng cao như sợi tái chế với biên lợi nhuận gộp khoảng 22% so với mức 11% của sợi thường. Sợi tái chế chiếm 13% trong tổng doanh thu 9 tháng năm 2018 của STK, tăng từ mức 7% của năm 2017. Giá bán bình quân tăng 19% so với cùng kỳ do sự phục hồi của giá sợi toàn cầu với mức tăng 10% kể từ đầu năm và nhờ chuyển hướng cơ cấu sản phẩm tập trung vào sợi tái chế với giá bán cao hơn sợi thường. Theo kế hoạch, Công ty hướng tới việc tăng tỉ trọng của sợi tái chế trong tổng doanh thu từ mức 14% năm 2018 lên 30% vào năm 2020.
Theo dự phóng năm 2018, VNDirect dự kiến doanh thu thuần của STK đạt 2.362 tỉ đồng (tăng 18,7%), lợi nhuận sau thuế đạt 166 tỉ đồng (tăng 66,4%). VNDirect cũng kỳ vọng sản lượng sợi tái chế sẽ tiếp tục tăng, đưa tỉ trọng của sợi tái chế trong doanh thu lên mức 14% vào cuối năm. Điều này sẽ giúp cho biên lợi nhuận gộp tăng thêm 160 điểm cơ bản so với mức dự phóng cũ và đạt 13,6%, nâng dự phóng lợi nhuận sau thuế của VNDirect thêm 22% lên 166 tỉ đồng.
Theo nhận định của VNDirect, tại mức P/E trung bình ngành 11,5x, giá mục tiêu của STK đạt 28.800 đồng/cổ phiếu. Trong 52 tuần qua, giá trần cổ phiếu đạt 23.500 đồng. Từ biên độ tháng 9.2018 đến cuối tháng 10.2018, cổ phiếu STK tăng từ mức 13.2500 đồng lên gần 20.000 đồng.
Phân tích của VNDIRECT chỉ có giá trị tham khảo







Địa chỉ: B1-1 KCN Tây Bắc Củ Chi, Huyện Củ Chi, Tp.HCM, Việt Nam.
Điện thoại: (+84.276) 388 7565 | Fax: (+84.276) 388 7566
Địa chỉ: Đường số 8, KCN Trảng Bàng, Thị Xã Trảng Bàng, Tỉnh Tây Ninh, Việt Nam.
Điện thoại: (+84.276) 388 7565 | Fax: (+84.276) 388 7566

Địa chỉ: B1-1 KCN Tây Bắc Củ Chi, Huyện Củ Chi, Tp.HCM, Việt Nam.
Điện thoại: (+84.276) 388 7565 | Fax: (+84.276) 388 7566
Địa chỉ: Đường số 8, KCN Trảng Bàng, Thị Xã Trảng Bàng, Tỉnh Tây Ninh, Việt Nam.
Điện thoại: (+84.276) 388 7565 | Fax: (+84.276) 388 7566



Copyright © 2018
Century Synthetic Fiber Coporation
Địa chỉ: B1-1 KCN Tây Bắc Củ Chi, Huyện Củ Chi, Tp.HCM, Việt Nam.
Điện thoại: (+84.276) 388 7565 | Fax: (+84.276) 388 7566
Địa chỉ: Đường số 8, KCN Trảng Bàng, Thị Xã Trảng Bàng, Tỉnh Tây Ninh, Việt Nam.
Điện thoại: (+84.276) 388 7565 | Fax: (+84.276) 388 7566