COMPANY’S NEWS
Tin công ty-news
CEO Sợi Thế Kỷ: Phát triển chuỗi cung ứng sợi – vải – may mặc nội địa để dệt may vươn xa
CEO Sợi Thế Kỷ: Phát Triển Chuỗi Cung Ứng Sợi – Vải – May Mặc Nội Địa Để Dệt May Vươn Xa
Khi mới thành lập, tỷ trọng hàng xuất khẩu của Sợi Thế Kỷ không cao, nhưng con số này dần tăng qua các năm, đến giai đoạn 2014-2015 từng chiếm khoảng 70%.Ông Đặng Triệu Hòa, CEO của Sợi Thế Kỷ, cho rằng guồn cung vải nội địa sẽ tăng lên để đáp ứng nhu cầu khi kim ngạch xuất khẩu tăng.Tăng giá phụ liệu, dịch vụ vận chuyển nội địa làm tăng chi phí đầu vào và đến một ngưỡng công ty sẽ cần tăng giá bán.
Năm 2021, CTCP Sợi Thế Kỷ (HOSE: STK) ghi nhận doanh thu đạt 2.042 tỷ đồng, tăng 16%. Lợi nhuận sau thuế 278 tỷ đồng, tăng 93%. Doanh thu thị trường nội địa chiếm hơn 60% và xuất khẩu gần 40% với các thị trường chủ yếu là Mỹ, Nhật Bản, Thái Lan, Hàn Quốc. Năm nay, doanh nghiệp này đặt mục tiêu doanh thu là 2.606 tỷ đồng, tăng 28%; lợi nhuận sau thuế 300 tỷ đồng, tăng 8%.
Ông Đặng Triệu Hòa, CEO Sợi Thế Kỷ, chia sẻ với Người Đồng Hành về con đường kinh doanh, những tác động của tình hình thế giới và bước đi mà công ty sẽ thực hiện để đạt được mục tiêu đề ra.
Bước chuyển từ nhân viên kinh doanh sợi sang khởi nghiệp sản xuất, xuất khẩu
Từng làm kỹ thuật, sale trước khi thành lập doanh nghiệp sợi. Cơ duyên nào đưa ông đến với quyết định thành lập Sợi Thế Kỷ?
Vào khoảng năm 2000, khi tôi đang kinh doanh thương mại mặt hàng sợi polyester nhập khẩu thì được một người bạn giới thiệu cơ hội mua lại máy móc cũ của một nhà máy sản xuất sợi ở Đài loan. Người bán lúc đó đang có kế hoạch thanh lý máy móc để chuyển đất nhà máy cho Đài Loan xây đường cao tốc và nhận tiền đền bù giá cao.
Do trước đó tôi cũng từng suy nghĩ là nếu chỉ làm thương mại thì khả năng cạnh tranh sẽ dần giảm sút. Nếu có năng lực sản xuất thì mới có thế mạnh cạnh tranh, cung ứng các sản phẩm có giá trị gia tăng hơn và xây dựng được thương hiệu của riêng mình. Tôi cũng đắn đo khi đó vì chưa bao giờ làm sản xuất cả nên có đặt điều kiện với bên bán là họ phải hỗ trợ kỹ thuật trong thời gian đầu và họ đồng ý. Và thế là Sợi Thế kỷ ra đời vào tháng 6/2000.
|
Ông Đặng Triệu Hòa, CEO Sợi Thế Kỷ. Ảnh: Sợi Thế kỷ |
Ban đầu, thị trường mục tiêu của Sợi Thế Kỷ là gì?
Ngay từ khi mới thành lập, chúng tôi đã nhắm tới làm hàng chất lượng cao vì nhà máy công suất nhỏ khó có thể cạnh tranh được với các nhà máy có công suất lớn nếu làm mặt hàng đại trà. Trong khi đó, các nhà máy công suất lớn thường khó làm các đơn hàng quy mô nhỏ với yêu cầu chất lượng cao do phải tối ưu hóa công suất. Thị trường trong nước giai đoạn đó cũng chưa có nhiều các doanh nghiệp dệt nhuộm có vốn đầu tư nước ngoài và nhu cầu sản phẩm chất lượng cao cũng chưa nhiều.
Vì thế, để phù hợp với chiến lược sản phẩm ngách thì thị trường mục tiêu lúc đó của Sợi Thế Kỷ là thị trường xuất khẩu. Khi mới thành lập thì tỷ trọng doanh thu từ xuất khẩu chưa cao, nhưng dần dần tăng qua các năm, đạt 30% năm 2007, 40% năm 2008, 60% năm 2009 và khoảng trên 70% giai đoạn 2014-2015. Tuy nhiên, tỷ trọng xuất khẩu đã giảm dần trong những năm gần đây khi nhu cầu sợi chất lượng cao tại Việt Nam tăng lên nhờ làn sóng đầu tư FDI vào lĩnh vực dệt nhuộm nhằm đón đầu cơ hội từ các hiệp định thương mại như CPTPP, EVFTA.
Khẩu vị các các nhà nhập khẩu tại Hàn Quốc, Mỹ, Thái Lan, Nhật Bản khác nhau như thế nào? Làm sao để ông xây dựng được niềm tin của các đối tác?
Sợi Thế Kỷ chủ yếu bán hàng trực tiếp cho các nhà máy dệt vải phục vụ ngành thời trang và 2 năm gần đây là cho nhà máy dệt vải phục vụ công nghiệp ôtô. Do công ty nhắm vào phân khúc hàng chất lượng cao nên yêu cầu về chất lượng của các khách hàng đều rất nghiêm ngặt và thời gian giao hàng cũng rất khắt khe. Các khách hàng thường bắt đầu từ việc đặt thử mẫu, đạt được rồi họ mới lên đơn với khối lượng nhỏ. Dần dần khi họ yên tâm là chất lượng của mình tốt và ổn định, đáp ứng thời gian giao hàng thì quy mô đơn hàng mới tăng lên và họ mới đặt thêm các sản phẩm khác. Thời gian thử mẫu nhiều khi cũng kéo dài, làm đi làm lại nhiều lần và khách hàng có rất nhiều yêu cầu dễ làm mình nản lòng. Để họ tin mình thì phải kiên trì.
Trong suốt hơn 20 năm qua, Sợi Thế Kỷ có lần nào bị trả hàng về? Nếu có thì doanh nghiệp đã xử lý như thế nào để giữ uy tín với khách hàng?
Khi khách hàng có khiếu nại về chất lượng sản phẩm (như lỗi đứt sợi hoặc nhuộm không đồng mầu) thì bước đầu tiên là bộ phận quản lý chất lượng của Sợi Thế Kỷ sẽ phối hợp với khách hàng để xem xét khiếu nại đó là do lỗi sản phẩm thực sự hay là do khách hàng chưa sử dụng đúng cách. Phần lớn các khiếu nại thường được giải quyết kịp thời nên việc trả lại hàng rất hạn hữu.
Trong những năm gần đây, mỗi năm chỉ có 1-2 trường hợp khách hàng trả lại hàng. Năm 2021, tỷ lệ trả hàng chỉ chiếm khoảng 0,05% trên tổng doanh thu. Do công ty cũng thẳng thắn và công bằng khi nhận lỗi trong những trường hợp này nên khách hàng cũng hài lòng và tiếp tục mua hàng.
Trong hành trình xuất khẩu, có kỷ niệm nào khiến ông ghi nhớ không?
Đầu năm 2015 khi công ty đang kinh doanh thuận lợi thì chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ tiến hành điều tra chống bán phá giá sợi nhập khẩu từ Việt Nam và Thái Lan. Trước khi có quyết định điều tra thì Thổ Nhĩ Kỳ đang là thị trường xuất khẩu chủ lực, chiếm khoảng hơn 40% tổng doanh thu của Sợi Thế Kỷ. Mặc dù công ty có thuê luật sư để kháng kiện vì khá tự tin là sẽ thắng do mình không bán phá giá vào thị trường này (giá bán xuất khẩu cao hơn giá bán tại thị trường Việt nam khoảng 3%) nhưng để phòng rủi ro, chúng tôi cũng bắt đầu phát triển thêm các thị trường mới là Hàn Quốc và Nhật bản để thay thế cho thị trường Thổ Nhĩ Kỳ.
Nhờ vậy khi chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ ra phán quyết áp thuế vào tháng 11/2016 thì tỷ trọng đóng góp doanh thu của thị trường Hàn Quốc đã đạt 15% và đến năm 2017, công ty có thêm thị trường Nhật Bản và tỷ lệ đóng góp của 2 thị trường mới này là 21%.
Nhiều tác động từ chiến sự tại Ukraine và Covid-19 tại Trung Quốc
Trong hành trình hơn 20 năm, ắt hẳn doanh nghiệp đã trải qua nhiều biến cố. Covid-19, chiến tranh tại Ukraine – có phải nằm trong số đó? Ông đánh giá thế nào về tác động của tình hình thế giới đến ngành sợi nói chung và Sợi Thế Kỷ nói riêng?
Năm 2020 và năm 2021 là những năm đáng nhớ đối với tôi. Quý II, quý III/2020 nhu cầu thị trường sụt giảm đột ngột do các thị trường nhập khẩu dệt may chính (Mỹ, EU, Nhật bản) giãn cách xã hội. Khi nhu cầu phục hồi ở các thị trường này thì Việt Nam lại giãn cách trong quý III/2021. Sau đó, công nhân bị nhiễm bệnh các tháng 11-12. Tôi nghĩ khi có rủi ro vĩ mô như dịch Covid-19 vừa qua làm cho nhu cầu hay chuỗi cung ứng bị tác động thì ngành nào cũng bị ảnh hưởng, không riêng ngành sợi và Sợi Thế Kỷ cũng không phải là ngoại lệ.
Tuy nhiên, điều quan trọng là vượt qua khó khăn như thế nào để doanh nghiệp không bị chết và có thể phục hồi được. Chiến tranh Ukraine hiện chưa có tác động nhiều đối với ngành thời trang nói chung và ngành sợi nói riêng nhưng tôi cũng mong chiến tranh sớm chấm dứt. Vì nếu chiến tranh kéo dài thì kinh tế thế giới suy thoái và nhu cầu hàng may mặc bị sụt giảm.
Xu thế dịch chuyển đơn hàng từ Trung quốc sang các nước Đông Nam Á vẫn tiếp diễn, việc dịch chuyển đơn hàng và chuỗi cung ứng là một xu hướng lớn tác động bởi nhiều nhân tố bao gồm giá thành, nhân công, thuế quan, địa chính trị. Tuy nhiên chính sách “zero Covid” của Trung Quốc dẫn đến phong tỏa cũng làm tổn thương nặng đối với chuỗi cung ứng.
|
Sợi Thế Kỷ đặt mục tiêu lợi nhuận tăng cán mốc 300 tỷ đồng năm 2022. Ảnh minh hoạ: BĐT |
Giá nguyên liệu và giá cước tăng cao ảnh hưởng đến doanh nghiệp như thế nào?
Giá bán sợi của Sợi Thế Kỷ được xác định trên cơ sở nguyên tắc: giá nguyên liệu đầu vào (hạt PET chip) cộng thêm một mức lợi nhuận (price gap) nhất định. Với nguyên tắc đó, khi giá PET chip tăng thì giá bán sợi tăng và ngược lại khi giá PET chip giảm thì giá bán sợi giảm và do đó lợi nhuận của công ty không bị ảnh hưởng bởi biến động giá nguyên vật liệu.
Tuy nhiên, sự tăng giá của phụ liệu, dịch vụ vận chuyển nội địa cũng làm tăng chi phí đầu vào của công ty. Khi mức tăng này đến một ngưỡng nào đó thì doanh nghiệp cũng phải điều chỉnh giá bán để cân bằng lại.
Bên cạnh đó, Sợi Thế Kỷ bán hàng theo giá xuất xưởng và chi phí vận chuyển tàu biển là do người mua chịu. Giá cước vận chuyển tăng thì sẽ làm tăng giá nguyên liệu đầu vào và nếu mức tăng quá nhiều thì công ty cũng sẽ phải tăng giá bán sợi để bù đắp phần chi phí tăng thêm.
Tình hình thế giới biến động, công ty có bị hủy đơn hàng hay gặp những tình huống khó không? Và nếu có thì doanh nghiệp đã xử lý như thế nào?
Chính sách bán hàng của Sợi Thế Kỷ là khách hàng phải trả tiền cọc khi đặt hàng. Do đó, công ty không gặp phải trường hợp khách hàng hủy đơn hàng. Trong trường hợp khách hàng thực sự bị ảnh hưởng và khó khăn thì Sợi Thế Kỷ cũng tìm cách hỗ trợ khách hàng. Ví dụ, khách hàng được gia hạn nhận hàng một khoảng thời gian nhất định, vì đại đa số khách đều làm ăn lâu dài và là những nhà sản xuất vải nên nhu cầu nguyên liệu sợi để phục vụ cho sản xuất là mang tính thường xuyên liên tục. Ngoài ra, công ty luôn giữ lời hứa và uy tín khi giao dịch với khách hàng trong suốt hơn 20 năm qua, nên hầu như khách hàng đều không muốn hoặc không tùy tiện thất hứa và mất uy tín.
Tiềm năng thị trường nội địa nhờ các hiệp định thương mại
Trong thời gian tới, doanh nghiệp có điều chỉnh gì về tỷ trọng xuất khẩu – nội địa không?
Với xu hướng dịch chuyển đơn hàng may mặc từ Trung quốc và các quốc gia khác sang Việt nam để hưởng lợi từ các hiệp định FTA thì nhu cầu vải và sợi trong nước sẽ tăng lên. Do đó, chúng tôi cho rằng tỷ trọng bán nội địa có thể tăng lên.
Ông đánh giá thế nào về tiềm năng thị trường trong nước của ngành sợi Việt Nam? Và về mặt xuất khẩu, làm thế nào để sợi Việt Nam có thể đi xa hơn nữa?
Để được hưởng ưu đãi thuế quan theo các hiệp định thương mại như EVFTA thì hàng may mặc phải được làm từ vải sản xuất tại Việt Nam. Bên cạnh đó, do các thương hiệu đang có xu hướng giảm thời gian đặt hàng (lead time) nên chuỗi cung ứng sợi – vải – may mặc cần phải phát triển nội địa thì mới dễ dàng đáp ứng thời gian đặt hàng ngắn.
Do đó, tôi cho rằng nguồn cung vải nội địa sẽ tăng lên để đáp ứng nhu cầu khi kim ngạch xuất khẩu tăng (dự kiến đạt 55 tỷ USD năm 2025 và 110 tỷ năm 2030) cũng như các yêu cầu về xuất xứ của các hiệp định FTA và thời gian đặt hàng ngắn.
Hiện tại, Sợi Thế Kỷ có lợi thế và yếu điểm gì so với đối thủ cùng ngành?
Lợi thế lớn nhất là thương hiệu được khách hàng đánh giá cao về chất lượng sản phẩm, dịch vụ khách hàng và giá cả cạnh tranh. Lợi thế này có được là nhờ vào nền tảng công nghệ (máy móc hiện đại) cũng như năng lực kỹ thuật và quản lý sản xuất. Ngoài ra, công ty cũng có khả năng phát triển các sản phẩm mới có giá trị gia tăng cao, đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của khách hàng (bao gồm các loại sợi thân thiện với môi trường như sợi tái chế, sợi màu, sợi có các tính năng đặc biệt như sợi hút ẩm, chống tia cực tím, sợi co dãn cao).
Điểm yếu nhất của công ty là thiếu nguồn nhân lực cấp cao và cán bộ cấp trung còn thiếu kinh nghiệm quản lý và đào tạo cho cấp thấp hơn.
Những chiến lược cụ thể của doanh nghiệp để đạt mục tiêu 2.606 tỷ đồng, tăng 28% so với năm ngoái và lợi nhuận sau thuế 300 tỷ đồng, tăng 8% so với 2021?
Để đạt mục tiêu nói trên thì công ty đặt kế hoạch tăng doanh số bán sợi tái chế khoảng 29% và tỷ trọng sợi tái chế trên tổng doanh thu sẽ tăng lên 54%. Công ty cũng phát triển thêm các mặt hàng sợi tái chế có tính năng đặc biệt như sợi tái chế có khả năng hút ẩm, co dãn cao hay chống tia cực tím, thêm các sản phẩm sợi màu. Ngoài ra, công ty cũng chú trọng vào quản lý để kiểm soát chi phí và cải thiện hoạt động ESG để gắn kết chặt chẽ hơn với chuỗi cung ứng của các thương hiệu lớn.
|
Phiên họp cổ đông thường niên 2022 của Sợi Thế Kỷ. Ảnh: Đ.L |
“Trân trọng quá khứ và làm tốt hơn mỗi ngày”
Ông đánh giá thế nào về con đường mình đã chọn, từ làm kỹ thuật, làm sale và thành lập Sợi Thế Kỷ?
Khi chuyển từ kỹ thuật sang làm sales tôi cũng phân vân vì công việc kỹ thuật lương cao, tôi đã biết việc nên không có rủi ro. Trong khi đó, công việc sales hoàn toàn mới mẻ với tôi. Nhưng vì thích khám phá và cũng có tự tin với bản thân nên tôi đã liều nhảy việc. Rồi đến khi tôi đang làm thương mại chuyển sang lập nhà máy sản xuất cũng là một lần chấp nhận rủi ro nữa. Khi tôi đánh giá khả năng thành công 70-80%, tôi sẽ quyết định hành động ngay. Những cuộc hành trình khám phá cái mới mang tính mao hiểm và có rủi ro nhất định như thế này luôn đem lại cho tôi nhiều thu hoạch như năng lực vượt khó khi gặp thách thức, giải quyết vấn đề nan giải, học hỏi biết thêm được cái mới và cuối cùng khi thành công thì niềm vui sẽ xóa đi hết những mệt mỏi, áp lực về tinh thần và thể lực, lúc ấy lại tiếp tục tràn đầy sức sống và niềm tin.
Ông Hòa của những ngày đầu thành lập Sợi Thế Kỷ và nay ra sao?
Hồi mới thành lập công ty cũng vất vả lắm, mấy năm đầu ăn ngủ ở nhà máy. Giờ thì đỡ hơn nhiều rồi, tôi có thời gian hơn cho bản thân và gia đình. Hồi trước là “anh thanh niên” còn bây giờ là “ông chú bụng phệ” rồi.
Nếu có điều gì đó cần thay đổi về sự nghiệp trong quá khứ, thì đó là gì?
Đối với tôi quá khứ là một hành trình quý báu và đầy kỷ niệm trong cuộc sống cũng như trong sự nghiệp, tôi không hối tiếc hoặc hối hận về quá khứ. Điều quan trọng là trân trọng ngày hôm nay và tập trung vào tương lai. Có quá khứ thì mới có tôi ngày hôm nay và hiện nay sẽ là quá khứ của tương lai. Tôi cũng thường xuyên nói với bạn bè và đồng nghiệp trong công ty “Ngày hôm nay làm tốt hơn ngày hôm qua”.
Đỗ Lan-NDH
Sợi Thế Kỷ chiến lược chuyển mình sau dịch
HỌP ĐHĐCĐ SỢI THẾ KỶ: HOÀN THÀNH NHÀ MÁY SỢI 120 TRIỆU USD NĂM 2023, NHÂN ĐÔI CÔNG SUẤT
Năm 2022, công ty đặt mục tiêu lợi nhuận sau thuế 300 tỷ đồng, tăng 8%.Vốn đầu tư cho dự án Unitex là 120 triệu USD, giai đoạn 1 là 75 triệu USD và giai đoạn 2 là 45 triệu USD.
|
ĐHĐCĐ Sợi Thế Kỷ sáng 31/3. Ảnh: Đỗ Lan |
Sáng 31/3, CTCP Sợi Thế Kỷ (HOSE: STK) tổ chức ĐHĐCĐ thường niên năm 2022. Ông Đặng Triệu Hòa, Phó Chủ tịch HĐQT Sợi Thế Kỷ, cho biết năm 2022, doanh nghiệp này đặt mục tiêu doanh thu là 2.606 tỷ đồng, tăng 28%. Lợi nhuận sau thuế 300 tỷ đồng, tăng 8%.
Ông Hòa đánh giá nhu cầu sợi sẽ phục hồi trong năm nay vì rủi ro phong tỏa, hạn chế đi lại tại Việt Nam sẽ không như năm ngoái. Trong khi đó, Trung Quốc, quốc gia cung cấp nhiều sợi cho thế giới, đang đi theo chính sách “zero Covid” nên chuỗi cung ứng tại nước này sẽ bị ảnh hưởng. Một số khách hàng quốc tế sẽ tìm đến Việt Nam hoặc các thị trường ở Đông Nam Á khác để tìm nguồn cung thay thế vì họ không biết chắc tình hình phong tỏa ở Trung Quốc sẽ diễn biến ra sao trong thời gian tới.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp lên phương án chào bán riêng lẻ 13,5 triệu cổ phiếu, tương đương 19% số lượng cổ phiếu đang lưu hành tại thời điểm 31/12/2021. Giá chào bán ủy quyền cho HĐQT xác định giá bán cụ thể tại thời điểm chào bán. Lãnh đạo công ty cho biết giá chào bán sẽ chỉ chênh lệch với thị giá 7-10%.
Năm 2021, ông Hòa cho biết doanh thu đạt 2.042 tỷ đồng, tăng 16%; lợi nhuận sau thuế 278 tỷ đồng, tăng 93% so với 2020. Doanh nghiệp sợi thực hiện được 87% mục tiêu doanh thu đề ra và vượt 12% mục tiêu lợi nhuận năm. Ông Hòa lý giải doanh thu không đạt như dự kiến ban đầu do Covid-19 diễn biến căng thẳng trong quý III, khiến hoạt động bán hàng và sản xuất bị ảnh hưởng. Ngoài ra, các khách hàng nội địa cũng thu hẹp quy mô hoạt động trong quý III do việc áp dụng các biện pháp giãn cách xã hội.
Với kết quả đó, HĐQT đề xuất chia cổ tức tiền mặt tỷ lệ 15% và số tiền chi trả tối đa không vượt quá 102,3 tỷ đồng.
Kỳ vọng nâng công suất gấp đôi khi hoàn thành nhà máy Unitex
Năm 2021, công ty dự định xây dựng nhà máy Unitex để đáp ứng nhu cầu của thị trường. Tuy nhiên, Covid-19 khiến dự bán bị trễ 6 tháng. Phó Chủ tịch HĐQT Sợi Thế Kỷ cho biết doanh nghiệp sẽ xây nhà máy sợi Unitex từ tháng 3 năm nay. Dự kiến thời gian hoàn thành sẽ là tháng 3/2023. Thời gian lắp đặt máy móc nằm trong khoảng tháng 1-7/2023. Nhà máy sẽ hoạt động thử vào quý III/2023 và hoạt động chính thức vào quý III/2023 hoặc chậm nhất là quý IV/2023.
Nhà máy nằm tại Khu Công nghiệp Thành Thành Công, Xã An Hòa, Huyện Trảng Bàng, Tỉnh Tây Ninh và có diện tích 100.000 m2 sản phẩm là sợi DTY, sợi tái chế, các loại sợi đặc biệt có giá trị gia tăng cao.
Ông Hòa cho biết tổng vốn đầu tư cho Unitex là 120 triệu USD, trong đó giai đoạn 1 là 75 triệu USD và giai đoạn 2 là 45 triệu USD. Công ty đã mua máy móc thiết cho giai đoạn 1 từ năm ngoái nên ít bị ảnh hưởng bởi lạm phát.
Theo kế hoạch, 60% năng suất của nhà máy mới là sợi tái chế, 20% là loại đặc biệt còn lại và 20% loại phổ thông hơn nhưng vẫn chất lượng cao. Nhà máy này khi đi vào hoạt động sẽ có tổng công suất 60.000 tấn/năm, nâng công suất của doanh nghiệp lên gần gấp đôi. Doanh nghiệp hiện đã có nhà máy ở Củ Chi với 20.000 tấn/năm và Trảng Bàng với 43.000 tấn/năm.
Một vấn đề được cổ đông quan tâm là giá nguyên liệu và tình hình thế giới tác động đến công ty. Ông Hòa cho biết giá nguyên liệu tăng trong thời gian qua nhưng tập quán kinh doanh của Sợi Thế Kỷ là điều tiết lên xuống theo giá đầu vào. Do đó, khi giá lên hay giảm xuống, công ty sẽ điều chỉnh giá bán sản phẩm. Khi giá lên thì doanh nghiệp sẽ có lợi thêm vì luôn có hàng tồn kho, khi giá xuống thì công ty cũng phải chịu thiệt thòi tương ứng.
Về cuộc chiến tại Ukraine, ông Hòa cho biết hiện tại doanh nghiệp sợi không bị ảnh hưởng nhưng nếu tình hình diễn tiến trong thời gian dài thì sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến lạm phát khiến nhu cầu giảm xuống và suy thoái kinh tế.
Kết thúc đại hội, toàn bộ tờ trình đều được thông qua.
Đỗ Lan
Bản tin IR bulletin kỳ 28-Q4&FY 2021
Nhập thông tin để tải bản tin
Sợi Thế Kỷ chiến lược chuyển mình sau dịch
STK tiền thân là Công ty TNHH Sản xuất Thương mại Thế Kỷ, được thành lập ngày 01/06/2000, trở thành công ty đại chúng ngày 21/02/2011. Cổ phiếu doanh nghiệp ngành sợi được niêm yết trên HOSE ngày 10/09/2015.
Sợi Thế Kỷ là doanh nghiệp chuyên hoạt động trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh các loại sợi xơ dài polyester. Sản phẩm sợi được sử dụng để sản xuất quần áo thể thao-dã ngoại, giày thể thao, túi vải polyester, đồ bơi, rèm-màn cửa, đệm bọc xe hơi, băng quấn y tế…
Về cơ cấu cổ đông, gia đình Tổng Giám đốc Đặng Triệu Hòa đang nắm giữ 37% vốn tại STK và CTCP Tư vấn Đầu tư Hướng Việt – đơn vị liên quan đến Thành viên HĐQT STK đang sở hữu 20% vốn.
Nhìn vào hoạt động kinh doanh của STK, giai đoạn từ năm 2007-2014, doanh thu và lợi nhuận tăng trưởng tương đối ổn định qua các năm. Tuy nhiên, sang năm 2015 – 2016, lợi nhuận Công ty sụt giảm mạnh do hàng loạt yếu tố trên thị trường thế giới đã ảnh hưởng đến sản lượng bán ra.
Sau những khó khăn, STK đã vực dậy và thiết lập doanh thu ở mức cao kỷ lục trong năm 2018 và lợi nhuận kỷ lục trong năm 2019. Tuy nhiên, bối cảnh thị trường không thuận lợi do ảnh hưởng của dịch Covid-19 khiến kết quả kinh doanh năm 2020 bị tụt dốc.
Những năm qua, STK đảm bảo được nợ ở mức thấp, tài sản của Công ty được tài trợ phần lớn bởi vốn chủ sở hữu cho thấy cơ cấu tài chính của STK khá vững chắc.
Trong năm 2021, STK dự kiến mang về gần 2,358 tỷ đồng doanh thu thuần và hơn 248 tỷ đồng lãi sau thuế 2021, lần lượt tăng 34% và 72% so với thực hiện năm 2020.
Về định hướng phát triển giai đoạn 2021-2025, CEO Đặng Triệu Hòa chia sẻ tại cuộc họp ĐHĐCĐ thường niên 2021, trong ngắn hạn, STK sẽ duy trì chiến lược sản phẩm sợi tái chế và phát triển sản phẩm có giá trị gia tăng. Trong trung và dài hạn, STK sẽ mở rộng công suất các dự án và lên chiến lược gắn kết các chuỗi cung cứng toàn cầu.
Mới đây, Sợi Thế Kỷ vừa công bố kết quả kinh doanh quý 3/2021 với doanh thu đạt 468 tỷ đồng, tăng 43% so với cùng kỳ và lãi sau thuế đạt hơn 62 tỷ đồng, gấp 3 lần cùng kỳ. Lũy kế 9 tháng, doanh thu của Công ty đạt 1,545 tỷ đồng và lãi sau thuế đạt hơn 203 tỷ đồng. Qua đó, đơn vị đã thực hiện được 66% chỉ tiêu doanh thu và 82% chỉ tiêu lợi nhuận 2021.
Một vấn đề nhức nhối của các doanh nghiệp ngành dệt may hiện nay là việc thiếu nhân công do về quê, khó quay trở lại sau dịch sẽ khiến lực lượng lao động tại các nhà máy thiếu hụt.
CEO Sợi Thế Kỷ chia sẻ, do không phải tất cả các công nhân đều tham gia sản xuất 3 tại chỗ trong quý 3/2021 nên Công ty chỉ sử dụng khoảng 55% công suất. Tuy nhiên, ngoài lượng hàng sản xuất trong kỳ, Công ty còn bán thêm hàng tồn kho nên doanh thu chỉ giảm khoảng 10-11% so với quý 2/2021. Dự kiến trong thời gian sắp tới, khi nguồn nhân lực, cùng với điều kiện vận chuyển hàng hóa được bổ sung và cải thiện tốt hơn thì Công ty sẽ tăng sản lượng sản xuất và doanh số bán hàng.
“Hiện tại, do nhiều khách hàng nội địa của Công ty đang mở cửa dần lại sau đợt giãn cách nên nhu cầu đơn hàng đang tăng lên và Công ty vẫn đang tích cực nhận đơn hàng để cung cấp cho khách hàng”, ông Hòa nói thêm.
STK cũng đang chuẩn bị để cho nhân viên văn phòng và công nhân (những nhân viên không tham gia 3 tại chỗ) quay lại làm việc, dự kiến tỷ lệ sử dụng công suất sẽ đạt 80% vào cuối tháng 10/2021 và có thể đạt tối đa vào tháng 11/2021.
Cũng theo ông Hòa, hiện nay, nhà máy Củ Chi đã mở cửa cho người lao động không tham gia 3 tại chỗ quay lại làm việc. Công ty dự kiến khi nhà máy Trảng Bàng được tiếp nhận công nhân, người lao động không tham gia 3 tại chỗ thì lực lượng lao động sẽ phục hồi khoảng 95% so với mức trước đây. Công ty đang tiếp tục tuyển dụng thêm để đảm bảo nhân sự trong thời gian tới.
Sợi Thế Kỷ có 2 nhà máy đặt tại Củ Chi và Trảng Bàng với tổng diện tích là 68,000 m2. Chia sẻ với chúng tôi, bà Nguyễn Phương Chi – Giám đốc phát triển chiến lược STK cho biết: “Công ty đang lên kế hoạch tăng công suất thông qua việc xây nhà máy mới tại KCN Thành Thành Công với quy mô bằng tổng công suất hiện hữu của 2 nhà máy Củ Chi và Trảng Bàng gộp lại.
Dự án được chia làm 2 giai đoạn triển khai, giai đoạn 1 bằng 60%, dự kiến cuối năm 2022 hoặc đầu năm 2023 sẽ hoàn thành lắp đặt máy. Ngoài ra, Công ty cũng có dự án khác đang triển khai về liên minh Sợi-Dệt-Nhuộm Sóc Trăng, hiện tại theo kế hoạch thì đối tác chiến lược của Công ty đang thực hiện việc xây dựng nhà máy của họ, sau khi hoàn thành thì Sợi Thế Kỷ sẽ bắt đầu tiến hành xây dựng nhà máy của mình ở Sóc Trăng.
Sợi Thế Kỷ cũng đang “ôm ấp” ý định sẽ xây dựng “Nhà máy sản xuất sợi tổng hợp Unitex”. Được biết, dự án này có công suất tối đa là 60,000 tấn/năm, trong đó giai đoạn 1 là 36,000 tấn (2021-2023) và giai đoạn 2 là 24,000 tấn (2023-2025). Tổng vốn đầu tư dự án là 120 triệu USD. Sản phẩm của dự án là sợi tái chế (Recycle) và các loại sợi đặc biệt có giá trị gia tăng cao. Tại cuộc họp ĐHĐCĐ thường niên 2021, ông Hòa từng cho biết: “Nếu hoàn thành xong dự án, quy mô của STK sẽ tăng lên gấp đôi”.
Được biết, STK đang lên kế hoạch phát hành 13.6 triệu cp riêng lẻ để huy động vốn tài trợ dự án Nhà máy sản xuất sợi tổng hợp Unitex. Công ty đang tiến hành thực hiện và hoàn thành hồ sơ chào bán với công ty tư vấn phát hành, dự kiến sẽ nộp hồ sơ chào bán chứng khoán cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và nhận giấy phép phát hành chậm nhất trong quý 4/2021.
Theo bà Nguyễn Phương Chi, hiện nay nhu cầu sợi tái chế và sợi giá trị gia tăng chủ yếu là từ các thương hiệu thời trang hàng đầu như Nike, Adidas, Decathlon, Puma, H&M, Inditex, Uniqlo do họ đặt mục tiêu giảm lượng khí thải C02 (nhằm giảm thiểu sự nóng lên của trái đất). Các thương hiệu này không chỉ yêu cầu sản phẩm chất lượng cao, giá cả cạnh tranh, dịch vụ ưu việt mà còn đòi hỏi các nhà cung cấp trong chuỗi cung ứng của họ đáp ứng các tiêu chuẩn cao về trách nhiệm xã hội và môi trường.
Ngoài ra, Công ty không ngừng áp dụng các biện pháp để tiết kiệm chi phí nhưng đồng thời cũng bảo vệ môi trường (như tái sử dụng ống giấy, triển khai 2 dự án điện mặt trời áp mái…) cũng được các khách hàng thương hiệu đánh giá cao.
Chia sẻ với chúng tôi, ông Đặng Triệu Hòa trăn trở, thách thức lớn nhất trong thời gian tới là đảm bảo an toàn cho cán bộ công nhân viên (CBCNV) đang làm việc tại Công ty và hạn chế rủi ro bùng phát dịch bệnh, Công ty đang thu xếp để CBCNV tiêm đủ 2 mũi vaccine khi quay lại nhà máy (khoảng 90% CBCNV ở nhà máy Củ Chi đã tiêm đủ 2 mũi và 9.5% đã tiêm 1 mũi, nhà máy Trảng Bàng với hơn 16% CBCNV đã tiêm 2 mũi và hơn 59% đã tiêm mũi 1) và tiếp tục duy trì việc tuân thủ 5K.
Bên cạnh thách thức, Sợi Thế Kỷ sẽ tích cực nhận đơn hàng và nỗ lực gia tăng doanh thu, lợi nhuận cho quý 4/2021. Trong quý cuối năm, giá bán dự kiến sẽ tăng nhẹ do nhu cầu tại các thị trường tiêu thụ chính như Mỹ, EU đã phục hồi sau đại dịch.
Bên cạnh đó, tỷ trọng của các loại sợi thân thiện với môi trường như sợi Recycle, sợi màu (dope dyed) sẽ tăng lên hơn nhờ vào xu hướng ưa chuộng sợi thân thiện với môi trường cũng như những cam kết trong chính sách sử dụng nguồn nguyên vật liệu tái chế từ các nhãn hàng thời trang lớn trên thế giới, góp phần giúp biên lợi nhuận gộp của Công ty tăng trưởng tốt trong tương lai.
Thêm vào đó, từ ngày 26/05/2021, Bộ Thương Mại Mỹ đã tiến hành áp thuế chống bán phá giá sơ bộ đối với Sợi polyester filament nhập khẩu, mức thuế dành riêng cho Sợi Thế Kỷ (2.67%) thấp hơn rất nhiều so với các công ty khác (từ Trung Quốc, Ấn độ, Indonesia, Malaysia, Thailand và Việt Nam). Sợi Thế Kỷ cho biết đang từng bước nắm bắt cơ hội này để phát triển thêm nhiều khách hàng tại thị trường Mỹ, chủ yếu các khách hàng hoạt động trong lĩnh vực chế tạo ô tô, đồ dùng nội thất với yêu cầu rất cao về chất lượng sợi.
Với phong độ ổn định trong ngành dệt may, nếu áp dụng tốt những lợi thế kèm theo cùng với việc nắm bắt các cơ hội từ các hiệp định thương mại, khả năng cao Sợi Thế Kỷ sẽ tạo ra những “cú hích” trong tương lai nhờ loạt chiến lược rõ ràng trong việc phát triển sợi tái chế, sợi giá trị gia tăng và mở rộng quy mô các nhà máy.
Bản tin IR kỳ 27 Q3.2021
Nhập thông tin để tải bản tin
Quyết định áp thuế chống bán phá giá chính thức tư Bộ Thương Mại Hoa Kỳ
Nhờ Sợi Tái Chế, Lợi Nhuận Sau Thuế Quý II/2021 Của Sợi Thế Kỷ Tăng Gần 25 Lần
Lợi nhuận sau thuế trong quý II/2021 của Công ty cổ phần Sợi Thế Kỷ (HoSE: STK) tăng 25 lần so với cùng kỳ, đạt 70 tỷ đồng.
Sợi Thế Kỷ vừa công bố Báo cáo tài chính quý II/2021 với doanh thu bán hàng đạt 510 tỷ, hoàn thành 87% so với kế hoạch quý, tăng 102% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, 56,48% doanh thu đến từ mảng sợi tái chế.
Doanh số tăng trưởng đã làm cho giá trị lợi nhuận gộp của doanh nghiệp này tăng 83% so với nửa đầu năm ngoái và biên lợi nhuận gộp được duy trì ở mức gần 20%.
Với mức lợi nhuận sau thuế trong quý II/2021 là 70 tỷ đồng, tăng 25 lần so với cùng kỳ đã giúp Sợi Thế Kỷ hoàn thành 56% kế hoạch lợi nhuận cả năm với luỹ kế lợi nhuận nửa đầu năm nay đạt hơn 140 tỷ đồng.
Ban lãnh đạo công ty cho biết, trong quý II/2021, nhờ sự hồi phục của thị trường xuất khẩu dệt may chính như Mỹ, EU và doanh thu bán hàng tái chế tăng kèm theo biên lợi nhuận ở mức cao đã giúp công ty đạt một số kết quả tích cực.
Về vụ điều tra chống bán phá giá đối với sợi DTY có xuất xứ từ Indonesia, Malaysia, Thái Lan và Việt Nam của Bộ Thương Mại Hoa Kỳ, trong tháng 5/2021, U.S DOC đã ban hàng mức thuế áp chống bán phá giá tạm thời với mức thuế 2,67% cho Sợi Thế Kỷ và 22,82% cho các công ty còn lại cùng ngành tại Việt Nam.
Nhờ đó, công ty này cũng đang tích cực nắm bắt cơ hội để phát triển thêm khách hàng tại thị trường Mỹ; chủ yếu các khách hàng hoạt động trong lĩnh vực chế tạo ô tô, đồ dùng nội thất với yêu cầu cao trong chất lượng sợi.
Trong tháng 6/2021, US DOC đã tiến hành thẩm tra và Sợi Thế Kỷ đã hoàn tất việc cung cấp thông tin thẩm tra cho phía Bộ Thương Mại Mỹ, dự kiến kết quả chính thức của cuộc điều tra được DOC công bố vào tháng 10/2021.
Theo báo cáo thường niên, doanh nghiệp này định hướng tiếp tục phát triển mảng sợi thân thiện với môi trường như sợi tái chế, sợi Dope dyed và sợi có tính năng đặc biệt.
Trong những tháng đầu năm 2021, nhờ sự kiểm soát tốt tình hình dịch bệnh Covid-19, nhu cầu mua sắm hàng hóa (quần áo, đồ nội thất, xe hơi…) của người tiêu dùng được kích thích trở lại, góp phần thúc đẩy tốc độ phục hồi kinh tế tại các thị trường xuất khẩu chính như Mỹ, EU, Nhật Bản và Hàn Quốc.
Đồng thời, việc đẩy mạnh bán hàng thông qua các kênh online cũng giúp các nhãn hàng thời trang tại những thị trường này cải thiện kết quả kinh doanh trong nửa đầu năm nay và dự kiến sẽ tiếp tục tăng trưởng tốt trong 6 tháng cuối năm.
Hồng Phúc
Nhờ Sợi Tái Chế, Lợi Nhuận Sau Thuế Quý II/2021 Của Sợi Thế Kỷ Tăng Gần 25 Lần
Nhờ Sợi Tái Chế, Lợi Nhuận Sau Thuế Quý II/2021 Của Sợi Thế Kỷ Tăng Gần 25 Lần
Lợi nhuận sau thuế trong quý II/2021 của Công ty cổ phần Sợi Thế Kỷ (HoSE: STK) tăng 25 lần so với cùng kỳ, đạt 70 tỷ đồng.
Sợi Thế Kỷ vừa công bố Báo cáo tài chính quý II/2021 với doanh thu bán hàng đạt 510 tỷ, hoàn thành 87% so với kế hoạch quý, tăng 102% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, 56,48% doanh thu đến từ mảng sợi tái chế.
Doanh số tăng trưởng đã làm cho giá trị lợi nhuận gộp của doanh nghiệp này tăng 83% so với nửa đầu năm ngoái và biên lợi nhuận gộp được duy trì ở mức gần 20%.
Với mức lợi nhuận sau thuế trong quý II/2021 là 70 tỷ đồng, tăng 25 lần so với cùng kỳ đã giúp Sợi Thế Kỷ hoàn thành 56% kế hoạch lợi nhuận cả năm với luỹ kế lợi nhuận nửa đầu năm nay đạt hơn 140 tỷ đồng.
Ban lãnh đạo công ty cho biết, trong quý II/2021, nhờ sự hồi phục của thị trường xuất khẩu dệt may chính như Mỹ, EU và doanh thu bán hàng tái chế tăng kèm theo biên lợi nhuận ở mức cao đã giúp công ty đạt một số kết quả tích cực.
Về vụ điều tra chống bán phá giá đối với sợi DTY có xuất xứ từ Indonesia, Malaysia, Thái Lan và Việt Nam của Bộ Thương Mại Hoa Kỳ, trong tháng 5/2021, U.S DOC đã ban hàng mức thuế áp chống bán phá giá tạm thời với mức thuế 2,67% cho Sợi Thế Kỷ và 22,82% cho các công ty còn lại cùng ngành tại Việt Nam.
Nhờ đó, công ty này cũng đang tích cực nắm bắt cơ hội để phát triển thêm khách hàng tại thị trường Mỹ; chủ yếu các khách hàng hoạt động trong lĩnh vực chế tạo ô tô, đồ dùng nội thất với yêu cầu cao trong chất lượng sợi.
Trong tháng 6/2021, US DOC đã tiến hành thẩm tra và Sợi Thế Kỷ đã hoàn tất việc cung cấp thông tin thẩm tra cho phía Bộ Thương Mại Mỹ, dự kiến kết quả chính thức của cuộc điều tra được DOC công bố vào tháng 10/2021.
Theo báo cáo thường niên, doanh nghiệp này định hướng tiếp tục phát triển mảng sợi thân thiện với môi trường như sợi tái chế, sợi Dope dyed và sợi có tính năng đặc biệt.
Trong những tháng đầu năm 2021, nhờ sự kiểm soát tốt tình hình dịch bệnh Covid-19, nhu cầu mua sắm hàng hóa (quần áo, đồ nội thất, xe hơi…) của người tiêu dùng được kích thích trở lại, góp phần thúc đẩy tốc độ phục hồi kinh tế tại các thị trường xuất khẩu chính như Mỹ, EU, Nhật Bản và Hàn Quốc.
Đồng thời, việc đẩy mạnh bán hàng thông qua các kênh online cũng giúp các nhãn hàng thời trang tại những thị trường này cải thiện kết quả kinh doanh trong nửa đầu năm nay và dự kiến sẽ tiếp tục tăng trưởng tốt trong 6 tháng cuối năm.
Hồng Phúc
STK báo lãi ròng quý 2 ‘tăng phi mã’ nhờ đâu?
STK báo lãi ròng quý 2 ‘tăng phi mã’ nhờ đâu?
Sự phục hồi của thị trường xuất khẩu và doanh thu sợi tái chế tăng đã giúp lãi ròng quý 2/2021 của CTCP Sợi Thế Kỷ (HOSE: STK) ghi nhận sự đột phá.
Theo báo cáo hợp nhất, trong quý 2, STK ghi nhận doanh thu thuần gấp đôi cùng kỳ, đạt 510 tỷ đồng. Nhờ giá vốn tăng nhẹ hơn giúp lãi gộp “bứt tốc”, đạt 99 tỷ đồng, gấp 5 lần cùng kỳ. Biên lãi gộp cải thiện từ 8% lên 19%.
Kỳ này, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp lần lượt tăng 70% và 51% so với cùng kỳ, ghi nhận gần 7 tỷ đồng và 19 tỷ đồng.
Kết quả, STK báo lãi ròng gần 71 tỷ đồng, gấp 24 lần cùng kỳ. Theo giải trình của STK, trong quý 2, nhờ sự hồi phục của các thị trường xuất khẩu dệt may chính như Mỹ, EU cũng như sự thích nghi của Công ty với bối cảnh thị trường, doanh số bán và giá bán đã được cải thiện hơn so với cùng kỳ. Mặc khác, doanh thu bán hàng Recycle (tái chế) tăng hơn so với cùng kỳ giúp cho biên lợi nhuận cao và vượt mức kế hoạch 6 tháng đầu năm.
Lũy kế nửa đầu năm 2021, STK ghi nhận doanh thu thuần tăng 24% so với cùng kỳ, đạt 1,077 tỷ đồng và lãi ròng gấp 2.6 lần, lên mức gần 141 tỷ đồng.
Trong năm 2021, STK dự kiến mang về gần 2,358 tỷ đồng doanh thu thuần và hơn 248 tỷ đồng lãi sau thuế 2021, lần lượt tăng 34% và 72% so với thực hiện năm 2020. Chia sẻ tại cuộc họp ĐHĐCĐ thường niên 2021, ông Đặng Triệu Hòa – Phó Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc STK cho biết, động lực tăng trưởng chính cho năm 2021 đến từ thị trường phục hồi, nhu cầu khách hàng tăng lên trong khi STK mạnh về sản xuất sợi tái chế.
Như vậy, sau 6 tháng đầu năm, doanh nghiệp dệt may đã thực hiện được 46% chỉ tiêu doanh thu và 57% chỉ tiêu lợi nhuận 2021.
Tại thời điểm 30/06/2021, tổng tài sản của STK ghi nhận hơn 1,994 tỷ đồng, tăng 17% so với đầu năm. Hàng tồn kho cũng tăng 37%, lên gần 549 tỷ đồng. Trong đó, thành phẩm chiếm 52%, nguyên liệu vật liệu chiếm 33% tổng giá trị hàng tồn kho. Đáng chú ý, khoản mục hàng mua đang đi đường tăng mạnh lên gần 91 tỷ đồng, gấp gần 4 lần cùng kỳ.
Nợ phải trả tính đến cuối tháng 6 ghi nhận gần 873 tỷ đồng, tăng 41%. Trong đó, nợ vay ngắn hạn gần 316 tỷ đồng, tăng 42% và không ghi nhận nợ vay dài hạn (cùng kỳ ghi nhận gần 52 tỷ đồng).
Tiên Tiên