BNEWS.VN Các nhóm hàng sản phẩm xuất khẩu chủ lực của Việt Nam có triển vọng xuất khẩu vào Hàn Quốc tăng trưởng cao có thể kể đến là nông sản, thủy sản và sản phẩm dệt may.
Các đơn vị xúc tiến thương mại, đầu tư Việt Nam - Hàn Quốc ký kết hợp tác. Ảnh: Mỹ Phương-TTXVN
Tại lễ khai trương Trung tâm Hỗ trợ FTA Hàn - Việt tại Việt Nam và hội thảo FTA Hàn - Việt (KVFTA), tổ chức ở Tp. Hồ Chí Minh, ngày 4/3, ông Roh Inho, Phó Chủ tịch Thương Vụ Tổng Lãnh sự quán Hàn Quốc (KOTRA), Phụ trách khối ASEAN và châu Đại Dương cho biết, các hiệp định thương mại tự do đã có tác động lớn, thúc đẩy thu hút đầu tư của nhiều doanh nghiệp Hàn Quốc vào ngành dệt may Việt Nam.
Theo ông Roh Inho, với FTA Hàn - Việt và Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), Hàn Quốc cam kết từng bước mở cửa thị trường cho trái cây nhiệt đới của Việt Nam, xóa thuế quan đối với sản phẩm dệt may...
Do đó, các nhóm hàng sản phẩm xuất khẩu chủ lực của Việt Nam có triển vọng xuất khẩu vào Hàn Quốc tăng trưởng cao có thể kể đến là nông sản, thủy sản và sản phẩm dệt may.
Theo các chuyên gia, hiện tại nguyên nhân chính đưa cán cân thương mại Hàn - Việt mất cân bằng là do tỷ trọng nhập khẩu nguyên phụ liệu từ Hàn Quốc sang Việt Nam rất cao.
Tuy nhiên, việc nhập khẩu từ Hàn Quốc chủ yếu là để cung cấp nguyên phụ liệu đầu vào cho hoạt động sản xuất công nghiệp tại Việt Nam.
Do đó, xem xét ở gốc độ lâu dài, hoạt động nhập khẩu nguyên phụ liệu từ Hàn Quốc vẫn có lợi cho sự phát triển ngành công nghiệp của Việt Nam.
Mặt khác, với việc thực hiện FTA, các doanh nghiệp xuất khẩu trong nước của Việt Nam sẽ có cơ hội phát triển về quy mô thương mại; đồng thời hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và Hàn Quốc sẽ ngày càng mở rộng.
Đánh giá cao sự năng động của các tổ chức xúc tiến Hàn Quốc, trong việc thúc đẩy mối quan hệ hợp tác thương mại, đầu tư cho doanh nghiệp hai nước, bà Nguyễn Thị Thu, Phó Chủ tịch UBND Tp. Hồ Chí Minh nhấn mạnh: Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam, Tp. Hồ Chí Minh luôn là một trong những địa phương dẫn đầu, đón chào các nhà đầu tư, doanh nghiệp nước ngoài.
Vì vậy, sự ra đời của Trung tâm Hỗ trợ FTA Hàn - Việt, là điều kiện thuận lợi để thúc đẩy hơn nữa mối quan hệ kinh tế, thương mại, đầu tư giữa doanh nghiệp hai nước. Đồng thời, thể hiện sự quan tâm của Chính phủ cũng như doanh nghiệp Hàn Quốc đối với môi trường đầu tư, kinh doanh hấp dẫn tại Việt Nam nói chung và Tp. Hồ Chí Minh nói riêng.
Trong khuôn khổ chương trình lần này, Thương Vụ Tổng Lãnh Sự Quán Hàn Quốc (KOTRA), Văn phòng tại Tp. Hồ Chí Minh đã ký kết hợp tác với Trung tâm xúc tiến Thương mại và Đầu tư (ITPC), Khu Công nghệ cao Tp. Hồ Chí Minh về tạo điều kiện thuận lợi trong việc trao đổi thông tin thương mại, đầu tư giữa các bên, qua đó đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu giữa Việt Nam - Hàn Quốc./.
Các đơn vị xúc tiến thương mại, đầu tư Việt Nam - Hàn Quốc ký kết hợp tác. Ảnh: Mỹ Phương-TTXVN
Tại lễ khai trương Trung tâm Hỗ trợ FTA Hàn - Việt tại Việt Nam và hội thảo FTA Hàn - Việt (KVFTA), tổ chức ở Tp. Hồ Chí Minh, ngày 4/3, ông Roh Inho, Phó Chủ tịch Thương Vụ Tổng Lãnh sự quán Hàn Quốc (KOTRA), Phụ trách khối ASEAN và châu Đại Dương cho biết, các hiệp định thương mại tự do đã có tác động lớn, thúc đẩy thu hút đầu tư của nhiều doanh nghiệp Hàn Quốc vào ngành dệt may Việt Nam.
Theo ông Roh Inho, với FTA Hàn - Việt và Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), Hàn Quốc cam kết từng bước mở cửa thị trường cho trái cây nhiệt đới của Việt Nam, xóa thuế quan đối với sản phẩm dệt may...
Do đó, các nhóm hàng sản phẩm xuất khẩu chủ lực của Việt Nam có triển vọng xuất khẩu vào Hàn Quốc tăng trưởng cao có thể kể đến là nông sản, thủy sản và sản phẩm dệt may.
Theo các chuyên gia, hiện tại nguyên nhân chính đưa cán cân thương mại Hàn - Việt mất cân bằng là do tỷ trọng nhập khẩu nguyên phụ liệu từ Hàn Quốc sang Việt Nam rất cao.
Tuy nhiên, việc nhập khẩu từ Hàn Quốc chủ yếu là để cung cấp nguyên phụ liệu đầu vào cho hoạt động sản xuất công nghiệp tại Việt Nam.
Do đó, xem xét ở gốc độ lâu dài, hoạt động nhập khẩu nguyên phụ liệu từ Hàn Quốc vẫn có lợi cho sự phát triển ngành công nghiệp của Việt Nam.
Mặt khác, với việc thực hiện FTA, các doanh nghiệp xuất khẩu trong nước của Việt Nam sẽ có cơ hội phát triển về quy mô thương mại; đồng thời hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và Hàn Quốc sẽ ngày càng mở rộng.
Đánh giá cao sự năng động của các tổ chức xúc tiến Hàn Quốc, trong việc thúc đẩy mối quan hệ hợp tác thương mại, đầu tư cho doanh nghiệp hai nước, bà Nguyễn Thị Thu, Phó Chủ tịch UBND Tp. Hồ Chí Minh nhấn mạnh: Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam, Tp. Hồ Chí Minh luôn là một trong những địa phương dẫn đầu, đón chào các nhà đầu tư, doanh nghiệp nước ngoài.
Vì vậy, sự ra đời của Trung tâm Hỗ trợ FTA Hàn - Việt, là điều kiện thuận lợi để thúc đẩy hơn nữa mối quan hệ kinh tế, thương mại, đầu tư giữa doanh nghiệp hai nước. Đồng thời, thể hiện sự quan tâm của Chính phủ cũng như doanh nghiệp Hàn Quốc đối với môi trường đầu tư, kinh doanh hấp dẫn tại Việt Nam nói chung và Tp. Hồ Chí Minh nói riêng.
Trong khuôn khổ chương trình lần này, Thương Vụ Tổng Lãnh Sự Quán Hàn Quốc (KOTRA), Văn phòng tại Tp. Hồ Chí Minh đã ký kết hợp tác với Trung tâm xúc tiến Thương mại và Đầu tư (ITPC), Khu Công nghệ cao Tp. Hồ Chí Minh về tạo điều kiện thuận lợi trong việc trao đổi thông tin thương mại, đầu tư giữa các bên, qua đó đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu giữa Việt Nam - Hàn Quốc./.
Mỹ Phương/TTXVN