STK đánh giá tác động của việc Mỹ điều tra Việt Nam thao túng tiền tệ
Trong thời gian gần đây một số chuyên viên phân tích có hỏi STK về khả năng tác động của việc chính phủ Mỹ tiến hành điều tra hành vi/chính sách thao túng tiền tệ của Việt nam đối với triển vọng kinh doanh của STK. Chúng tôi nhân dịp này xin chia sẻ với quý vị nhà đầu tư và chuyên viên phân tích góc nhìn của STK về vấn đề này như sau
Hiện nay xuất khẩu trực tiếp của STK vào thị trường Mỹ chỉ chiếm 2% tổng doanh thu. Do đó, tác động trực tiếp của việc áp thuế nếu có đến hoạt động kinh doanh là rất thấp. Ngoài ra, theo đánh giá của chúng tôi thì khả năng chính phủ mỹ áp thuế bổ sung lên hàng hóa nhập khẩu từ Việt nam rất thấp. Vì vậy, tác động gián tiếp của vụ điều tra này cũng rất thấp.
Các đánh giá này dựa trên các phân tích dưới đây
Sự kiện:
- Ngày 2/10/2020: Đại diện thương mại Mỹ khởi xướng điều tra các hành vi, chính sách và thực tiễn liên quan đến việc định giá tiền tệ của Việt nam theo Điều 301 Luật Thương Mại Mỹ
- Ngày 16/12/2020: Bộ Tài Chính Mỹ xác định Việt Nam và Switzerland là quốc gia thao túng tiền tệ;
Ý nghĩa của cuộc điều tra theo Điều 301:
Điều 301 của Luật Thương Mại Mỹ ban hành năm 1974 và sửa đổi ngày 23/3/2018 cho phép Tổng Thống Mỹ được hành động, bao gồm việc áp thuế nhập khẩu và các biện pháp trả đũa phi thuế quan để bãi bỏ các hành động, chính sách của chính phủ nước ngoài vi phạm thỏa thuận thương mại quốc tế hoặc không công bằng, không hợp lý làm cản trở thương mại của Mỹ.
Các vụ điều tra tiền lệ của Mỹ theo Điều 301
- Ukraina: Ngày 20/12/2012, Chính phủ Mỹ áp thuế đối với kim loại, giày dép và một số mặt hành nhập khẩu khác từ Ukraina do USTR kết luận là nước này đã không ban hành luật để bảo vệ bản quyền đối với CD âm nhạc
- Trung quốc:
- Ngày 18/8/2017, USTR khởi xướng điều tra về các hành động, chính sách của Chính phủ Trung quốc liên quan tới chuyển giao công nghệ, quyền sở hữu trí tuệ và phát minh
- Ngày 10/10/2017: điều trần
- Tháng 5/2018: đề nghị áp thuế bổ sung 25% đối với gói hàng hóa 34 tỷ USD (danh sách 1). Ngày chính thức áp thuế 19/7/2018. Các mặt hàng trong danh sách này bao gồm máy móc, thiết bị điện tử và công nghệ cao
- Tháng 7/2018: đề nghị áp thuế bổ sung 25% đối với gói hàng hóa 16 tỷ USD (danh sách 1). Ngày chính thức áp thuế 23/8/2018
- Tháng 8/2018: đề nghị áp thuế bổ sung 10% đối với gói hàng hóa 200 tỷ USD (danh sách 3). Ngày chính thức áp thuế 21/9/2018. Vào ngày 9/5/2019, thuế suất bổ sung đối với gói hàng hóa này tang từ 10% lên 25%
- Tháng 6/2019: đề nghị áp thuế bổ sung 25% đối với gói hàng hóa 120 tỷ USD (danh sách 4A)- Ngày chính thức áp thuế đối với danh sách này là 1/09/2019 và gói hàng hóa 180 tỷ USD (danh sách 4B) – Ngày dự kiến áp thuế với danh sách này là 15/12/2019 tuy nhiên việc áp thuế cho gói hàng hóa này bị hủy sau khi Mỹ Trung đạt thỏa thuận thương mại giai đoạn 1. Các sản phẩm trong danh sách 4A chủ yếu bao gồm hàng dệt may và danh sách 4B bao gồm điện thoại di động, máy tính, máy chơi game, đồ chơi, màn hình máy tính, một số sản phẩm giày dép và quần áo.
Hệ quả từ vụ điều tra của USTR đối với Việt Nam
- Khả năng chính phủ Mỹ áp thuế bổ sung đối với hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam khá thấp vì các lý do sau:
- Mối quan hệ giữa Việt nam và Mỹ khá tốt;
- Chính phủ Việt nam đã có động thái để hợp tác với Chính phủ Mỹ để giải quyết vấn đề này (ngày 17/12/2020 NHNN Việt nam thông báo sẽ làm việc với các cơ quan chức năng Hoa kỳ để đảm bảo mối quan hệ thương mại hài hòa và công bằng; ngày 18/12 theo dự thảo Nghị quyết chính phủ số 01, Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc đã thống nhất giao nhiệm vụ cho các bộ, cơ quan tiếp tục hợp tác chặt chẽ với các đối tác Hoa Kỳ để duy trì đà quan hệ hợp tác song phương phát triển mạnh mẽ; ngày 22/12 Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã điện đàm với Tổng Thống Donald Trump về vụ điều tra này)
- Khả năng Chính phủ Mỹ sẽ đưa yếu tố thao túng tiền tệ vào việc tính biên độ trợ cấp trong các vụ kiện chống trợ cấp sau này của Việt Nam: cao.
- Khả năng chính phủ Mỹ áp thuế bổ sung đối với hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam khá thấp vì các lý do sau: