ông Yasuzumi Hirotaka chia sẻ thông tin về khảo sát của JETRO trên màn hình chiếu với phóng viên tại TPHCM - Ảnh: Quốc Hùng
(TBKTSG Online) - Có đến 63,9% số doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam được khảo sát cho biết có xu hướng muốn mở rộng hoạt động kinh doanh, một tỷ lệ cao nhất so với các doanh nghiệp Nhật đang đầu tư ở 19 quốc gia và vùng lãnh thổ khác.
Kết quả trên được ông Yasuzumi Hirotaka, Trưởng đại diện Văn phòng Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO) tại TPHCM, công bố dựa trên một khảo sát mới nhất về thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Nhật Bản tại châu Á và châu Đại Dương năm 2015 được công bố vào ngày hôm nay, 23-2.
Ưu tiên mở rộng đầu tư, nhưng...
Theo ông Hirotaka, dù tỷ lệ doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư tại Việt Nam làm ăn năm ngoái có lãi chiếm 58,8%, giảm 3,5 điểm phần trăm so với năm 2014, và số doanh nghiệp báo lỗ chiếm 26,2%, tăng 1,3 điểm phần trăm so với năm trước, nhưng Việt Nam vẫn tiếp tục được coi là điểm đầu tư quan trọng mà doanh nghiệp nước này muốn mở rộng đầu tư, kinh doanh.
Lý do chính mà nhiều doanh nghiệp xứ hoa anh đào muốn mở rộng kinh doanh ở Việt Nam, theo ông Hirotaka, là vì phần lớn (85%) cho rằng doanh thu tăng và gần 50% lượng doanh nghiệp Nhật hoạt động ở Việt Nam nhận định khả năng tăng trưởng và tiềm năng cao. Đáng chú ý là trong khối doanh nghiệp phi chế tạo, có 65% đánh giá khả năng tăng trưởng và tiềm năng cao hoạt động kinh doanh ở Việt Nam.
Khảo sát của JETRO năm 2014 cho thấy doanh nghiệp Nhật đầu tư ở Indonesia có tỉ lệ doanh nghiệp muốn mở rộng hoạt động kinh doanh nhiều nhất đạt 67,3% thì khảo sát mới nhất này cho thấy đất nước vạn đảo này bị lùi về vị trí thứ ba, chỉ đạt tỉ lệ 51,9%, thấp hơn tỉ lệ doanh nghiệp Nhật Bản ở Philippines muốn mở rộng hoạt động kinh doanh (đạt 55,1%). Trong khi đó, tỷ lệ nhà đầu tư Nhật Bản ở Trung Quốc cho biết sẽ mở rộng hoạt động kinh doanh chỉ đạt 38,1%, thấp hơn tỷ lệ doanh nghiệp Nhật hoạt động ở Thái Lan (49%) và Malaysia (44,6%)...
Đánh giá về lợi thế môi trường đầu tư của Việt Nam, ông Hirotaka cho rằng các doanh nghiệp Nhật Bản tiếp tục xem Việt Nam có nhiều lợi thế, nhất là chi phí nhân công rẻ. Chi phí nhân công của Việt Nam so với một số quốc gia khác là tương đối thấp, đặc biệt chi phí trong ngành công nghiệp chế tạo chưa bằng một nửa so với Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia.
Gần 70% doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam cũng đang kỳ vọng về "thuận lợi hóa thương mại và thuế quan" khi Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) có hiệu lực. Việt Nam cũng là nước mà nhiều doanh nghiệp Nhật Bản được khảo sát cho thấy họ kỳ vọng nhiều nhất về vấn đề này. Họ cũng kỳ vọng cao về việc tiếp cận thị trường hàng hóa, quy tắc xuất xứ, thương mại điện tử của Việt Nam khi TPP có hiệu lực.
Mặc dù vậy, nhiều doanh nghiệp Nhật cũng cho thấy nhiều yếu kém của môi trường đầu tư Việt Nam hiện nay mà họ cho rằng sẽ dẫn đến các rủi ro trong đầu tư kinh doanh. Trên 60% doanh nghiệp cho rằng hệ thống pháp luật Việt Nam chưa hoàn thiện, vận hành thiếu minh bạch. Và hơn một nửa số doanh nghiệp cho rằng chi phí nhân công của Việt Nam đang tăng cao, cơ chế, thủ tục thuế phức tạp.
JETRO khảo sát trên 9.590 doanh nghiệp Nhật Bản tại 20 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó có 4.635 doanh nghiệp đã đưa ra trả lời. Tại Việt Nam là có 1.027 doanh nghiệp Nhật Bản được khảo sát, trong đó 557 doanh nghiệp trả lời hợp lệ.
Việt Nam đứng ở vị trí thứ 5 trong 15 quốc gia có rủi ro cao về "thủ tục hành chính phức tạp".
Tình hình cung ứng nguyên vật liệu, linh kiện của Việt Nam hiện nay theo các doanh nghiệp Nhật Bản là có cải thiện hơn 5 năm trước nhưng rất chậm (chỉ tăng gần 10%), đạt 32,1%. Tỷ lệ này còn khá thấp so với các nước khác như Malaysia đạt (36%), Indonesia (40,5%), Thái Lan (55,5%) và Trung Quốc đạt 64,8%.
Ông Hirotaka kiến nghị Chính phủ cần hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam nhiều hơn nữa trong việc tiếp cận vốn vay, kỹ thuật, đào tạo... để những doanh nghiệp này có thể tiếp cận máy móc, kỹ thuật...nâng cao năng lực cạnh tranh, nhằm có thể trở thành nhà cung cấp cho nhà sản xuất đầu tư, lắp ráp tại Việt Nam. Bởi lẽ theo ông Hirotaka, khảo sát của doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam cho thấy chi phí lớn nhất trong sản xuất hiện nay của họ ở Việt Nam là chi phí cho nguyên vật liệu chiếm đến 57,7%, trong khi chi phí nhân công là lợi thế ở Việt Nam chỉ chiếm 19% và các chi phí khác chiếm 23,3%.
Đầu tư Nhật giảm, nhưng ổn định
Mặc dù xét trong ba năm qua cho thấy đầu tư vào Việt Nam của Nhật Bản có sự sụt giảm về vốn đầu tư, nhưng ông Yasuzumi Hirotaka cho rằng đầu tư của doanh nghiệp Nhật Bản vào Việt Nam mang tính ổn định hơn một số nước khác.
Theo người đứng đầu của JETRO tại TPHCM, một phần của việc suy giảm nguồn vốn đầu tư này là do đồng yen của Nhật trong những năm này bị sụt giảm so với đồng đô la Mỹ và kinh tế Nhật khó khăn, nên doanh nghiệp Nhật đã cân nhắc hơn khi quyết định đầu tư mới hoặc mở rộng sản xuất.
Phần lớn đầu tư của doanh nghiệp Nhật vào Việt Nam trong những năm gần đây chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ và vừa với quy mô đầu tư nhỏ. Mặt khác, các dự án đầu tư mới từ Nhật vào Việt Nam thì tỷ lệ ngành công nghiệp chế tạo giảm về số dự án và đang có xu hướng gia tăng về các dự án trong ngành dịch vụ, thương mại trong khi những lĩnh vực này thì vốn đầu tư không cần nhiều bằng các dự án sản xuất.
Tuy nhiên điều đó không có nghĩa là đầu tư của Nhật Bản vào Việt Nam bị suy giảm. Ông Hirotaka cho rằng nhiều doanh nghiệp Nhật Bản hiện rất quan tâm đến môi trường đầu tư Việt Nam. Cụ thể so sánh môi trường đầu tư trong khu vực Đông Nam Á hiện nay có thể thấy Indonesia có sự gia tăng chính sách bảo hộ cho các doanh nghiệp nội địa, Thái Lan đưa ra những thay đổi về chính sách đầu tư và Việt Nam nổi bật lên là môi trường đầu tư tiềm năng nhờ khuyến khích đầu tư nước ngoài và hội nhập sâu rộng. Ngày càng nhiều các nhà đầu tư nhỏ và vừa của Nhật vào Việt Nam.
Theo ông Hirotaka, trong năm qua đầu tư trực tiếp của Nhật Bản vào Việt Nam đứng vị trí thứ 3 về số vốn đầu tư FDI, đạt 1,842 tỉ đô la Mỹ, chỉ thấp hơn vốn đầu tư trực tiếp của doanh nghiệp Hàn Quốc (đạt 6,727 tỉ đô la Mỹ) và Malaysia (đạt 2,478 tỉ đô la Mỹ).
Tuy nhiên ông Hirotaka cho rằng xu hướng đầu tư của doanh nghiệp Nhật Bản vào Việt Nam cho thấy ổn định do không dựa vào 1 hoặc 2 dự án tạo nên sự gia tăng đột biến về vốn đầu tư.
Ông Hirotaka cho rằng đầu tư của Nhật Bản hiện không có dự án nào có quy mô quá lớn tạo nên sự gia tăng vốn đầu tư đột biến nên rủi ro sẽ không cao. Bởi lẽ, một dự án quy mô lớn thường kéo theo các nhà sản xuất vệ tinh đi cùng và tạo việc làm khá lớn cho người lao động địa phương. Tuy nhiên, nếu hoạt động của dự án đó không thuận lợi thì có khả năng sẽ kéo theo rất nhiều những dự án khác bị hệ lụy theo và lao động mất việc cao.
Hiện đầu tư của Nhật vào Việt Nam chủ yếu vào các ngành như chế tạo, phân phối bán lẻ, công nghệ thông tin (IT), tư vấn... Tuy nhiên tỷ lệ khối chế tạo năm qua tiếp tục giảm so với năm trước. Tỷ lệ ngành phân phối bán lẻ, IT, tư vấn tăng nhẹ so với năm trước. Ngoài ra, số dự án đầu tư cho ngành khách sạn, ăn uống tăng do ảnh hưởng của việc nới lỏng quy chế đầu tư nước ngoài đối với ngành này từ năm 2015. Một điểm đáng chú ý theo ông Hirotaka đó là đầu tư của Nhật Bản có chiều hướng gia tăng trong lĩnh vực nông nghiệp.
Quốc Hùng
The SaigonTimes
23/02/2016
Trích từ: "http://www.thesaigontimes.vn/142635/Gan-hai-phan-ba-DN-Nhat-muon-mo-rong-dau-tu-o-VN.html"
ông Yasuzumi Hirotaka chia sẻ thông tin về khảo sát của JETRO trên màn hình chiếu với phóng viên tại TPHCM - Ảnh: Quốc Hùng |
(TBKTSG Online) - Có đến 63,9% số doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam được khảo sát cho biết có xu hướng muốn mở rộng hoạt động kinh doanh, một tỷ lệ cao nhất so với các doanh nghiệp Nhật đang đầu tư ở 19 quốc gia và vùng lãnh thổ khác.
Kết quả trên được ông Yasuzumi Hirotaka, Trưởng đại diện Văn phòng Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO) tại TPHCM, công bố dựa trên một khảo sát mới nhất về thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Nhật Bản tại châu Á và châu Đại Dương năm 2015 được công bố vào ngày hôm nay, 23-2.
Ưu tiên mở rộng đầu tư, nhưng...
Theo ông Hirotaka, dù tỷ lệ doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư tại Việt Nam làm ăn năm ngoái có lãi chiếm 58,8%, giảm 3,5 điểm phần trăm so với năm 2014, và số doanh nghiệp báo lỗ chiếm 26,2%, tăng 1,3 điểm phần trăm so với năm trước, nhưng Việt Nam vẫn tiếp tục được coi là điểm đầu tư quan trọng mà doanh nghiệp nước này muốn mở rộng đầu tư, kinh doanh.
Lý do chính mà nhiều doanh nghiệp xứ hoa anh đào muốn mở rộng kinh doanh ở Việt Nam, theo ông Hirotaka, là vì phần lớn (85%) cho rằng doanh thu tăng và gần 50% lượng doanh nghiệp Nhật hoạt động ở Việt Nam nhận định khả năng tăng trưởng và tiềm năng cao. Đáng chú ý là trong khối doanh nghiệp phi chế tạo, có 65% đánh giá khả năng tăng trưởng và tiềm năng cao hoạt động kinh doanh ở Việt Nam.
Khảo sát của JETRO năm 2014 cho thấy doanh nghiệp Nhật đầu tư ở Indonesia có tỉ lệ doanh nghiệp muốn mở rộng hoạt động kinh doanh nhiều nhất đạt 67,3% thì khảo sát mới nhất này cho thấy đất nước vạn đảo này bị lùi về vị trí thứ ba, chỉ đạt tỉ lệ 51,9%, thấp hơn tỉ lệ doanh nghiệp Nhật Bản ở Philippines muốn mở rộng hoạt động kinh doanh (đạt 55,1%). Trong khi đó, tỷ lệ nhà đầu tư Nhật Bản ở Trung Quốc cho biết sẽ mở rộng hoạt động kinh doanh chỉ đạt 38,1%, thấp hơn tỷ lệ doanh nghiệp Nhật hoạt động ở Thái Lan (49%) và Malaysia (44,6%)...
Đánh giá về lợi thế môi trường đầu tư của Việt Nam, ông Hirotaka cho rằng các doanh nghiệp Nhật Bản tiếp tục xem Việt Nam có nhiều lợi thế, nhất là chi phí nhân công rẻ. Chi phí nhân công của Việt Nam so với một số quốc gia khác là tương đối thấp, đặc biệt chi phí trong ngành công nghiệp chế tạo chưa bằng một nửa so với Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia.
Gần 70% doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam cũng đang kỳ vọng về "thuận lợi hóa thương mại và thuế quan" khi Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) có hiệu lực. Việt Nam cũng là nước mà nhiều doanh nghiệp Nhật Bản được khảo sát cho thấy họ kỳ vọng nhiều nhất về vấn đề này. Họ cũng kỳ vọng cao về việc tiếp cận thị trường hàng hóa, quy tắc xuất xứ, thương mại điện tử của Việt Nam khi TPP có hiệu lực.
Mặc dù vậy, nhiều doanh nghiệp Nhật cũng cho thấy nhiều yếu kém của môi trường đầu tư Việt Nam hiện nay mà họ cho rằng sẽ dẫn đến các rủi ro trong đầu tư kinh doanh. Trên 60% doanh nghiệp cho rằng hệ thống pháp luật Việt Nam chưa hoàn thiện, vận hành thiếu minh bạch. Và hơn một nửa số doanh nghiệp cho rằng chi phí nhân công của Việt Nam đang tăng cao, cơ chế, thủ tục thuế phức tạp.
JETRO khảo sát trên 9.590 doanh nghiệp Nhật Bản tại 20 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó có 4.635 doanh nghiệp đã đưa ra trả lời. Tại Việt Nam là có 1.027 doanh nghiệp Nhật Bản được khảo sát, trong đó 557 doanh nghiệp trả lời hợp lệ. |
Việt Nam đứng ở vị trí thứ 5 trong 15 quốc gia có rủi ro cao về "thủ tục hành chính phức tạp".
Tình hình cung ứng nguyên vật liệu, linh kiện của Việt Nam hiện nay theo các doanh nghiệp Nhật Bản là có cải thiện hơn 5 năm trước nhưng rất chậm (chỉ tăng gần 10%), đạt 32,1%. Tỷ lệ này còn khá thấp so với các nước khác như Malaysia đạt (36%), Indonesia (40,5%), Thái Lan (55,5%) và Trung Quốc đạt 64,8%.
Ông Hirotaka kiến nghị Chính phủ cần hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam nhiều hơn nữa trong việc tiếp cận vốn vay, kỹ thuật, đào tạo... để những doanh nghiệp này có thể tiếp cận máy móc, kỹ thuật...nâng cao năng lực cạnh tranh, nhằm có thể trở thành nhà cung cấp cho nhà sản xuất đầu tư, lắp ráp tại Việt Nam. Bởi lẽ theo ông Hirotaka, khảo sát của doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam cho thấy chi phí lớn nhất trong sản xuất hiện nay của họ ở Việt Nam là chi phí cho nguyên vật liệu chiếm đến 57,7%, trong khi chi phí nhân công là lợi thế ở Việt Nam chỉ chiếm 19% và các chi phí khác chiếm 23,3%.
Đầu tư Nhật giảm, nhưng ổn định
Mặc dù xét trong ba năm qua cho thấy đầu tư vào Việt Nam của Nhật Bản có sự sụt giảm về vốn đầu tư, nhưng ông Yasuzumi Hirotaka cho rằng đầu tư của doanh nghiệp Nhật Bản vào Việt Nam mang tính ổn định hơn một số nước khác.
Theo người đứng đầu của JETRO tại TPHCM, một phần của việc suy giảm nguồn vốn đầu tư này là do đồng yen của Nhật trong những năm này bị sụt giảm so với đồng đô la Mỹ và kinh tế Nhật khó khăn, nên doanh nghiệp Nhật đã cân nhắc hơn khi quyết định đầu tư mới hoặc mở rộng sản xuất.
Phần lớn đầu tư của doanh nghiệp Nhật vào Việt Nam trong những năm gần đây chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ và vừa với quy mô đầu tư nhỏ. Mặt khác, các dự án đầu tư mới từ Nhật vào Việt Nam thì tỷ lệ ngành công nghiệp chế tạo giảm về số dự án và đang có xu hướng gia tăng về các dự án trong ngành dịch vụ, thương mại trong khi những lĩnh vực này thì vốn đầu tư không cần nhiều bằng các dự án sản xuất.
Tuy nhiên điều đó không có nghĩa là đầu tư của Nhật Bản vào Việt Nam bị suy giảm. Ông Hirotaka cho rằng nhiều doanh nghiệp Nhật Bản hiện rất quan tâm đến môi trường đầu tư Việt Nam. Cụ thể so sánh môi trường đầu tư trong khu vực Đông Nam Á hiện nay có thể thấy Indonesia có sự gia tăng chính sách bảo hộ cho các doanh nghiệp nội địa, Thái Lan đưa ra những thay đổi về chính sách đầu tư và Việt Nam nổi bật lên là môi trường đầu tư tiềm năng nhờ khuyến khích đầu tư nước ngoài và hội nhập sâu rộng. Ngày càng nhiều các nhà đầu tư nhỏ và vừa của Nhật vào Việt Nam.
Theo ông Hirotaka, trong năm qua đầu tư trực tiếp của Nhật Bản vào Việt Nam đứng vị trí thứ 3 về số vốn đầu tư FDI, đạt 1,842 tỉ đô la Mỹ, chỉ thấp hơn vốn đầu tư trực tiếp của doanh nghiệp Hàn Quốc (đạt 6,727 tỉ đô la Mỹ) và Malaysia (đạt 2,478 tỉ đô la Mỹ).
Tuy nhiên ông Hirotaka cho rằng xu hướng đầu tư của doanh nghiệp Nhật Bản vào Việt Nam cho thấy ổn định do không dựa vào 1 hoặc 2 dự án tạo nên sự gia tăng đột biến về vốn đầu tư.
Ông Hirotaka cho rằng đầu tư của Nhật Bản hiện không có dự án nào có quy mô quá lớn tạo nên sự gia tăng vốn đầu tư đột biến nên rủi ro sẽ không cao. Bởi lẽ, một dự án quy mô lớn thường kéo theo các nhà sản xuất vệ tinh đi cùng và tạo việc làm khá lớn cho người lao động địa phương. Tuy nhiên, nếu hoạt động của dự án đó không thuận lợi thì có khả năng sẽ kéo theo rất nhiều những dự án khác bị hệ lụy theo và lao động mất việc cao.
Hiện đầu tư của Nhật vào Việt Nam chủ yếu vào các ngành như chế tạo, phân phối bán lẻ, công nghệ thông tin (IT), tư vấn... Tuy nhiên tỷ lệ khối chế tạo năm qua tiếp tục giảm so với năm trước. Tỷ lệ ngành phân phối bán lẻ, IT, tư vấn tăng nhẹ so với năm trước. Ngoài ra, số dự án đầu tư cho ngành khách sạn, ăn uống tăng do ảnh hưởng của việc nới lỏng quy chế đầu tư nước ngoài đối với ngành này từ năm 2015. Một điểm đáng chú ý theo ông Hirotaka đó là đầu tư của Nhật Bản có chiều hướng gia tăng trong lĩnh vực nông nghiệp. |
Quốc Hùng
The SaigonTimes
23/02/2016
Trích từ: "http://www.thesaigontimes.vn/142635/Gan-hai-phan-ba-DN-Nhat-muon-mo-rong-dau-tu-o-VN.html"