Các nước xuất khẩu hàng may mặc trong khu vực như Indonesia, Myanmar và Campuchia đang 'đứng ngồi không yên' trước những lợi thế vượt trội của VN.
Là nước xuất khẩu dệt may lớn thứ 4 thế giới, VN đang đứng trước cơ hội tăng thêm bậc ngành này khi được hưởng những ưu đãi mới trong việc tiếp cận thị trường 11 quốc gia thành viên Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và 28 quốc gia thành viên EU theo Hiệp định thương mại tự do (FTA) VN - EU. Các nước này đều là những thị trường lớn với các thương hiệu thời trang hàng đầu thế giới.TPP cần được Mỹ và các nước thành viên khác phê chuẩn, nên sớm nhất cũng phải đến năm 2017 hiệp định mới được thực thi. Trong khi đó, theo FTA giữa VN và EU, hàng dệt may VN xuất sang khu vực này chỉ được xóa bỏ thuế hoàn toàn sau 7 năm nữa. Mặc dù vậy, các nước sản xuất dệt may lớn ở Đông Nam Á như Myanmar và Campuchia đang rất lo lắng. “Các hiệp định thương mại mà VN đang tham gia sẽ là một mối quan ngại không chỉ đối với Myanmar mà còn cả khu vực”, bà Khine Khine Nwe, Tổng thư ký Hiệp hội Các doanh nghiệp may mặc Myanmar, nói với tờ Nikkei Asian Review.Ngành dệt may đóng vai trò quan trọng trong kế hoạch trở thành nền kinh tế sản xuất của Myanmar và các công ty sản xuất hàng may mặc nước này hiện xem châu Âu vừa là thị trường vừa là nhà đầu tư. Hồi năm 2013, EU đã cắt giảm thuế suất đối với hàng xuất khẩu từ Myanmar trong khuôn khổ chương trình tiếp cận thị trường dành cho các nước kém phát triển. EU là một thị trường quan trọng của ngành dệt may Myanmar, chiếm khoảng 20% tổng kim ngạch xuất khẩu dệt may của nước này và tỷ lệ đó được dự đoán sẽ tiếp tục gia tăng trong thời gian tới.Nhờ chương trình giảm thuế tương tự, Campuchia cũng đã tăng kim ngạch xuất khẩu sang châu Âu từ mức 28% tổng kim ngạch xuất khẩu dệt may hồi năm 2011 lên 42% vào năm 2014. Tuy nhiên, các doanh nghiệp dệt may Campuchia lo ngại thị phần xuất khẩu sang châu Âu sẽ sụt giảm khi khu vực này sẽ dần hạ mức thuế cho hàng dệt may VN từ 11,7% hiện nay xuống còn 0%.Dệt may là một trụ cột của nền kinh tế Campuchia. Theo Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), ngành này có hơn 700.000 lao động và chiếm 5,3 tỉ USD, tức khoảng 80% tổng kim ngạch xuất khẩu của Campuchia trong năm 2014. Trong một cuộc phỏng vấn mới đây với Nikkei Asian Review, ông Ken Loo, Tổng thư ký Hiệp hội Các doanh nghiệp may mặc Campuchia, thừa nhận ngành dệt may nước này đã mất thị phần ở Mỹ vào tay VN, nước có chi phí nhân công thấp hơn nhưng năng suất lao động cao hơn Campuchia.“Nếu chúng tôi không thể cạnh tranh ngay cả trong điều kiện hiện tại thì khi TPP đến, làm sao chúng tôi cạnh tranh nổi? Câu trả lời là: Chúng tôi thực sự lo lắng”, ông Loo nói.Giới chuyên gia dự báo TPP sẽ giúp hàng may mặc VN tăng thị phần tại Mỹ từ mức 10% hiện tại lên 35%. Để đón đầu hiệp định này, hồi tháng 3 năm ngoái, tập đoàn dệt may lớn nhất nước là Vinatex đã khởi công xây dựng khu liên hợp sợi - dệt - nhuộm - may với tổng vốn đầu tư lên đến 1.200 tỉ đồng tại H.Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam. Dự kiến dự án này sẽ được đưa vào hoạt động trong năm 2017.Nhằm đối phó với sự cạnh tranh gay gắt từ VN, Indonesia, quốc gia đang xuất khẩu 50% hàng dệt may sang Mỹ và EU, hồi tháng 10.2015 đã quyết định hạ thuế đối với điện tiêu thụ vào ban đêm nhằm giúp giảm chi phí sản xuất cho doanh nghiệp.“Vấn đề lớn nhất (của ngành dệt may) là chi phí điện năng quá cao. Tiếp đó là những khó khăn trong việc tiếp cận thị trường châu Âu và Mỹ. Nếu chúng tôi khắc phục được hai vấn đề này, tăng trưởng xuất khẩu có thể đạt mức hai con số”, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Indonesia Ade Sudrajat nói với Nikkei Asian Review.Mặc dù quy mô của nền kinh tế Indonesia lớn gấp 4 lần VN, tuy nhiên kim ngạch xuất khẩu của VN sang EU ngày càng tăng, đạt 22,2 tỉ euro trong năm 2014. Ngược lại, kim ngạch xuất khẩu của Indonesia đang trên đà tụt giảm và chỉ đạt 14,4 tỉ euro năm 2014.Lợi thế của VN về thuế suất đối với hàng dệt may từ các điều khoản của TPP và FTA với EU khiến mối lo cạnh tranh không chỉ ở các doanh nghiệp Đông Nam Á mà còn lan sang những quốc gia xuất khẩu dệt may lớn trong khu vực châu Á như Bangladesh và Pakistan.“VN là một thị trường dệt may mới nổi và đã trở thành một đối thủ đáng gờm đối với ngành dệt may của Pakistan. Sau khi tham gia FTA với EU, VN đã xuất khẩu 23 tỉ USD hàng may mặc sang khu vực này, trong khi Pakistan chỉ xuất được 5 tỉ USD”, báo cáo của Hiệp hội Các nhà sản xuất và xuất khẩu hàng may mặc Pakistan lưu ý.Thảo Vi
Thanh Niên
07/03/2016
Trích từ: "http://thanhnien.vn/kinh-doanh/det-may-dong-nam-a-e-de-viet-nam-675394.html"
Các nước xuất khẩu hàng may mặc trong khu vực như Indonesia, Myanmar và Campuchia đang 'đứng ngồi không yên' trước những lợi thế vượt trội của VN.
Là nước xuất khẩu dệt may lớn thứ 4 thế giới, VN đang đứng trước cơ hội tăng thêm bậc ngành này khi được hưởng những ưu đãi mới trong việc tiếp cận thị trường 11 quốc gia thành viên Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và 28 quốc gia thành viên EU theo Hiệp định thương mại tự do (FTA) VN - EU. Các nước này đều là những thị trường lớn với các thương hiệu thời trang hàng đầu thế giới.
TPP cần được Mỹ và các nước thành viên khác phê chuẩn, nên sớm nhất cũng phải đến năm 2017 hiệp định mới được thực thi. Trong khi đó, theo FTA giữa VN và EU, hàng dệt may VN xuất sang khu vực này chỉ được xóa bỏ thuế hoàn toàn sau 7 năm nữa. Mặc dù vậy, các nước sản xuất dệt may lớn ở Đông Nam Á như Myanmar và Campuchia đang rất lo lắng. “Các hiệp định thương mại mà VN đang tham gia sẽ là một mối quan ngại không chỉ đối với Myanmar mà còn cả khu vực”, bà Khine Khine Nwe, Tổng thư ký Hiệp hội Các doanh nghiệp may mặc Myanmar, nói với tờ Nikkei Asian Review.
Ngành dệt may đóng vai trò quan trọng trong kế hoạch trở thành nền kinh tế sản xuất của Myanmar và các công ty sản xuất hàng may mặc nước này hiện xem châu Âu vừa là thị trường vừa là nhà đầu tư. Hồi năm 2013, EU đã cắt giảm thuế suất đối với hàng xuất khẩu từ Myanmar trong khuôn khổ chương trình tiếp cận thị trường dành cho các nước kém phát triển. EU là một thị trường quan trọng của ngành dệt may Myanmar, chiếm khoảng 20% tổng kim ngạch xuất khẩu dệt may của nước này và tỷ lệ đó được dự đoán sẽ tiếp tục gia tăng trong thời gian tới.
Nhờ chương trình giảm thuế tương tự, Campuchia cũng đã tăng kim ngạch xuất khẩu sang châu Âu từ mức 28% tổng kim ngạch xuất khẩu dệt may hồi năm 2011 lên 42% vào năm 2014. Tuy nhiên, các doanh nghiệp dệt may Campuchia lo ngại thị phần xuất khẩu sang châu Âu sẽ sụt giảm khi khu vực này sẽ dần hạ mức thuế cho hàng dệt may VN từ 11,7% hiện nay xuống còn 0%.
Dệt may là một trụ cột của nền kinh tế Campuchia. Theo Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), ngành này có hơn 700.000 lao động và chiếm 5,3 tỉ USD, tức khoảng 80% tổng kim ngạch xuất khẩu của Campuchia trong năm 2014. Trong một cuộc phỏng vấn mới đây với Nikkei Asian Review, ông Ken Loo, Tổng thư ký Hiệp hội Các doanh nghiệp may mặc Campuchia, thừa nhận ngành dệt may nước này đã mất thị phần ở Mỹ vào tay VN, nước có chi phí nhân công thấp hơn nhưng năng suất lao động cao hơn Campuchia.
“Nếu chúng tôi không thể cạnh tranh ngay cả trong điều kiện hiện tại thì khi TPP đến, làm sao chúng tôi cạnh tranh nổi? Câu trả lời là: Chúng tôi thực sự lo lắng”, ông Loo nói.
Giới chuyên gia dự báo TPP sẽ giúp hàng may mặc VN tăng thị phần tại Mỹ từ mức 10% hiện tại lên 35%. Để đón đầu hiệp định này, hồi tháng 3 năm ngoái, tập đoàn dệt may lớn nhất nước là Vinatex đã khởi công xây dựng khu liên hợp sợi - dệt - nhuộm - may với tổng vốn đầu tư lên đến 1.200 tỉ đồng tại H.Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam. Dự kiến dự án này sẽ được đưa vào hoạt động trong năm 2017.
Nhằm đối phó với sự cạnh tranh gay gắt từ VN, Indonesia, quốc gia đang xuất khẩu 50% hàng dệt may sang Mỹ và EU, hồi tháng 10.2015 đã quyết định hạ thuế đối với điện tiêu thụ vào ban đêm nhằm giúp giảm chi phí sản xuất cho doanh nghiệp.
“Vấn đề lớn nhất (của ngành dệt may) là chi phí điện năng quá cao. Tiếp đó là những khó khăn trong việc tiếp cận thị trường châu Âu và Mỹ. Nếu chúng tôi khắc phục được hai vấn đề này, tăng trưởng xuất khẩu có thể đạt mức hai con số”, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Indonesia Ade Sudrajat nói với Nikkei Asian Review.
Mặc dù quy mô của nền kinh tế Indonesia lớn gấp 4 lần VN, tuy nhiên kim ngạch xuất khẩu của VN sang EU ngày càng tăng, đạt 22,2 tỉ euro trong năm 2014. Ngược lại, kim ngạch xuất khẩu của Indonesia đang trên đà tụt giảm và chỉ đạt 14,4 tỉ euro năm 2014.
Lợi thế của VN về thuế suất đối với hàng dệt may từ các điều khoản của TPP và FTA với EU khiến mối lo cạnh tranh không chỉ ở các doanh nghiệp Đông Nam Á mà còn lan sang những quốc gia xuất khẩu dệt may lớn trong khu vực châu Á như Bangladesh và Pakistan.
“VN là một thị trường dệt may mới nổi và đã trở thành một đối thủ đáng gờm đối với ngành dệt may của Pakistan. Sau khi tham gia FTA với EU, VN đã xuất khẩu 23 tỉ USD hàng may mặc sang khu vực này, trong khi Pakistan chỉ xuất được 5 tỉ USD”, báo cáo của Hiệp hội Các nhà sản xuất và xuất khẩu hàng may mặc Pakistan lưu ý.
Thảo Vi
Thanh Niên
07/03/2016
Post Views:
42