(TBKTSG Online) - Hơn 70% trong số hơn 1.000 công ty đang tham gia triển lãm quốc tế về máy móc thiết bị, nguyên phụ liệu dệt may diễn ra tại TPHCM từ hôm nay 30-3, đến ngày 2-4 là doanh nghiệp Trung Quốc; và điều khiến họ đến Việt Nam là Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP).
Triển lãm quốc tế lần thứ 26 ngành công nghiệp dệt và may – thiết bị và nguyên phụ liệu 2016 (Saigon Tex 2016) diễn ra tại Trung tâm triển lãm Sài Gòn - SECC (Quận 7, TP.HCM) từ ngày 30-3 đến ngày 2-4. Triển lãm do Hiệp hội Dệt May Việt Nam, Công ty TNHH tổ chức triển lãm VCCI, và Công ty tổ chức triển lãm CP Hong Kong tổ chức.
Gian trưng bày tại Saigon Tex 2016 của một công ty sản xuất vải Trung Quốc đã đầu tư tại Việt Nam từ năm 2009. Ảnh: Thu Nguyệt
Điểm khác biệt của triển lãm này so với năm trước là số lượng công ty tham dự đã tăng gần gấp đôi, và số lượng tăng thêm chủ yếu đến từ Trung Quốc. Theo ông Andrew Kay, Tổng giám đốc Công ty tổ chức triển lãm CP Hong Kong (Exhibition Hong Kong), có 1.066 doanh nghiệp tham gia Saigon Tex 2016 đến từ 24 nước và vùng lãnh thổ, cao hơn nhiều so với số lượng 655 công ty tham gia trong năm 2015. Trong số này, có đến gần 750 doanh nghiệp Trung Quốc tham gia, một tỷ lệ áp đảo chưa từng thấy trước đây.
Ông Andrew Kay cho TBKTSG Online biết, các doanh nghiệp Trung Quốc tham gia triển lãm đặt tại các quầy có quy mô nhỏ, và chủ yếu là doanh nghiệp sản xuất vải. Họ đến Việt Nam để tìm cơ hội đầu tư tại đây nhằm tận dụng cơ hội từ hiệp định TPP.
Theo bà Phạm Minh Hương, Giám đốc điều hành Tập đoàn Dệt May Việt Nam (Vinatex), hiện trên 70% nguyên phụ liệu may mặc của Việt Nam là nhập khẩu, nhiều nhất là từ Trung Quốc. Trong các hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu, hay TPP, thì hàng may mặc Việt Nam sản xuất từ nguyên phụ liệu dệt may nhập khẩu từ Trung Quốc sẽ không được hưởng thuế suất ưu đãi.
Do đó, bà Hương cho rằng có thể các doanh nghiệp Trung Quốc tham gia triển lãm để thăm dò nhu cầu và dung lượng thị trường để từ đó quyết định đầu tư tại Việt Nam. Còn doanh nghiệp trong nước cũng như Vinatex đang đẩy mạnh sản xuất sợi và vải, nhưng năng lực sản xuất chỉ đáp ứng được một lượng nhỏ so với nhu cầu ngày càng tăng cao của ngành may mặc Việt Nam.
Theo bà Hương, khó khăn lớn nhất đối với doanh nghiệp trong nước khi đầu tư sản xuất vải là vấn đề tài chính, con người, đào tạo, trong đó khâu nhuộm hoàn tất đòi hỏi vốn đầu tư lớn và công nghệ. Do đó, với năng lực sản xuất trong nước, hiện tốc độ đầu tư không đạt được như mong muốn.
Theo Tổng cục Hải quan, trong năm 2015, Việt Nam nhập khẩu vải các loại với kim ngạch hơn 10,1 tỉ đô la Mỹ, tăng gần 8% so với năm trước đó, trong đó nhập khẩu từ Trung Quốc chiếm đến 5,22 tỉ đô la Mỹ, tức hơn một nửa.
T.Thu
Kinh tế Sài gòn Online
30/03/2016
Trích từ: "http://www.thesaigontimes.vn/144368/DN-Trung-Quoc-thong-tri-trien-lam-det-may-vi-TPP.html"
(TBKTSG Online) - Hơn 70% trong số hơn 1.000 công ty đang tham gia triển lãm quốc tế về máy móc thiết bị, nguyên phụ liệu dệt may diễn ra tại TPHCM từ hôm nay 30-3, đến ngày 2-4 là doanh nghiệp Trung Quốc; và điều khiến họ đến Việt Nam là Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP).
Triển lãm quốc tế lần thứ 26 ngành công nghiệp dệt và may – thiết bị và nguyên phụ liệu 2016 (Saigon Tex 2016) diễn ra tại Trung tâm triển lãm Sài Gòn - SECC (Quận 7, TP.HCM) từ ngày 30-3 đến ngày 2-4. Triển lãm do Hiệp hội Dệt May Việt Nam, Công ty TNHH tổ chức triển lãm VCCI, và Công ty tổ chức triển lãm CP Hong Kong tổ chức.
Gian trưng bày tại Saigon Tex 2016 của một công ty sản xuất vải Trung Quốc đã đầu tư tại Việt Nam từ năm 2009. Ảnh: Thu Nguyệt |
Điểm khác biệt của triển lãm này so với năm trước là số lượng công ty tham dự đã tăng gần gấp đôi, và số lượng tăng thêm chủ yếu đến từ Trung Quốc. Theo ông Andrew Kay, Tổng giám đốc Công ty tổ chức triển lãm CP Hong Kong (Exhibition Hong Kong), có 1.066 doanh nghiệp tham gia Saigon Tex 2016 đến từ 24 nước và vùng lãnh thổ, cao hơn nhiều so với số lượng 655 công ty tham gia trong năm 2015. Trong số này, có đến gần 750 doanh nghiệp Trung Quốc tham gia, một tỷ lệ áp đảo chưa từng thấy trước đây.
Ông Andrew Kay cho TBKTSG Online biết, các doanh nghiệp Trung Quốc tham gia triển lãm đặt tại các quầy có quy mô nhỏ, và chủ yếu là doanh nghiệp sản xuất vải. Họ đến Việt Nam để tìm cơ hội đầu tư tại đây nhằm tận dụng cơ hội từ hiệp định TPP.
Theo bà Phạm Minh Hương, Giám đốc điều hành Tập đoàn Dệt May Việt Nam (Vinatex), hiện trên 70% nguyên phụ liệu may mặc của Việt Nam là nhập khẩu, nhiều nhất là từ Trung Quốc. Trong các hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu, hay TPP, thì hàng may mặc Việt Nam sản xuất từ nguyên phụ liệu dệt may nhập khẩu từ Trung Quốc sẽ không được hưởng thuế suất ưu đãi.
Do đó, bà Hương cho rằng có thể các doanh nghiệp Trung Quốc tham gia triển lãm để thăm dò nhu cầu và dung lượng thị trường để từ đó quyết định đầu tư tại Việt Nam. Còn doanh nghiệp trong nước cũng như Vinatex đang đẩy mạnh sản xuất sợi và vải, nhưng năng lực sản xuất chỉ đáp ứng được một lượng nhỏ so với nhu cầu ngày càng tăng cao của ngành may mặc Việt Nam.
Theo bà Hương, khó khăn lớn nhất đối với doanh nghiệp trong nước khi đầu tư sản xuất vải là vấn đề tài chính, con người, đào tạo, trong đó khâu nhuộm hoàn tất đòi hỏi vốn đầu tư lớn và công nghệ. Do đó, với năng lực sản xuất trong nước, hiện tốc độ đầu tư không đạt được như mong muốn.
Theo Tổng cục Hải quan, trong năm 2015, Việt Nam nhập khẩu vải các loại với kim ngạch hơn 10,1 tỉ đô la Mỹ, tăng gần 8% so với năm trước đó, trong đó nhập khẩu từ Trung Quốc chiếm đến 5,22 tỉ đô la Mỹ, tức hơn một nửa.
T.Thu
Kinh tế Sài gòn Online
30/03/2016
Trích từ: "http://www.thesaigontimes.vn/144368/DN-Trung-Quoc-thong-tri-trien-lam-det-may-vi-TPP.html"