Chưa được hưởng chính sách ưu đãi từ các hiệp định như Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), Hiệp định tự do thương mại (FTA), các doanh nghiệp dệt may Việt Nam lại bất lực nhìn các đơn hàng chạy sang các nước khác.
Hoàn thành mục tiêu kinh doanh 6 tháng đầu năm nhưng doanh thu xuất khẩu của Tổng Công ty Cổ phần Phong Phú lại giảm so với cùng năm ngoái. Năm nay ngành dệt may chỉ tăng 6% về sản lượng và doanh thu chỉ tăng 2,5-3%. Theo ông Phạm Xuân Trình, Tổng Giám đốc Công ty, điều này chứng tỏ thị trường đang cạnh tranh quyết liệt về giá.
Khi thị trường châu Âu khó khăn, nhiều đề nghị giảm giá hoặc hủy đơn hàng, nên doanh nghiệp Việt Nam phải chấp nhận lựa chọn. Năm nay được cho là năm khó khăn nhất đối với ngành dệt may kể từ 10 năm trở lại đây. Ngoài thị trường EU, theo ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas), thị trường Nhật, Hàn Quốc 6 tháng đầu năm cũng không bằng cùng kỳ năm trước.
Ông Giang cho biết từ đầu năm đến nay, các doanh nghiệp vẫn có thể cầm cự nhưng bắt đầu từ tháng 8, tình trạng thiếu đơn hàng đang tạo ra áp lực lớn cho doanh nghiệp. Không chỉ có doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam phải đóng cửa và bán lại nhà xưởng, đầu năm nay một doanh nghiệp của Nhật đầu tư tại Long An cũng đã phải đóng cửa vì không đủ đơn hàng.
Hiện nay, một số nước đang trở thành điểm đến của các đơn hàng dệt may như Ấn Độ, Campuchia, Pakistan, Myanmar… Năm 2015, xuất khẩu hàng dệt may của Campuchia vào thị trường Liên minh châu Âu (EU) đã vượt qua Việt Nam, trở thành nước có thị phần xuất khẩu hàng dệt may lớn thứ 5 tại EU, còn Việt Nam chỉ đứng thứ 6. Trong khi trước đó, năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam vào EU cao gấp đôi Campuchia.
Thậm chí, nhiều nhà máy sản xuất dệt may cũng đang dịch chuyển sang các nước có chi phí nhân công thấp như Campuchia, Myanmar… Trong khi đó, giá nhân công của những nước này thấp hơn 100 USD/người/tháng; nếu tính bài toán chi phí, cứ 1.000 công nhân thì một năm đã tiết kiệm 120 triệu USD.
Trước những khó khăn, tháng 7 vừa qua, Vitas đã giảm mức dự báo kim ngạch xuất khẩu từ 31 tỉ USD xuống còn 29 tỉ USD. Theo ông Lê Quang Hùng, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần May Garmex Sài Gòn, chi phí dệt may của Campuchia, Myanmar 100 USD/người/tháng nhưng ở Việt Nam mức giá đã lên đến 300 USD/người/tháng. Vì vậy, dù tay nghề lao động cao hơn nhưng dệt may Việt Nam rất khó cạnh tranh với các nước. Giá đơn hàng của Việt Nam hiện cao hơn 10-30% so với các nước đối thủ.
Nhiều doanh nghiệp dệt may đang rơi vào tình trạng thiếu đơn hàng xuất khẩu. Ảnh: Thanh Hương
Khi các hiệp định thương mại được ký, chắc chắn các doanh nghiệp dệt may Việt sẽ được giảm thuế suất. Nhưng đến thời điểm này, Việt Nam mới chỉ ký FTA với Hàn Quốc. Hiệp định FTA giữa Việt Nam với châu Âu cũng phải chờ 1 năm nữa. TPP dù được kỳ vọng nhưng cũng cần thời gian chờ đợi. Theo cam kết của Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU, EU sẽ bỏ thuế nhập khẩu cho nhóm hàng dệt may Việt Nam, nhưng không bỏ ngay mà tiến hành 7 năm sau khi Hiệp định có hiệu lực. Hiện thuế suất nhập khẩu bình quân áp dụng với hàng dệt may từ Việt Nam vào EU là 9,6%.
Trong lúc các doanh nghiệp Việt vẫn còn chờ đợi chính sách thì những nước sản xuất dệt may nhưng không tham gia TPP như Trung Quốc, Ấn Độ, Myanmar đã nhanh chóng đưa ra những chính sách hỗ trợ doanh nghiệp trong nước như phá giá đồng tiền và hỗ trợ doanh nghiệp về thuế…
Hầu hết những nước đang thu hút đơn hàng dệt may đều nhận được nhiều ưu đãi. Campuchia cũng được ưu đãi thuế nhập khẩu hàng dệt may vào Mỹ 0%, trong khi Việt Nam phải chịu thuế khoảng 17%. Campuchia còn được nhiều nước cho hưởng chính sách ưu đãi thuế quan (MFN), nhất là tại thị trường châu Âu. Ngoài ra, doanh nghiệp Campuchia chủ yếu làm những đơn hàng không cao cấp đòi hỏi sản lượng lớn. Đó cũng là lý do vì sao Campuchia nhanh chóng vượt kim ngạch xuất khẩu Việt Nam tại EU.
Ông Phạm Xuân Trình phân tích, Việt Nam theo xu hướng ổn định tỉ giá nên xuất khẩu gặp khó khăn, trong khi chi phí từ vận chuyển, thủ tục, bảo hiểm đều cao khiến khả năng cạnh tranh rất khó so với các nước.
Trung Quốc, Ấn Độ, Bangladesh đều có nhiều giải pháp tích cực để giảm chi phí đầu vào cho doanh nghiệp nhằm khắc phục những bất lợi mà họ phải chịu do không là thành viên TPP. Trung Quốc đã thực hiện các khoản trợ cấp thông qua hình thức tài trợ hoặc cung cấp dịch vụ miễn phí, giảm giá từ chính quyền trung ương và địa phương... Ấn Độ giảm thuế nhập khẩu một số loại xơ, sợi nguyên liệu, miễn thuế nhập khẩu một số loại vải phục vụ hàng may mặc xuất khẩu. Pakistan thậm chí còn áp dụng mức thuế 0% (không cần nộp thuế, hoàn thuế tiêu thụ/GTGT) đối với nguyên phụ liệu dệt may trong 2 năm tới...
Theo ông Quang Hùng, Garmex Sài Gòn, doanh nghiệp Việt không thể trông chờ TPP và nên thay đổi chiến lược. Chẳng hạn, Garmex Sài Gòn, thay vì thâm dụng lao động và tận dụng lợi thế giá rẻ đã chuyển sang chiến lược đầu tư, nâng cao năng suất. Công ty đã mua những máy cắt chuyên dùng của Ý với giá 100.000 USD, giúp giảm 10% lao động và tăng năng suất lao động. Công ty cũng chuyển từ may gia công sang FOB (tự chủ nguyên phụ liệu). Ông Hùng ví dụ, may gia công có lợi nhuận 1-2% nhưng khi chuyển sang FOB, lợi nhuận sẽ cao hơn 4 lần. Với doanh thu 1.550 tỉ đồng, lợi nhuận của Garmex Sài Gòn dự kiến sẽ đạt 60 tỉ đồng...
Trong lúc các đơn hàng ồ ạt chạy sang các nước láng giềng, Việt Nam hầu như không có chính sách nào để giữ đơn hàng, doanh nghiệp Việt Nam không đủ khả năng đầu tư và cứ bấu víu vào ưu đãi trong Hiệp định thì phải đợi đến năm 2018.
Thanh Hương
Nhịp Cầu Đầu Tư
13/09/2016
Trích từ: "http://nhipcaudautu.vn/doanh-nghiep/phan-tich/nganh-det-may-khong-the-doi-tpp-3315915/"
Chưa được hưởng chính sách ưu đãi từ các hiệp định như Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), Hiệp định tự do thương mại (FTA), các doanh nghiệp dệt may Việt Nam lại bất lực nhìn các đơn hàng chạy sang các nước khác.
Hoàn thành mục tiêu kinh doanh 6 tháng đầu năm nhưng doanh thu xuất khẩu của Tổng Công ty Cổ phần Phong Phú lại giảm so với cùng năm ngoái. Năm nay ngành dệt may chỉ tăng 6% về sản lượng và doanh thu chỉ tăng 2,5-3%. Theo ông Phạm Xuân Trình, Tổng Giám đốc Công ty, điều này chứng tỏ thị trường đang cạnh tranh quyết liệt về giá.
Khi thị trường châu Âu khó khăn, nhiều đề nghị giảm giá hoặc hủy đơn hàng, nên doanh nghiệp Việt Nam phải chấp nhận lựa chọn. Năm nay được cho là năm khó khăn nhất đối với ngành dệt may kể từ 10 năm trở lại đây. Ngoài thị trường EU, theo ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas), thị trường Nhật, Hàn Quốc 6 tháng đầu năm cũng không bằng cùng kỳ năm trước.
Ông Giang cho biết từ đầu năm đến nay, các doanh nghiệp vẫn có thể cầm cự nhưng bắt đầu từ tháng 8, tình trạng thiếu đơn hàng đang tạo ra áp lực lớn cho doanh nghiệp. Không chỉ có doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam phải đóng cửa và bán lại nhà xưởng, đầu năm nay một doanh nghiệp của Nhật đầu tư tại Long An cũng đã phải đóng cửa vì không đủ đơn hàng.
Hiện nay, một số nước đang trở thành điểm đến của các đơn hàng dệt may như Ấn Độ, Campuchia, Pakistan, Myanmar… Năm 2015, xuất khẩu hàng dệt may của Campuchia vào thị trường Liên minh châu Âu (EU) đã vượt qua Việt Nam, trở thành nước có thị phần xuất khẩu hàng dệt may lớn thứ 5 tại EU, còn Việt Nam chỉ đứng thứ 6. Trong khi trước đó, năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam vào EU cao gấp đôi Campuchia.
Thậm chí, nhiều nhà máy sản xuất dệt may cũng đang dịch chuyển sang các nước có chi phí nhân công thấp như Campuchia, Myanmar… Trong khi đó, giá nhân công của những nước này thấp hơn 100 USD/người/tháng; nếu tính bài toán chi phí, cứ 1.000 công nhân thì một năm đã tiết kiệm 120 triệu USD.
Trước những khó khăn, tháng 7 vừa qua, Vitas đã giảm mức dự báo kim ngạch xuất khẩu từ 31 tỉ USD xuống còn 29 tỉ USD. Theo ông Lê Quang Hùng, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần May Garmex Sài Gòn, chi phí dệt may của Campuchia, Myanmar 100 USD/người/tháng nhưng ở Việt Nam mức giá đã lên đến 300 USD/người/tháng. Vì vậy, dù tay nghề lao động cao hơn nhưng dệt may Việt Nam rất khó cạnh tranh với các nước. Giá đơn hàng của Việt Nam hiện cao hơn 10-30% so với các nước đối thủ.
Nhiều doanh nghiệp dệt may đang rơi vào tình trạng thiếu đơn hàng xuất khẩu. Ảnh: Thanh Hương |
Khi các hiệp định thương mại được ký, chắc chắn các doanh nghiệp dệt may Việt sẽ được giảm thuế suất. Nhưng đến thời điểm này, Việt Nam mới chỉ ký FTA với Hàn Quốc. Hiệp định FTA giữa Việt Nam với châu Âu cũng phải chờ 1 năm nữa. TPP dù được kỳ vọng nhưng cũng cần thời gian chờ đợi. Theo cam kết của Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU, EU sẽ bỏ thuế nhập khẩu cho nhóm hàng dệt may Việt Nam, nhưng không bỏ ngay mà tiến hành 7 năm sau khi Hiệp định có hiệu lực. Hiện thuế suất nhập khẩu bình quân áp dụng với hàng dệt may từ Việt Nam vào EU là 9,6%.
Trong lúc các doanh nghiệp Việt vẫn còn chờ đợi chính sách thì những nước sản xuất dệt may nhưng không tham gia TPP như Trung Quốc, Ấn Độ, Myanmar đã nhanh chóng đưa ra những chính sách hỗ trợ doanh nghiệp trong nước như phá giá đồng tiền và hỗ trợ doanh nghiệp về thuế…
Hầu hết những nước đang thu hút đơn hàng dệt may đều nhận được nhiều ưu đãi. Campuchia cũng được ưu đãi thuế nhập khẩu hàng dệt may vào Mỹ 0%, trong khi Việt Nam phải chịu thuế khoảng 17%. Campuchia còn được nhiều nước cho hưởng chính sách ưu đãi thuế quan (MFN), nhất là tại thị trường châu Âu. Ngoài ra, doanh nghiệp Campuchia chủ yếu làm những đơn hàng không cao cấp đòi hỏi sản lượng lớn. Đó cũng là lý do vì sao Campuchia nhanh chóng vượt kim ngạch xuất khẩu Việt Nam tại EU.
Ông Phạm Xuân Trình phân tích, Việt Nam theo xu hướng ổn định tỉ giá nên xuất khẩu gặp khó khăn, trong khi chi phí từ vận chuyển, thủ tục, bảo hiểm đều cao khiến khả năng cạnh tranh rất khó so với các nước.
Trung Quốc, Ấn Độ, Bangladesh đều có nhiều giải pháp tích cực để giảm chi phí đầu vào cho doanh nghiệp nhằm khắc phục những bất lợi mà họ phải chịu do không là thành viên TPP. Trung Quốc đã thực hiện các khoản trợ cấp thông qua hình thức tài trợ hoặc cung cấp dịch vụ miễn phí, giảm giá từ chính quyền trung ương và địa phương... Ấn Độ giảm thuế nhập khẩu một số loại xơ, sợi nguyên liệu, miễn thuế nhập khẩu một số loại vải phục vụ hàng may mặc xuất khẩu. Pakistan thậm chí còn áp dụng mức thuế 0% (không cần nộp thuế, hoàn thuế tiêu thụ/GTGT) đối với nguyên phụ liệu dệt may trong 2 năm tới...
Theo ông Quang Hùng, Garmex Sài Gòn, doanh nghiệp Việt không thể trông chờ TPP và nên thay đổi chiến lược. Chẳng hạn, Garmex Sài Gòn, thay vì thâm dụng lao động và tận dụng lợi thế giá rẻ đã chuyển sang chiến lược đầu tư, nâng cao năng suất. Công ty đã mua những máy cắt chuyên dùng của Ý với giá 100.000 USD, giúp giảm 10% lao động và tăng năng suất lao động. Công ty cũng chuyển từ may gia công sang FOB (tự chủ nguyên phụ liệu). Ông Hùng ví dụ, may gia công có lợi nhuận 1-2% nhưng khi chuyển sang FOB, lợi nhuận sẽ cao hơn 4 lần. Với doanh thu 1.550 tỉ đồng, lợi nhuận của Garmex Sài Gòn dự kiến sẽ đạt 60 tỉ đồng...
Trong lúc các đơn hàng ồ ạt chạy sang các nước láng giềng, Việt Nam hầu như không có chính sách nào để giữ đơn hàng, doanh nghiệp Việt Nam không đủ khả năng đầu tư và cứ bấu víu vào ưu đãi trong Hiệp định thì phải đợi đến năm 2018.
Thanh Hương
Nhịp Cầu Đầu Tư
13/09/2016
Trích từ: "http://nhipcaudautu.vn/doanh-nghiep/phan-tich/nganh-det-may-khong-the-doi-tpp-3315915/"